Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Unicode Times font

 

NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC
THE ART OF HAPPINESS

Tác Giả: ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA và Bác Sĩ HOWARD C. CUTLER
Dịch Giả: Tỳ kheo THÍCH TÂM QUANG


PHẦN III

CẢI ĐỔI SỰ KHỔ ĐAU
(tiếp theo)

-ooOoo-

CHƯƠNG 10

CHUYỂN ĐỔI CÁCH NHÌN

Ngày xưa có một đệ tử của một triết gia Hy Lạp được sư phụ ra lệnh trong ba năm cho tiền bất cứ người nào chửi mình. Khi thời gian thử thách này trôi qua, vị sư phụ nói với ông, "Bây giờ con có thể đến thành Athens để học về sự thông thái". Khi người đệ tử vào thành Athens, ông gặp một người thông thái ngồi tại cổng thành và chửi tất cả mọi người đi qua. ông ta cũng chửi luôn người đệ tử, khiến người đệ tử bật cười. "Tại sao ông cười khi tôi chửi ông?" người thông thái hỏi. Người đệ tử trả lời, "vì lẽ trong ba năm trời, tôi đã phải trả tiền cho ai chửi tôi, nay ông chửi tôi mà tôi không phải trả tiền". Người thông thái nói, "Vào thành đi, tất cả là của ông đó".

Những cha cố Sa Mạc thế kỷ thứ tư, một loạt những người lập dị, rút vào vùng Sa Mạc Scete, hy sinh suốt đời, cầu nguyện, dạy câu chuyện này để minh họa giá trị của khổ đau và gian khổ. Tuy nhiên không phải chỉ có gian khổ không thôi, nó mở cửa "thành phố trí tuệ" cho người đệ tử. Nhân tố chính khiến cho người đệ tử có thể đối trị hiệu quả với tình thế khó khăn là khả năng chuyển đổi cách nhìn, nhìn tình hình từ một điểm thuận lợi khác. "Khả năng chuyển đổi cách nhìn có thể là một trong những công cụ mạnh và hữu hiệu nhất mà ta có để đối phó với vấn đề cuộc sống hàng ngày". Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích.

Khả năng nhìn vào các sự việc từ những khía cạnh khác rất ích lợi. Khi thực hành điều này, ta có thể sử dụng một số kinh nghiệm, một số sự việc bi thảm, để phát triển sự bình tĩnh của tâm. Ta phải nhận thức được rằng mỗi hiện tượng, mỗi sự việc, có những khía cạnh khác nhau. Mọi sự có tính chất tương đối. Thí dụ, trường hợp của tôi, tôi mất nước. Từ quan điểm ấy điều đó thật là bi thảm- thậm chí còn có những điều tệ hại hơn nữa. Sự tàn phá đang xẩy ra trên đất nước chúng tôi. Tình hình rất tiêu cực. Nhưng nếu tôi nhìn vào cùng một sự việc dưới một góc độ khác, tôi nhận thức được rằng là một người tị nạn, tôi có một cách nhìn khác. Với tư cách là người tị nạn tôi không cần phải có thủ tục, nghi lễ, và nghi thức ngoại giao. Nếu mọi thứ vẫn vậy, nếu mọi thứ đều tốt đẹp, rồi thì nhiều lúc bạn chỉ giả bộ, bạn đòi hỏi. Nhưng khi bạn phải trải qua những tình huống tuyệt vọng, đâu có thì giờ mà đòi hỏi. Cho nên từ góc độ đó, kinh nghiệm bi thảm này rất hữu ích cho tôi. Ngoài ra vì là người tị nạn nên nó tạo rất nhiều cơ hội cho tôi gặp được nhiều người. Những người từ những truyền thống tôn giáo khác nhau, từ những tầng lớp xã hội khác nhau, những người lẽ ra tôi không thể gặp được nếu tôi vẫn ở trong nước. Cho nên theo ý nghĩa ấy điều đó rất ích lợi, rất ích lợi. "Dường như là khi vấn đề phát sinh, cách nhìn của chúng ta trở thành thiển cận. Tất cả sự quan tâm của chúng ta đều nhằm vào lo nghĩ về vấn đề, và chúng ta có ý nghĩ là chỉ mình chúng ta gặp phải khó khăn này. Điều này hình như có thể dẫn đến sự quan tâm quá mức cho bản thân làm cho vấn đề dường như rất nặng nề. Khi điều này xẩy ra, tôi nghĩ là nhìn sự việc bằng một nhãn quan rộng hơn nhất định có ích - chẳng hạn, nhận thức được rằng có nhiều người đã trải qua những kinh nghiệm tương tự, thậm chí còn tệ hơn nữa. Tập thay đổi cách nhìn có thể giúp ích trong một số bệnh tật hay khi đau đớn. Vào lúc đau đớn phát sinh, đương nhiên lúc đó rất khó khăn, tập hành thiền qui củ để lắng đọng tâm Nhưng nếu bạn có thể so sánh, nhìn tình thế của bạn dưới một khía cạnh khác, bằng cách nào đó việc này. Nếu bạn chỉ nhìn vào một sự việc, thì nó có vẻ càng ngày càng to hơn. Nếu bạn tập trung quá gần, quá mạnh vào một vấn đề khi nó xẩy ra, thì dường như là không thể kiềm chế nổi. Nhưng nếu bạn so sánh sự việc đó với một sự việc lớn hơn nào đó, nhìn vào cùng một vấn đề từ một tầm xa, thì dường như nó nhỏ lại và không quá lớn."

Ngay trước một cuộc đàm thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi tình cờ gặp viên quản lý một trung tâm mà tôi từng làm việc. Trong nhiệm kỳ ở cơ sở đó, tôi cãi lộn với ông nhiều lần vì lẽ tôi tin là ông ta đã dàn xếp việc trông nom bệnh nhân để lấy tiền. Khá lâu tôi dã không gặp ông ta một thời gian, nhưng ngay khi tôi gặp ông, chúng tôi tuôn ra hàng tràng lý lẽ và tôi cảm thấy cơn tức và căm ghét trào lên trong tôi. Vào lúc tôi được đưa vào phòng khách sạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho cuộc thảo luận vào chiều hôm đó, tôi bình tĩnh lại, nhưng vẫn cảm thấy một chút khó chịu.

Tôi bắt đầu, "Hãy nói về một người nào đó làm người ta tức giận. Phản ứng tự nhiên của người ta là bị xúc phạm, phản úng tức khắc là giận dữ. Nhưng trong nhiều trường hợp, không phải chỉ là vấn đề tức giận ngay lúc bị xúc phạm. Sau này người ta có thể nghĩ đến sự việc này, thậm chí rất lâu sau này, và mỗi khi nghĩ đến,thì giận dữ và cứ như thế mỗi lần. Làm sao Ngài có thể đối trị với loại tình thế như vậy?"

Đức Đạt Lai Lạt Ma gật đầu một cách tư lự, rồi nhìn tôi. Tôi băn khoăn không biết Ngài có cảm thấy tôi không đưa ra đề tài này vì lý do học thuyết thuần túy hay không.

Ngài nói, "Nếu bạn nhìn vào một góc độ khác thì chắc chắn việc làm cho bạn tức giận có nhiều khía cạnh tích cực, phẩm chất tích cực. Nếu bạn xem xét một cách cẩn trọng, bạn sẽ thấy hành động làm bạn tức giận, cho bạn một số cơ hội, một cái gì đó lẽ ra không thể có được về mặt khác, ngay từ quan điểm của bạn. Vậy bằng nỗ lực, bạn có thể thấy nhiều góc độ khác nhau đối với một sự việc. Điều này sẽ giúp ích cho bạn." "Nhưng Ngài nghĩ sao nếu Ngài tìm kiếm những khía cách tích cực của một người hay sự việc mà không thấy gì cả?"

"Ở đây, tôi nghĩ rằng xử trí một tình huống, bạn cần phải có một số cố gắng. Hãy dành thì giờ nghiêm chỉnh tìm kiếm một cách nhìn khác về tình huống đó. Không chỉ trên bề mặt mà thật thẳng thắn và minh bạch.Bạn cần phải sử dụng tất cả lập luận của bạn và nhìn vào tình huống càng khách quan càng tốt. Chẳng hạn, bạn phải suy nghĩ trên thực tế là bạn có thực sự giận dữ một người nào đó mà bạn cho rằng họ có tính tiêu cực 100 phần trăm. Cũng giống như khi bạn bị một người nào đó lôi cuốn mạnh mẽ thường có khuynh hướng cho những người này có tính tích cực 100 phần trăm. Nhưng sự nhận thức này không phù hợp với thực tế. Nếu bạn thấy người bạn của quá tuyệt vời, người đó định làm hại bạn trên một phương diện nào đó, đột nhiên bạn sẽ nhận thức sâu sắc là những người ấy không có đức tính tốt 100 phần trăm. Cũng giống như vậy, nếu kẻ thù của bạn, người mà bạn ghét, thành thực xin được bạn tha thứ và tiếp tục tỏ ý tốt với bạn, bạn không thể nào tiếp tục cho rằng những người này là xấu. 100 phần trăm Vậy nên, dù khi bạn giận dữ ai, bạn có thể cảm thấy rằng người ấy không có tính tích cực thì sự thực là không ai xấu 100 phần trăm. Họ cũng có những tính tốt nếu bạn điều tra đủ. Cho nên, khuynh hướng nhìn người hoàn toàn tiêu cực là do nhận thức của riêng bạn căn cứ vào sự đoán định tinh thần của riêng bạn, chứ không phải là bản chất thực sự của cá nhân ấy.

"Cũng vậy, một tình huống lúc đầu bạn nhận thức là tiêu cực 100 phần trăm, có thể có những khía cạnh tích cực. Nhưng tôi nghĩ rằng dù bạn có khám phá ra một khía cạnh tích cực trước một tình huống xấu, chỉ có thế thôi vẫn chưa đủ. Bạn còn cần phải củng cố ý niệm ấy. Cho nên bạn cần phải nhắc nhở mình về khía cạnh tích cực ấy nhiều lần, cho đến khi cảm nghĩ của bạn thay đổi.

Nói chung, một khi bạn đã rơi vào tình huống khó khăn, không thể thay đổi thái độ bằng cách thực hiện môt suy xét đặc biệt một hay hai lần. Đúng hơn là phài qua một tiến trình học hỏi, rèn luyện, và làm quen với những quan điểm mới giúp bạn có thể đối trị với khó khăn."

Đức Đạt Lai Lạt Ma suy nghĩ hồi lâu, giữ vững lập trường thực dụng thường lệ của Ngài, Ngài nói thêm, "Tuy nhiên nếu bất chấp những cố gắng của bạn, bạn không tìm được những khía cạnh hay cách nhìn tích cực trước hành động của ai đó, thì lúc này con đường hành động tốt nhất là hãy cố gắng quên nó đi." Thôi thúc trước lời nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tối khuya hôm đó, tôi có gắng khám phá ra một số "góc độ tích cực" của viên quản lý, những khía cạnh mà ông ta không phải là xấu 100 phần. Điều đó không khó; tôi biết ông là một người cha rất thương con, chẳng hạn, ông cố gắng hết sức nuôi nâng con cái. Và tôi phải công nhận việc cãi lộn với ông cuối cùng đã đem lợi ích cho tôi - chúng là phương tiện để tôi quyết định bỏ không làm việc tại cơ sở này nữa và cuối cùng dẫn tôi đến một công việc vừa ý hơn. Trong khi những suy ngẫm này không ngay lập tức dẫn đến sự ưa thích người đàn ông này, nhưng chắc chắn chúng đã làm cho tôi mất đi một số cảm nghĩ căm ghét bằng chỉ một chút cố gắng. Trong chốc lát, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một bài học còn sâu sắc hơn: Cách thay đổi hoàn toàn thái độ thù nghịch với kẻ thù và biết cách quý mến kẻ thù.

CÁCH NHÌN MỚI VỀ KẺ THÙ

Phương pháp chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma để thay đổi thái độ đối với kẻ thù liên quan đến sự phân tách có hệ thống và hợp lý về phản ứng thông thường của chúng ta với những kẻ làm hại chúng ta. Ngài giảng giải:

"Trước nhất hãy nhận xét thái độ đặc trưng đối với địch thủ. Nói chung, đương nhiên, chúng ta không mong muốn những điều tốt đẹp cho kẻ địch. Nhưng dù kẻ địch không vui do những hành động của bạn, thì ở đây bạn có gì vui vẻ chứ? Nếu bạn suy nghĩ cẩn trọng, làm sao có cái gì bất hạnh hơn thế? Mang gánh nặng của cảm nghĩ thù nghịch và ác ý. Và bạn thực ra có muốn như vậy không?

"Nếu bạn trả thù kẻ địch thì hình như chỉ tạo vòng lẩn quẩn tội ác. Nếu bạn trả đũa người kia sẽ không nhận điều đó - họ sẽ trả đũa, rồi bạn sẽ làm thế nữa, và cứ thế tiếp tục. Và đặc biệt khi điều này xẩy ra ở mức cộng đồng, nó sẽ tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Kết quả lả cả hai phía đều khổ đau. Rồi thì toàn bộ mục đích cuộc sống trở thành hỏng. Bạn có thể nhìn thấy điều này trong trại tị nạn, nơi đây sân hận được nuôi dưỡng giữa nhóm này với nhóm kia. Nó xẩy ra từ khi còn thơ ấu. Điều đó thật tệ hại. Cho nên, giận dữ và sân hận giống như luỡi câu của người câu cá. Hết sức quan trọng cho chúng ta là không được dể mắc vào lưỡi câu ấy.

"Hiện nay, nột số người coi căm thù mãnh liệt là tốt cho quyền lợi quốc gia. Tôi nghĩ điều này là tiêu cực. Rất thiển cận. Chống lại lối suy nghĩ này là cơ sở của tinh thần bất bạo động và hiểu biết."

Vì đã không chấp nhận thái độ đặc trưng của chúng ta đối với kẻ thù, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đưa ra một cách nhìn khác đối với kẻ địch, một nhãn quan mới có thể có một tác động cách mạng trong đời sống của ta. Ngài giảng giải:

Thường thường trong Phật Giáo người ta chú ý nhiều đến thái độ đối với địch thủ hay kẻ thù. Đó là vì sân hận là chướng ngại vật lớn nhất cho việc phát triển từ bi và hạnh phúc. Nếu bạn có thể học cách phát triển kiên nhẫn và khoan dung đối với kẻ thù của bạn, thì mọi sự sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều - lòng từ bi của bạn đối với người khác bắt đầu tuôn chảy tự nhiên.

Vì vậy, đối với người tu tập tinh thần, kẻ thù đóng một vai trò thiết yếu. Như tôi biết từ bi là cốt tủy đời sống tinh thần. Để bạn có thể hoàn toàn thành công trong việc thực hành tình thương và từ bi, sự tu tập về nhẫn nại và khoan dung là rất cần thiết. Không có tính dũng cảm chịu đựng tương tự với nhẫn nại, thì cũng giống như không có tai họa nào tồi tệ hơn sân hận, Cho nên, ta phải hết sức cố gắng không nuôi dưỡng sân hận với kẻ thù, mà tốt hơn là dùng cuộc đấu trí ấy làm cơ hội nâng cao sự tu tập về nhẫn nại và khoan dung.

Thật ra, kẻ thù là điều kiện cần thiết để thực hành nhẫn nại.

Không có hành động của kẻ thù thì không thể có khả năng thành công về nhẫn nại và khoan dung. Bạn bè chúng ta thuờng không thử thách và cho chúng ta cơ hội trau dồi nhẫn nại, chỉ có kẻ thù của chúng ta mới cho chúng ta cơ hội. Cho nên, từ lập trường ấy, chúng ta có thể coi kẻ thù của chúng ta là những người thầy lớn và tôn kính họ đã cho chúng ta cơ hội quý báu tu tập nhẫn nại.

"Ngày nay, có rất nhiều người trên thế giới, nhưng chúng ta tương tác với khá ít người, và thậm chí lại càng ít người gây khó khăn cho chúng ta. Cho nên khi bạn có dịp may để thực hành nhẫn nại và khoan dung, bạn nên đối xử với lòng biết ơn. Thật là hiếm có. Chẳng khác gì bỗng nhiên tìm ra được kho báu trong nhà bạn, bạn nên vui vẻ và biết ơn kẻ thù đã cho bạn cơ hội quý báu. Vì lẽ nếu bạn chưa bao giờ thành công trong việc tu tập nhẫn nại và khoan dung, chúng là những nhân tố chủ yếu để chống lại cảm xúc tiêu cực, thì cũng là do sự phối hợp những nỗ lực của chính bạn và cơ hội mà kẻ thù mang lại.

"Đương nhiên, ta vẫn còn cảm thấy, "Tại sao tôi phải tôn kính kẻ thù của tôi, hay thừa nhận sự đóng góp của họ, vì kẻ thù không có ý muốn cho tôi cơ hội quý báu để tu tập nhẫn nại, không có ý muốn giúp đỡ tôi? Và không những họ không mong muốn hay có ý định giúp tôi, nhưng họ còn có chủ ý hiểm độc làm hại tôi! Cho nên đúng ra là phải căm ghét họ - họ nhất định không đáng được kính trọng". Thực tế là có tâm trạng sân hận ở phía kẻ thù, ý đồ muốn hại chúng ta, biến hành động của kẻ thù trở thành duy nhất. Mặt khác, nếu điều đó chỉ đúng là một hành động làm hại chúng ta, thì chúng ta phải căm ghét các bác sĩ và coi họ là kẻ thù vì thỉnh thoảng họ đã áp dụng các phương pháp đau đớn như phẫu thuật Nhưng dầu vậy chúng ta vẫn không coi những hành động đó là gây tai hại hay là những hành động của kẻ thù vì ý đồ của các bác sĩ là giúp đỡ chúng ta. Vì thế cho nên đúng là chủ ý để hại chúng ta của kẻ thù biến thành người duy nhất cho chúng ta cơ hội quý báu để tu tập nhẫn nại."

Ý kiến tôn kính kẻ thù của Đức Đạt Lai Lạt Ma vì cơ hội phát triển mà họ cung cấp có thể hơi khó chấp nhận vào lúc ban đầu. Nhưng tình trạng này cũng tương tự như người tập tạ cho thân hình mạnh khỏe và cân đối. Đương nhiên, hoạt động nhấc tạ rất khó chịu lúc đầu vì tạ nặng. Ta gắng sức, đổ mồ hôi, đấu tranh. Tuy vậy, nó đúng là một hành động tranh đấu chống lại sức kháng cự để rồi mang lại sức mạnh cho chúng ta. Chúng ta có đánh giá cao dụng cụ cử tạ tốt không phải vì bất cứ vui thích trực tiếp nào chúng cung cấp, mà là vì lợi ích cuối cùng mà ta nhận được.

Có lẽ ngay cả việc Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định về tính hiếm hoi và "tính quý giá" của kẻ thù cũng còn hơn chỉ là giải thích duy lý kỳ khôi. Khi tôi nghe bệnh nhân của tôi mô tả những khó khăn của họ với những người khác, điều này trở nên quá rõ ràng - khi sự việc đến, hầu hết mọi người không có hàng đoàn kẻ thù hay đối thủ để tranh đấu, ít nhất ỏ mức độ cá nhân. Thường thường, sự mâu thuẫn chỉ hạn chế ở một số ít người. Có thể ông chủ hay đồng nghiệp, hay người hôn phối cũ, anh chị em ruột. Từ quan điểm trên, kẻ thù thực rất hiếm - nguồn cung cấp rất giới hạn. Và đó là sự tranh đấu, một tiến trình giải quyết xung đột với kẻ thù - nhờ học hỏi, quan sát, tìm ra những cách giải quyết khác.- cuối cùng dẫn đến phát triển, hiểu biết sâu sắc, và kết quả chữa trị bằng tâm lý thành công.

Hãy tưởng tượng sẽ ra sao suốt đời nếu ta không bao giờ phải đối phó với kẻ thù, hay gặp trở ngại nào cả từ lúc nằm nôi cho đến khi xuống mồ, người nào gặp cũng nuông chiều chúng ta, ủng hộ ta, nuôi dưỡng ta, (cho chúng ta đồ ăn ngon dễ tiêu), làm cho chúng ta vui bằng bộ mặt khôi hài và ấm thanh "yêu thương quyến rũ". Nếu từ khi mới sanh chúng ta được mang đi đây đó trong cái giỏ, (và sau này có lẽ trong cái kiệu) Chưa bao giờ gặp phải sự thách nào, chưabao giờ bị thử thách - nói tóm lại, nếu mọi người tiếp tục coi chúng ta như trẻ nhỏ. Điều đó lúc đầu có vẻ tốt. Trong mấy tháng đầu của cuộc đời có thể là thích đáng. Nhưng nếu cứ tiếp tục triền miên như thế thì nó chỉ đi đến chế hồ như trở thành một loại của một khối sền sệt, một loại quái đản thực sự - với sự phát triển tinh thần và xúc cảm của miếng thịt bê con. Chính sự tranh đấu của đời sống làm cho ta thành người. Và do đó chính các kẻ thù của chúng ta thử thách chúng ta, cho chúng ta sức kháng cự cần thiết để phát triển.

THÁI ĐỘ NHƯ THẾ CÓ THỰC TIỄN KHÔNG?

Thực hành cách tiếp cận những vấn đề của chúng ta một cách hữu lý và học cách suy xét về những khó khăn hay về kẻ thù từ những cách nhìn khác dường như là một công cuộc theo đuổi đáng giá, nhưng tôi băn khoăn không hiểu đến một mức độ nào thì điều này có thể thực sự mang đến sự thay đổi cơ bản về thái độ. Tôi nhớ có một lần đọc tài liệu về một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về việc tu tập tinh thần hàng ngày của Ngài là tụng kinh, tụng tám câu kệ nói về huân luyện tâm, viết vào thế kỷ thứ Mười Một của Langri Thangpa, một vị thánh người Tây Tạng. Trong đó có những câu như sau:

Bất cứ lúc nào kết giao với ai, cầu mong tôi sẽ tự cho mình là người thấp nhất và coi người kia là cao thượng nhất trong thấm tâm tôi ..

Khi tôi thấy những chúng sanh bản chất ác độc, bị thúc ép bởi tội lỗi hung bạo và ưu phiền, cầu mong tôi được coi họ như những người hiếm có này là thân thiết như thể tôi tìm được một kho báu quý giá.

Khi những người khác, vì đố kị, đối xử xấu với tôi, sỉ nhục, phỉ báng tôi và những điều tương tự, cầu mong tôi chịu thua và xin để cho họ chiến thắng. ... Khi người mà tôi được lợi lạc với niềm hy vọng lớn lao, làm cho tôi hết sức đau đớn, xin cho tôi được coi người ấy như Vị Giáo Chủ tối thượng của tôi!...;

Tóm lại, xin cho tôi được trực tiếp hay gián tiếp đem lợi ich và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, và xin cho tôi được ấm thầm chịu đựng điều tai hại và khổ đau của tất cả chúng sanh.

Sau khi đọc các câu trên, tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, "Tôi biết Ngài suy ngẫm nhiều về lời cầu nguyện này, nhưng thực sự Ngài có nghĩ rằng ngày nay có thể áp dụng được không? Ý tôi muốn nói là bài kệ đó đã được viết bởi một nhà sư sống trong tu viện - ở nơi mà việc xấu nhất có thể xẩy ra là có người kháo chuyện về Ngài hoặc nói dối về Ngài hay có thể thỉnh thoảng là một đòn mạnh hay vỗ mặt. Trong trường hợp ấy, có thể là dễ dàng "dâng chiến thắng" cho họ- nhưng xã hội ngày nay, điều tai hại hay đối xử xấu mà ta nhận được từ những người khác gồm có nào là hiếp dấm, hành hạ, giết người vân vân... Từ quan điểm ấy, thái độ trong lời cầu nguyện ấy dường như thực không thể áp dụng được." Tôi cảm thấy một chút tự mãn, vì đã có nhận xét mà tôi nghĩ khá xác đáng, một nhận xét thông minh lắm..

Đức Đạt Lai Lạt Ma im lặng hồi lâu, Ngài nhíu mày suy nghĩ, Ngài nói, "Có thể có một điều gì đó trong cái mà ông vừa nói". Rồi Ngài tiếp tục thảo luận các trường hợp cần sửa đổi lại thái độ cần phải có biện pháp đối phó mạnh trước sự gây hân của của người khác nhằm ngăn chặn điều tổn hại cho mình hoặc người khác.

Tôi đã suy tư về cuộc đàm thoại với Ngài vào buổi tối hôm đó rất khuya. Hai Hai vấn đề nổi lên một cách rõ ràng. Trước tiên, điều làm tôi chú ý là Ngài sẵn sàng lạ thường khi tìm một cái nhìn mới về niềm tin và sự tu tập riêng Ngài - trong trường hợp này, chứng tỏ Ngài sẵn lòng đánh giá lại lời cầu kinh đã được ấp ủ trong lòng chắc chắn đã sống với Ngài qua nhiều năm tu tập. Vân đề thứ hai là ít truyền cảm hơn. Tôi đã khắc phục được ý nghĩa kiêu ngạo của riêng tôi.! Tôi chợt nghĩ là tôi đã gợi ý với Ngài là lời cầu nguyện có thể không thích hợp vì nó không theo kịp được với thực tế phũ phàng của thế giới ngày nay. Nhưng chẳng phải đến sau này tôi mới nghĩ về người tôi đang nói chuyên với - một người đã hoàn toàn mất nước do sự xâm lăng tàn bạo nhất trong lịch sử. Một người đã phải sống lưu vong trong gần bốn thập niên trong khi cả nước đặt niềm hy vọng và mơ ước tự do vào người ấy. Một người có tinh thần trách nhiệm sâu sắc, với tâm lòng từ bi, lắng nghe dòng người tị nạn luôn kể những chuyện giết chóc, hãm hiếp, tra tân, và triệt hạ phẩm giá của người dân Tây Tạng bởi người Trung Hoa. Hơn một lần tôi đã nhìn thấy vẻ quan ngại mênh mang và nỗi buồn trên nét mặt của Ngài khi nghe những chuyện như thế được kể lại bởi những người đã đi bộ vượt dãy Hi Mã Lạp Sơn (vượt núi băng rừng trong một cuộc hành trình hai năm), chỉ để thoáng nhìn thấy Ngài. Và những chuyện nhu vậy không phải chỉ có tính chất bạo lực vật chất không thôi. Thường, những chuyện này nhắc đến ý đồ phá hoại tinh thần người dân Tây Tạng. Một người tị nạn Tây Tạng từng kể cho tôi nghe về "trường học" Trung Hoa mà anh ta bị bắt buộc theo học lúc con nhỏ lớn lên tại Tây Tạng. Buổi sáng dành cho việc truyền bá và nghiên cứu cuốn "sách đỏ" của Mao Trạch Đông. Buổi chiều dành để báo cáo các công việc được phân công làm ở nhà." Bài tập về nhà" thường được chế ra nhằm thủ tiêu tinh thần Phật Giáo vốn đã đã ăn sâu trong lòng người Tây Tạng. Thí dụ, biết người Phật Giáo cấm sát sinh và có niềm tin là mỗi sinh vật đều là "sinh vật hữu tình" quý giá như nhau, một thầy giáo đã phân công cho học trò nhiệm vụ phải giết một loại gì đó và phải mang đến trường ngày hôm sau. Học sinh được chấm điểm. Mỗi con vật chết được cho giá trị điểm nào đó - con ruồi một điểm, con sâu - hai điểm, con chuột năm điểm, con mèo - mười điểm - vân vân.(Khi tôi kể chuyện này với một người bạn mới đây, người bạn tôi đã lắc đầu với vẻ ghê tởm và trầm ngâm nói một mình." Tôi không biết học sinh được bao nhiêu điểm khi người học sinh giết cả thầy giáo khốn nạn này!")

Nhờ sự tu tập tinh thần như việc tụng 8 câu kệ về việc huân luyện tâm, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có thể đi đến chấp nhận thực tại của tình hình nhưng vẫn tiếp tục tích cực vận động tự do và nhân quyền cho Tây Tạng trong 40 năm. Đồng thời Ngài vẫn giữ một thái độ nhún nhường và từ bi với người Trung Hoa, điều đó đã truyền cảm cho hàng triệu người trên thế giới. Và nơi đây tôi đưa ra ý kiến là lời cầu nguyện ấy có thể không thích hợp với những "thực tại" của thế giới ngày nay. Tôi vẫn còn đầy lúng túng mỗi khi nghĩ đến cuộc đàm thoại này.

KHÁM PHÁ NHỮNG CÁCH NHÌN MỚI

Cố gắng áp dụng phương pháp thay đổi cách nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi tình cờ bát gặp một kỹ thuật khác vào một buổi chiều. Trong thời gian sửa soạn cho tác phẩm này, tôi có tham dự một vài buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại bờ biển Miền Đông. Trở về nhà tôi đi bằng chuyến bay bay thẳng vể Phoenix. Như thường lệ, tôi lấy chỗ ngồi cạnh lối đi Mặc dầu mới tham dụ buổi học tập về tinh thần, nhưng tôi ở tronmg tâm trạng khá kỳ cục khi bước vào máy bay đã đầy người. Tôiphát hiện chỗ ngồi của tôi lại ở hàng ghế ở giữa - kẹp giữa một người đàn ông với khổ người to lớn có thói quen phiền toái là để cánh tay to sụ vào thành ghế của tôi và một thiếu phụ trung niên mà mới trông tôi đã không thích ngay vì bà ta đã chiếm chỗ ngồi bên cạnh lối đi của tôi. Có một điều gì nơi thiếu phụ này thực ra đã làm tôi khó chịu- giọng nói bà ta quá the thé, điệu bộ quá hống hách, tôi không chắc chắn lắm. Ngay sau khi máy bay cất cánh, bà ta bắt đầu chuyện trò không ngớt với người đàn ông ngồi dãy ghế đằng trước. Người đàn ông này hóa ra là chồng bà, và tôi đã lịch sự đề nghị đổi chỗ cho ông ta. Nhưng cả hai đều không chịu vì cả hai muốn ngồi hàng ghế bên cạnh lối đi Tôi càng trở nên khó chịu. Hoàn cảnh ngổi năm tiếng liền bên cạnh người đàn bà này dường như không chịu đựng nổi.

Nhận ra là tôi phản ứng quá mạnh với một người đàn bà mà tôi chưa từng biết, tôi quyết định là phải có "sự chuyển đổi" - theo tiềm thức hẳn là bà đã nhắc tôi nhớ đến một người nào đó trong lúc tôi còn thơ ấu - cảm giác hờn ghét - hướng về mẹ tôi vẫn chưa được giải đáp hay lắm hoặc một điều gì đó. Tôi cố tìm kiếm trong óc nhưng không thể tìm ra được ứng viên thích hợp - bà ta không nhắc cho tôi tìm được ai trong quá khứ.

Tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để thực hành việc phát triển lòng nhẫn nại. Cho nên, tôi bắt đầu thực hành kỹ thuật mường tượng kẻ thù của tôi ngồi trên ghế bên cạnh lối đi như một ân nhân quí mến, được đặt cạnh tôi để dạy tôi nhẫn nại và khoan dung. Tôi hình dung chuyện này thật ngon với một nhiệt tình- xét cho cùng, khi kẻ thù' biến mất bạn không thể có gì nhẹ người hơn được- tôi mới gặp người phụ nữ này và bà ta cũng chưa làm gì hại tôi cả. Sau khoảng 20 phút, tôi đầu hàng- bà vẫn làm tôi khó chịu! tôi cam phận bực bội trong phần còn lại của cuộc hành trình. Hờn dỗi, tôi nhìn trừng trừng vào tay của bà ta đang ngấm ngầm xâm phạm trên thành ghế của tôi. Tôi ghét mọi thứ về thiếu phụ này. Tôi lơ đãng nhìn chằm chằm vào móng ngón tay cái của bà thì chợt nghĩ là :. Phải chăng tôi ghét móng ngón tay cái này? Không thực đúng. Móng tay ấy cũng bình thường thôi. Không có gì đặc biệt. Tiếp đến tôi liếc nhanh vào mắt bà và tụ hỏi.: Phải chăng thực sự tôi ghét con mắt ấy? Vâng, tôi đã ghét (Đương nhiên, không có lý do xác đáng- l một hình thái ghét bỏ thuần túy). Tôi nhắm vào gần hơn nữa. Phải chăng tôi ghét cái con ngươi ấy? Không. Phải chăng tôi ghét cái giác mạc, cái tròng mắt, hay cái màng cứng mắt ấy. Không, phải chăng thực sự tôi ghét con mắt ấy? tôi phải thừa nhận là không. Tôi cảm thấy đang ở trên cái gì đó. Tôi chuyển tới đốt ngón tay, ngón tay, hàm, và khuỷu tay. Với một sự ngạc nhiên, tôi nhận ra có những chỗ của người đàn bà ấy tôi không ghét. Tập trung vào chi tiết, vào những đặc diểm, thay vì tổng quát quá mức, dẫn đến một sự thay đổi tinh tế trong tâm, một sự mềm lòng Sự thay đổi cách nhìn xé tan thành kiến lúc đầu của tôi, đủ phóng khoáng cho tôi thấy bà ta chỉ là một chúng sinh bình thường khác. Khi tôi nghĩ như vậy, thì đột nhiên bà quay sang với tôi và trò chuyện. Tôi không nhớ đã nói những chuyện gì- hầu hết là chuyện phiếm- nhưng khi chuyến bay kết thúc, giận hờn và khó chịu của tôi đã tiêu tan. Cứ cho là như vậy, bà tuy không phải là người bạn mới tốt nhất của tôi, song bà cũng không còn là con người tội lỗi chiếm ghế bên cạnh lối đi của tôi- bà chỉ là một chúng sinh khác, giống như tôi, bà đi vào dòng đời với khả năng tốt nhất của bà.

TÂM TRÍ UYỂN CHUYỂN

Khả năng cách nhìn, khả năng xem xét khó khăn của mình từ những góc độ khác, được nuôi dưỡng bởi đắc tính uyển chuyển của tâm. Lợi ích tột bậc của một tâm trí uyển chuyển là nó cho phép chúng ta nhìn bao quát tất cả đời sống- để sống một cách trọn vẹn và có nhân tính. Sau một buổi thuyết giảng dài trước công chúng tại Tucson vào một buổi chiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma quay về khách sạn. Trong khi Ngài chậm rãi bước về phòng, một giải mấy đỏ tía giăng mắc bầu trời, thu ánh sáng chiều tà và làm nổi bật hẳn lên dãy núi Catalina, toàn thể được tô điểm bằng gam màu tía mênh mang. Ấn tượng thật hùng vĩ. Không khí ấm áp, đầy hương thơm của cấy cối sa mạc, của cấy xô thơm, ngọn gió hiu hiu thổi, mang hơi ẩm, báo hiệu hẹn cơn bão Sonoran đang thả sức tung hoành. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngừng lại. Ngài lặng lẽ quan sát phía chân trời hồi lâu, ngắm nhìn toàn cảnh, và cuối cùng bình luận về cái đẹp của cảnh tượng. Ngài bước đi vài bước rồi lại ngừng lại, khom mình ngắm một nụ hoa oải hương nhỏ xíu trên cấy nhỏ. Ngài nhẹ nhàng mơn trớn nụ hoa, chú ý đến hình thức mảnh mai của nó, băn khoăn thành tiếng về tên của cấy này. Điều làm tôi chú ý là khả năng hoạt động của Ngài. Nhận thức của Ngài hình như hành động quá dễ dàng từ ngắm nhìn trọn vẹn phong cảnh tới cái tập trung vào một nụ hoa nhỏ bé, một sự thưởng thức đồng thời tổng thể khung cảnh cũng như chi tiết nhỏ nhất. Một khả năng bao trùm tất cả những khía cạnh và toàn bộ các lĩnh vực của cuộc sống.

Mỗi người trong chúng ta đều có thể mở mang sự uyển chuyển giống như vậy trong tâm. Điều đó xẩy ra ít ra cũng ở một chừng mực nào đó trực tiếp do những nỗ lực bằng cách mở rộng cách nhìn và cố gắng thận trọng trên những quan điểm mới. Kết quả cuối cùng là sự tỉnh thức đồng thời về một bức tranh lớn cũng như hoàn cảnh cá nhân chúng ta. Quan điểm kép này, cùng một lúc nhìn vào "Thế Giới Lớn" và "Thế Giới Nhỏ " của chúng ta hồ như có thể thực hiện chức năng phân loại giúp chúng ta phân biệt cái gì là quan trọng, cái gì là không quan trọng trong cuộc sống.

Chính trường hợp của tôi, chỉ cần một ít thúc đẩy của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quá trình các cuộc đàm thoại với Ngài, trước khi tôi bắt đầu phá vỡ được cách nhìn hạn chế của tôi. Do bản tính và huân luyện, tôi thường hay giải quyết giải quyết các vấn đề trên lập trường có động lực cá nbân - tiến trình tâm lý chỉ diễn ra trong địa hạt tâm. Cách nhìn vào xã hội học hay chính trị chưa bao giờ thu hút tôi quan tâm nhiều. Trong một cuộc đàm luận với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi bắt đầu hỏi Ngài về ý nghĩa quan trọng của việc đạt được một tầm nhìn rộng lớn hơn.Vì đã uống một vài tách cà phê trước đó, cuộc đàm thoại của tôi bắt đầu trở nên sôi nổi, và tôi bắt đầu nói đến khả năng thay đổi cách nhìn như một tiến trình nội tâm, một cuộc theo đuổi đơn độc, chỉ căn cứ trên quyết định có ý thức của cá nhân để tiếp nhận quan niệm khác. Giữa lúc lúc đàm luận về tinh thần, Đức Đạt Lai Lạt Ma dứt khoát ngắt lời tôi và nhắc nhở tôi, "Khi bạn nói về việc áp dụng một tầm nhìn rộng lớn hơn, điều này gồm có cả sự làm việc hợp tác với người khác. Khi bạn có những khủng hoảng có tính cách toàn cầu chẳng hạn, nhu môi sinh hay những vấn đề về cơ cấu kinh tế hiện đại, điều này đòi hỏi một nỗ lực phối hợp giữa nhiều người, với một tinh thần trách nhiệm và cam kết. Điều này bao trùm nhiều hơn một cá nhân hay một vấn đề riêng tư".

Tôi khó chịu vì Ngài đã chuyển sang đề tài có tính cách thế giới trong khi tôi cố gắng tập trung vào đề tài cá nhân (tôi thật ngượng ngùng mà thừa nhận, thái độ này về chính chủ đề mở rộng quan điểm )

"Nhưng tuần này, tôi nài nỉ, "trong cuộc đàm thoại của chúng ta và trong các bài giảng công cộng của Ngài, Ngài có nói nhiều đến tầm quan trọng tcủa sự đem lại thay đổi cá nhân từ bên trong, nhờ sự biến đổi bên ngoài. Chẳng hạn, Ngài có nói đến tầm quan trọng của việc phát triển lòng từ bi, lòng nhiệt tình, khắc phục giận dữ và sân hận, trau dồi nhẫn nại và khoan dung..."

"Phải, đương nhiên sự thay đổi phải do nơi cá nhân. Nhưng khi bạn tìm kiếm giải pháp cho toàn bộ các vấn đề, bạn cần có khả năng giải quyết những vấn đề ấy từ lập trường của một cá nhân cũng nhu từ mức độ xã hội nói chung. Cho nên khi bạn nói về linh động, về việc có một tầm nhìn rộng lớn hơn vân vân..., điều này đòi hỏi khả năng đề cập đến các vấn đề từ nhiều mức độ khác nhau: mức độ cá nhân, mức độ cộng đồng, và mức độ toàn cầu.

"Bây giờ, chẳng hạn, vì tại cuộc nói chuyện tại trường Đại Học tối hôm nọ, tôi nói về sự cần thiết phải giảm bớt giận dữ và sân hận nhờ sự trau dồi kiên nhẫn và khoan dung. Giảm thiểu sân hận giống như giải trừ quân bị trong nội tâm. Nhưng, tôi cũng nói rõ trong cuộc nói chuyện đó, sự giải trừ quân bị trong nội tâm phải đi đôi với sự giải trừ quân bị bên ngoài. Đó là điều rất, rất quan trọng. May mắn thay, sau khi Đế Quốc Sô Viết sụp đổ, ít nhất vào thời gian này, không còn đe dọa hủy diệt hạt nhân. Cho nên tôi nghĩ rằng, bây giờ là lúc rất tốt, một sự bắt đầu rất tốt - Chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội này! Bây giờ tôi nghĩ rằng chúng ta phải củng cố lực lượng hòa bình chân chính. Không phải là không có chiến tranh nếu vũ khí vẫn được sản xuất giống như sự răn đe vũ khí hạt nhân. Nhưng chỉ không có chiến tranh không thôi vẫn không phải là hòa bình chân chính lâu dài cho thế giới. Hòa bình phải phát triển trên sự tin cậy lẫn nhau. Và vì vũ khí là những trở ngại to lớn nhất cho việc phát triển lòng tin cậy lẫn nhau, tôi nghĩ đã đến lúc phải tính cách loại bỏ những vũ khí ấy. Điều đó rất quan trọng. Đương nhiên chúng ta không thể hoàn tất điều đó một sớm một chiều được. Tôi nghĩ rằng biện pháp thực tế là đi từng bước một. Nhưng dầu sao, tôi nghĩ chúng ta phải làm rõ mục tiêu chủ yếu của chúng ta: Toàn thể thế giới đều phải giải trừ quân bị. Cho nên ở một mức độ nào đó chúng ta nên cố gắng thực hiện sự mở mang hòa bình nội tâm, nhưng cũng đồng thời rất quan trọng là cố gắng thực hiện việc giải trù quân bị và hòa bình bên ngoài, đóng góp phần nhỏ nhoi của mình bằng bát cứ cách nào mà chúng ta có thể làm được. Đó là trách nhiệm của chúng ta."

TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC TƯ DUY LINH HOẠT

Có một mối quan hệ qua lại giữa tâm trí uyển chuyển và khả năng thay đổi cách nhìn. Một tâm trí linh hoạt uyển chuyển giúp chúng ta giải quyết vấn đề từ nhiều cách nhìn, và ngược lại, chú tâm cố gắng quan sát một cách khách quan những vấn đề từ nhiều cách nhìn hồ như có thể được xem là rèn luyện tính linh hoạt cho tâm. Trong thế giới ngày nay, cố gắng phát triển lối tư duy linh hoạt không phải chỉ là bài thực tập tự buông thả cho những người trí thức biếng nhác - Nó có thể là một vấn đề sống còn. Thậm chí trên nấc thang tiến hóa, muôn loài cũng hết sức linh động, cũng hết sức thích ứng với những thay đổi môi sinh, để tồn tại và phát triển mạnh. Cuộc sống ngày nay có đặc điểm là thay đổi bất ngờ, đột ngột, và đôi khi dữ dội. Một tâm trí uyển chuyển có thể giúp chúng ta hòa hợp với những sự thay đổi bên ngoài đang xẩy ra chung quanh chúng ta. Nó cũng có thể giúp chúng ta hòa nhập tất cả những mâu thuẫn nội tâm, tính không nhất quán và mâu thuẫn trong tư tưởng. Nếu không trau dồi tâm trí mềm dẻo, cái nhìn của chúng ta trở nên cứng nhắc và mối quan hệ của chúng ta với thế giới trở thành có đặc điểm sợ hãi. Nhưng bởi áp dụng một phương pháp linh hoạt và mềm dẻo trước cuộc sống, chúng ta có thể giữ bình tĩnh ngay cả đến khi trong những hoàn cảnh hết sức bất an và xáo trộn. Đó là nhờ nỗ lực để đạt được một tâm trí linh hoạt mà ta có thể nuôi dưỡng sức bật trong tinh thần con người.

Từ khi tôi biết Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi hết sức ngạc nhiên về mức độ linh hoạt rộng lớn của Ngài, khả năng tiếp nhận hàng loạt quan điểm.Người ta có thể cho rằng vai trò độc đáo của Ngài có thể là do hầu hết Phật Tử trên thế giới đã đặt Ngài vào một vị trí hồ như là Người Bảo Vệ Đức Tin.

Với ý định đó tôi hỏi Ngài, "Có bao giờ Ngài thấy mình quá cứng rắn trong quan điểm, hay quá hẹp hòi trong suy tư không?"

"... Ngài hắng giọng suy nghĩ hồi lâu trước khi trả lời dứt khoát."Không, tôi không nghĩ như vậy. Thực ra, là ngược lại. Đôi khi tôi quá linh động đến nỗi tôi bị buộc tội là không có đường lối kiên định." Ngài bật cười lớn.". Một người nào đó đến gặp tôi và trình bày một số ý kiến, và tôi xem lý lẽ mà họ nói rồi đồng ý, tôi thường nói với họ, "Ồ, thật tuyệt vời!". Nhưng người kế tiếp đến với tôi với quan điểm tương phản, thì tôi cũng xem vào lý do họ nói và tôi cũng đồng ý. Đôi khi vì vậy tôi bị phê bình, và phải luôn được nhắc nhở: "Chúng ta đã cam kết về đường lối hành động, vậy nên vào lúc này, hãy giữ đúng vấn đề ấy".

Từ câu nói trên không thôi, người ta có thể có cảm tưởng Đức Đạt Lai Lạt Ma không quả quyết, không có nguyên tắc chỉ đạo. Thực tế, điều đó không thể là sự thật. Rõ ràng là Đức Đạt Lai Lạt Ma có niềm tin căn bản làm nền tảng cho tất cả hành động của Ngài. Tin vào lòng tốt tiềm ẩn của tất cả loài người. Tin vào giá trị của từ bi. Một đường lối thân ái. Một ý thức con người bình đẳng với tất cả sinh vật.

Nói về tầm quan trọng của linh hoạt, mềm dẻo và thích nghi, tôi không muốn có ý đề nghị chúng ta trở nên thành người hay thay đổi ý kiến - hấp thụ bất cứ niềm tin mới nào tình cờ xuất hiện chung quanh ta vào lúc đó, thay đổi đặc tính của ta, hấp thụ một cách thụ động bất cứ khái niệm nào phơi bày trước chúng ta. Những giai đoạn sinh trưởng và phát triển cao hơn tùy thuộc vào những giá trị tiềm ẩn hướng dẫn chúng ta. Hệ thống giá trị cung cấp sự tiếp tục và gắn bó với nhau cho đời sống của chúng ta, và do đó chúng ta có thể đánh giá những kinh nghiệm của mình. Hệ thống giá trị có thể giúp chúng ta quyết định mục tiêu nào thực sự đáng giá và những theo đuổi nào là vô nghĩa.

Cấu hỏi là làm sao ta có thể kiên trì trước sau như một và duy trì toàn bộ giá trị tiềm ẩn mà vẫn giữ được linh hoạt. Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như đã đạt được điều đó trước nhất bằng cách rút gọn hệ thống niềm tin thành một ít nhân tố căn bản: 1) Tôi là một con người, 2) Tôi muốn có hạnh phúc không muốn khổ đau, 3) Những người khác, cũng giống như tôi, muốn được hạnh phúc và không muốn đau khổ. Nhân mạnh về những vấn đề chung mà Ngài chia sẻ với người khác chứ không phải những khác biệt, dẫn đến cảm tưởng liên hệ tới tất cả mọi người, và dẫn dắt Ngài tin vào từ bi và vị tha. Sử dụng cùng một cách giải quyết vấn đề này, có thể được bổ ích rất nhiều mà chỉ cần bỏ thì giờ suy nghĩ hệ thống giá trị của chính chúng ta và rút gọn chúng thành yếu tố căn bản. Chính khả năng rút gọn hệ thống giá trị của chúng ta thành những yếu tố căn bản nhất, và hướng điểm thuận lợi ấy, cho chúng ta sự tự do và linh hoạt lớn nhất để đối trị lại hàng loạt vấn đề mà ta phải đương đầu hàng ngày.

TÂM SỰ QUÂN BÌNH

Phát triển cách giải quyết linh hoạt vào cách sống không những là phương tiện giúp cho chúng ta đối phó với những vấn đề hàng ngày - mà còn trở thành nền tảng cho yếu tố chủ chốt của một đời sống hạnh phúc: sự quân bình.

Vào một buổi sáng ngồi thoải mái trên một cái ghế, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích giá trị của một đời sống quân bình.

"Cách vào đời quân bình và khéo léo, cẩn thận tránh cực đoan, trở thành một nhân tố rất quan trọng trong việc điều khiển cuộc sống hàng ngày của con người. Chẳng hạn, khi trồng một cấy non hay một loại cấy nào đó, chính giai đoạn đầu bạn phải hết sức khéo léo và nhẹ nhàng. Ẩm quá nhiều ẩm ướt sẽ làm chết cấy, quá nhiều ánh nắng cũng phá hoại cấy Quá ít cũng phá hoại cấy. Cho nên điều cần thiết là bạn phải có một môi trường quân bình thì cấy non mới lớn mạnh. Hay, để cơ thể lực, quá nhiều hay quá ít bất cứ một thứ gì cũng có thể gây hậu quả tiêu cực. Chẳng hạn, quá nhiều chất đạm tôi nghĩ cũng không tốt, quá ít cũng không tốt.

"Phương cách uyển chuyển và khéo léo, cẩn thận tránh cực đoan, áp dụng cho sự phát triển tinh thần đúng mức cũng như cảm xúc. Chẳng hạn, nếu chúng ta thấy mình trở nên cao ngạo, vênh váo ta đây quan trọng căn cứ vào những thành tựu hay đức tính có thật hoặc tưởng là thật của mình, thì thuốc giải độc là suy nghĩ nhiều hơn nữa về vấn đề và khổ đau của mình, trầm ngâm về khía cạnh bất toại nguyện của cuộc sống. Điều này sẽ giúp cho bạn hạ thấp mức độ cao ngạo của tâm, đưa bạn trở lại thực tại nhiều hơn nữa. Trái lại nếu bạn thấy suy ngẫm về bản chất bất toại nguyện của cuộc sống, khổ đau và đau đớn vân vân..., làm cho bạn không thể chịu đựng nổi bởi toàn bộ sự việc, thì lại có sự nguy hiểm đi vào cực đoan khác. Trong trường hợp này bạn có thể trở nên hoàn toàn nản chí, bát lực, chán chường và nghĩ rằng: "ôi, tôi không thể làm gì được, tôi vô giá trị. Cho nên trong những hoàn cảnh như vậy, điều quan trọng là bạn có thể nâng cao tâm bằng cách nghĩ đến những thành quả của bạn, những tiến bộ mà bạn đã đạt được từ hồi nào đến giờ, và những đức tính tích cực khác để bạn có thể nâng cao tinh thần thoát khỏi tình trạng nản chí hay mất tinh thần. Vậy điều cần thiết nơi đây hồ như là cách thức giải quyết thật quân bình và khéo léo.

"Không những cách giải quyết này hữu ích cho sức khỏe thể chất và cảm xúc, mà nó còn áp dụng cho sự phát triển tinh thần của con người, Vì chẳng hạn, truyền thống Phật Giáo có nhiều kỹ thuật và cách tu tập khác nhau. Nhưng rất quan trọng là phải thật khéo léo trong việc đem áp dụng những kỹ thuật khác nhau, và không đi đến cực đoan. Ta cũng cần phải có một cách giải quyết quân bình và khéo léo. Khi tu tập Phật Giáo, rất quan trọng là phải có một cách giải quyết phối hợp, kết hợp cả nghiên cứu và học hỏi với thực hành về tư duy sâu lắng và thiền định. Điều này rất quan trọng để không có sự bất quân bình nào giữa kiến thức trí tuệ hay lý thuyết và thực hành thực tiễn. Nếu không, sẽ có một nguy cơ quá nặng suy nghĩ bằng trí óc sẽ hủy hoại sự tu tập về suy tư nhiều hơn. Nhưng nếu quá nặng vào sự tu tập mà không có nghiên cứu sẽ hủy hoại sự hiểu biết. Cho nên phải có sự quân bình...

Sau một hồi suy nghĩ, Ngài nói thêm, " Ví vậy nói một cách khác trong việc thực hành Pháp, sự tu tập tinh thần, ở một ý nghĩa nào đó giống bộ ổn áp. Chức năng của bộ ổn áp là để ngăn ngừa đột biến điện áp giữ cho bạn nguồn điện ổn định và liên tục."

Tôi xen vào ." Ngài nhân mạnh đến sự quan trọng của việc tránh cực đoan, nhưng nếu không đi đến cực đoan thì cái gì có thể làm cho cuộc sống trở nên lý thú và có hương vị? Bằng cách tránh mọi cực đoan trong cuộc sống, bao giờ cũng chọn con đường "trung đạo" phải chăng chỉ dẫn đến một cuộc sống vô vị tẻ nhạt"

Lắc đầu Ngài trả lời "không", "tôi nghĩ bạn cần phải hiểu nguồn gốc hay cơ sở của sự hành xử cực đoan. Hãy lấy thí dụ theo đuổi của cải vật chất-nhà cửa, đồ đạc, quần áo vân vân... Một mặt, nghèo khó có thể được xem là cực đoan và chúng ta có quyền tranh đấu để vượt qua điều đó, như vậy sẽ bảo đảm sự đầy đủ vật chất của chúng ta. Mặt khác, quá xa hoa, theo đuổi của cải quá mức là một cực đoan khác. Mục đích chủ yếu của chúng ta trong việc tìm cầu nhiều của cải hơn là cảm giác thỏa mãn, cảm giác hạnh phúc. Nhưng chính là cơ sở việc tìm cầu nhiều hơn nữa là cảm tưởng không đầy đủ, cảm tưởng chưa vừa lòng. Cảm tưởng chưa vừa lòng, muốn có nhiều, nhiều hơn nữa, không phát xuất từ niềm khao khát vốn có về các đồ vật mà chúng ta tìm kiếm mà còn từ tình trạng tinh thần của chúng ta.

"Cho nên tôi nghĩ rằng khuynh hướng đi đến cực đoan thường được kích thích bởi cảm tưởng chưa vừa lòng tiềm ẩn. Và đương nhiên có những yếu tố khác nữa dẫn đến cực đoan. Nhưng tôi nghĩ rằng quan trọng là phải công nhận điều đó trong khi đi đến cực đoan dường như hấp dẫn hay hứng thú trên bề mặt, thực ra nó có thể có hại. Có nhiều thí dụ về nguy cơ đi đến cực đoan của hành xử cực đoan. Tôi nghĩ rằng bằng cách quan sát những tình huống này, bạn sẽ có thể thấy những hậu quả của việc đi đến cực đoan, là bạn, chính bạn cuối cùng sẽ đau khổ. Thí dụ, ở thế gian này, nếu chúng ta đánh cá quá mức, không để ý gì đến hậu quả về lâu dài, không có tinh thần trách nhiệm, rồi thì dẫn đến kiệt quệ số lượng cá. Hay cách hành xử về nhục dục. Đương nhiên có ham muốn tình dục về sinh học để sinh sản và vân vân..., và sự thỏa mãn đạt được từ hoạt động tình dục. Nhưng nếu hành vi tình dục trở nên cực đoan, không có trách nhiệm thích đáng, nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, lạm dụng, như lạm dụng tình dục và loạn luân."

"Ngài nói thêm vào cảm tưởng chưa vừa lòng, có thể có nhiều nhân tố khác dẫn đến cực đoan..." "Đúng, tất nhiên rồi" Ngài gật đầu.

"Ngài có thể cho một thí dụ?"

"Tôi nghĩ tư tưởng hẹp hòi có thể là một nhân tố khác dẫn đến cực đoan"

"Tư tưởng hẹp hòi trong ý nghĩa nào?

"Thí dụ đánh cá quá mức có thể dẫn đến làm kiệt quệ số lượng cá, có thể, chẳng hạn là một ví dụ về suy nghĩ hẹp hòi, trong ý nghĩa này ta chỉ nhìn vào tương lai trước mắt mà không lưu ý gì đến bức tranh rộng lớn hơn. Nơi đây ta có thể sử dụng giáo dục và kiến thức để mở rộng tầm nhìn của một người để họ trở nên ít hẹp hòi hơn về quan điểm của mình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma lấy sâu chuỗi của Ngài từ bàn kế bên, lần tràng giữa hai bàn tay khi Ngài vừa lặng lẽ ngẫm nghĩ về vấn đề đang thảo luận. Lướt nhìn vào sâu chuỗi rồi đột nhiên Ngài tiếp tục, " Tôi nghĩ có nhiều cách mà thái độ tâm địa hẹp hòi dẫn đến suy nghĩ cực đoan. Nó sinh ra vấn đề. Chẳng hạn, Tây Tạng là một quốc gia Phật Giáo từ nhiều thế kỷ. Đương nhiên điều đó dẫn đến cảm nghĩ của người Tây Tạng về Phật Giáo là một tôn giáo tốt nhất, và có khuynh hướng nghĩ rằng có lẽ tốt nhất là tất cả nhân loại trở thành Phật Tử. Ý tưởng ai cũng trở thành Phật Tử hoàn toàn là cực đoan. Và loại suy nghĩ cực đoan này gây ra vấn đề. Nhưng nay, chúng tôi bỏ Tây Tạng ra đi, chúng tôi có dịp tiếp xúc với các truyền thống tôn giáo khác và học hỏi về chúng. Điều này đưa đến gần gũi hơn trong thực tại- hiểu rằng giữa nhân loại có nhiều khuynh hướng tinh thần khác nhau. Thậm chí nếu chúng ta cố gắng làm cho toàn thể thế giới thành Phật Giáo là điều không thực tế. Nhờ sự tiếp cận với truyền thống khác, bạn nhận thức được những điều tích cực của họ. Nay, khi đối đầu với tôn giáo khác, trước tiên cảm nghĩ tích cực, cảm nghĩ thoải mái sẽ phát sinh. Chúng ta sẽ cảm thấy nếu người đó thấy truyền thống khác, thích hợp hơn, hữu hiệu hơn, thế thì điều đó là tốt! Cũng giống như đi vào một tiệm ăn- chúng ta có thể ngồi vào bàn rồi gọi các món ăn hợp với khẩu vị của chúng ta. Chúng ta có thể ăn những món ăn khác, nhưng không ai tranh luận về việc này cả!

"Cho nên, tôi nghĩ bằng cách chủ ý mở rộng tầm nhìn của chúng ta, chúng ta thường có thể khắc phục được loại suy nghĩ cực đoan dẫn đến hậu quả tiêu cực."

Bằng ý kiến này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đeo chuỗi tràng hạt vào cổ tay, thân mật vỗ vai tôi, và đứng lên chấm dứt cuộc thảo luận.

-ooOoo-

CHƯƠNG 11

TÌM Ý NGHĨA TRONG ĐAU ĐỚN VÀ KHỔ ĐAU

Victor Frankl, một thầy thuốc trị bệnh tâm thần người Do Thái bị cầm tù bởi Phát xít trong Đệ Nhị Thế Chiến, một lần đã nói ." Con người sẵn sàng và sẵn lòng gánh vác ngay bất cứ khổ đau nào miễn là nó thấy có ý nghĩa " Frankl sử dụng sự tàn bạo và vô nhân đạo của Phát Xít mà ông trải qua trong những trại tập trung để hiểu thấu đáo cách con người có thể sống sót được trước những hành động tàn ác. Quan sát kỹ những người còn sống sót và những không thoát được, ông xác định là sự sinh tồn không căn cứ vào tuổi trẻ hay sức khỏe thể chất, mà là sức mạnh bắt nguồn từ mục đích, sự khám phá ra ý nghĩa đời sống và kinh nghiệm của mình.

Tìm ra ý nghĩa trong khổ đau là một phương pháp có sức mạnh giúp ta đối đầu ngay cả trong thời gian gat go nhất trong đời sống chúng ta. Nhưng tìm ra ý nghĩa trong cái khổ đau của chúng ta không phải là một việc dễ dàng. Khổ đau dường như thường xẩy ra tình cờ vô nghĩa, và không phân biệt, không có chút ý nghĩa gì cả, chứ còn nói gì đến ý nghĩa chủ định hay tích cực. Và trong khi chúng ta đang đau đớn và khổ đau, tất cả năng lực của chúng ta đều tập trung vào việc thoát khỏi chúng. Trong những lúc khủng hoảng và bi thảm nhất, dường như không thể suy nghĩ về bất cứ ý nghĩa khả dĩ nào đàng sau cái khổ đau của chúng ta. Vào những lúc chúng ta hầu như không làm gì được ngoài chịu đựng. Thấy khổ đau vô nghĩa và bất công là lẽ tư nhiên, và thắc mắc, "Tại sao lại là tôi? Tuy vậy, may là những lúc tương đối thanh nhàn, những khoảng thời gian trước hoặc sau khi chịu đựng khổ đau dữ dội chúng ta có thể ngẫm nghĩ về khổ đau, tìm cách phát triển sự hiểu biết về ý nghĩa của nó. Thì giờ và nỗ lực, chúng ta bỏ vào việc tìm kiếm ý nghĩa trong khổ đau chúng ta sẽ được đền bù to lớn cho những lúc những điều tồi tệ bắt đầu gây khổ đau. Nhưng muốn thu hoạch những phần thưởng ấy, chúng ta phải bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa khi mọi sự diễn ra tốt đẹp. Một cấy có rễ sâu vẫn đứng vững dù bão lớn, nhưng cấy không thể phát triển kịp rễ khi bão xuất hiện ở chân trời.

Vậy nên chúng ta bắt đầu sự tìm kiếm ý nghĩa của khổ đau ở đâu. Có nhiều người, bắt đầu bắt đầu tìm kiếm bằng truyền thống tôn giáo của họ. Mặc dầu những tôn giáo khác nhau có thể có những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa và mục đích của khổ đau của con người, nhưng mỗi tôn giáo trên thế giới lại đưa ra những chiến lược phản ứng với khổ đau căn cú vào niềm tin cơ bản của nó Thí dụ, theo kiểu Phật Giáo và Ấn Độ Giáo, khổ đau là kết quả của hành động tiêu cực trong quá khứ, và được coi như chất xúc tác cho việc tìm kiếm giải thoát tinh thần.

Trong truyền thống Do Thái Giáo - Ky Tô Giáo, vũ trụ được tạo ra bởi Thượng Đế nhân từ và công bằng, và mặc dầu ý định chính của Ngài, có thể có lúc huyền bí và không thể giải đoán được, nhưng đức tin và lòng tin vào vào ý định của Thượng Đế, cho phép chúng ta chịu được khổ đau dễ dàng, tin rằng như Talmud nói "mọi thứ đều do Thượng Đế tạo ra, và Ngài tạo ra vì sự toàn thiện"."Cuộc sống có thể vẫn còn đau khổ, nhưng nó giống như người đàn bà lúc sinh đẻ, chúng ta tin là sự đau đớn có giá trị hơn bởi điều thiện tối hậu mà nó sản sinh ra. Thách thức những truyền thống này nằm trong sự việc là nó không giống như sự sinh đẻ, điều thiện tối hậu thường không được tiết lộ cho chúng ta. Tuy nhiên những ai có đức tin mãnh liệt vào Thượng Đế, giữ vững được niềm tin vào mục đích tối hậu của Thượng Đế vì sự khổ đau của chúng ta, như lời nhà hiền triết của một giáo phái Do Thái khuyên nhủ."Khi đau đớn, không nên nói, "Điều đó thật là xấu! Điều đó thật là xấu!" Thượng Đế không áp đặt lên con người điều gì xấu cả. Nhưng đúng ra có thể nói, "Điều đó thật cay đắng! Điều đó thật cay đắng! Trong một số thuốc, có những thứ làm bằng cỏ đắng." Cho nên, theo cách nhìn của Do Thái Giáo - Ky Tô Giáo, khổ đau có thể phục vụ nhiều mục đích, nó có thể thử thách và có khả năng củng cố đức tin, nó có thể mang chúng ta tới gần Thượng Đế hơn trong một cách rất cơ bản và sâu sắc, hoăc nó có thể nới lỏng những ràng buộc vào thế giới vật chất và làm cho chúng ta gắn bó với Thượng Đế như nơi nương tựa của chúng ta.

Trong khi truyền thống tôn giáo của mình có thể cung cấp một số trợ giúp có giá trị trong việc tìm kiếm ý nghĩa, ngay cả những người không đồng ý về cách nhìn việc đời một cách tôn giáo, nhờ vào sự suy ngẫm thận trọng cũng có thể tìm ra ý nghĩa và giá trị đàng sau khổ đau của họ. Mặc dù tính khó chịu chung, chắc chắn khổ đau của chúng ta vẫn có thể thử thách, củng cố và làm sâu thêm kinh nghiệm cuộc đời. Tiến Sĩ Martin Luther King, Jr. có lần đã nói, "Cái gì không hủy diệt tôi sẽ làm cho tôi mạnh hơn." Và trong khi chùn lại trước khổ đau là tự nhiên thì khổ đau lại có thể thách thức chúng ta và có khi làm lộ rõ điều tốt nhất trong chúng ta. Trong cuốn Người Thứ Ba, tác giả Graham Green nhận xét, "Tại Ý 30 năm duới thời Borgias, người ta đã trải qua chiến tranh, khủng bố, giết chóc, và máu đổ - nhưng họ cũng sản sinh ra Michelangelo, Leonardo de Vinci, và thời Phục Hưng. Tại Thụy Sĩ, họ sống trong tình huynh đệ, năm trăm năm dân chủ và hòa bình, nhưng họ đã tạo được gì? Cái đồng hổ cúc cu!."

Trong khi thỉnh thoảng, khổ đau có thể làm cho ta cứng rắn, thêm sức mạnh, nhưng có những lúc nó có thể có tác dụng hoạt động ngược lại - làm chúng ta mềm lòng, làm chúng ta nhạy cảm và nhẹ nhàng hơn. Chỗ yếu mà ta cảm thấy giữa cơn khổ đau có thể khai tâm chúng ta, và làm đằm thắm thêm sự liên hệ của chúng ta với người khác. Thi sĩ Willian Wordsworth, đã từng viết, " Nỗi đau buồn sâu xa đã nhân tính hóa linh hồn tôi". Minh họa hiệu quả cải hóa của khổ đau, một người quen là Robert, hiện ra trong đầu óc tôi. Robert là quản trị trưởng một công ty rất thành công. Mấy năm vừa qua ông gặp phải thất bại do tài chánh nghiêm trọng khiến ông bị nản lòng trầm trọng không buồn cất nhắc chân tay. Chúng tôi gặp nhau vào ngày ông đã ngã lòng. Tôi biết bao giờ Robert cũng là con người kiểu mẫu về lòng tin và tính hăng hái, và tôi hoảng sợ thấy ông quá chán nản. Với giọng nói buồn bã nặng nề, Robert kể lại, "Đấy là việc tệ nhất tôi chưa bao giờ cảm thấy trong đời tôi. Dường như đúng là tôi không thể tống khứ nó đi. Tôi đã không biết rằng điều đó còn có thể làm cho tôi không chịu đựng nổi, cảm thấy vô vọng, và không tự chủ được." Sau khi thảo luận những khó khăn của ông một lúc, tôi giới thiệu ông đến một đồng nghiệp để chữa trị bệnh suy nhược.

Ít tuần lễ sau, tôi tình cờ gặp Karen, vợ của Robert và hỏi xbà về tình trạng của ông ra sao."Chồng tôi khá hơn nhiều lắm, cảm ơn nhiều. Vị bác sĩ tâm thần mà ông giới thiệu đã cho chồng tôi uống một loại thuốc chống suy nhược rất có hiệu quả. Đương nhiên chúng tôi vẫn cần phải một thời gian nữa mới có thể giải quyết được những khó khăn trong công việc, nhưng chồng tôi cảm thấy khá hơn trước nhiều, và chúng tôi sắp sửa được ổn định..."

"Tôi thực sự rất mừng được tin này".

Karen ngập ngừng một lúc rổi giãi bầy, "Ông biết không tôi rất ghét phải nhìn cảnh chồng tôi chịu đựng sự buồn phiền đó. Nhưng về một phương diện nào đó, tôi nghĩ rằng đó cũng là một phước lành. Một đêm, trong cơn chán nản ông ấy bắt đầu khóc ròng. ông ấy không thể nín được. Cuối cùng tôi chỉ con biết giữ ông ấy trong vòng tay tôi hàng giờ trong khi ông ấy khóc, cho đến ông ấy thiếp đi.Trong hai mươi ba năm chung sống, đây là lần đầu việc như thế xẩy ra, và nói thực tôi chưa bao giờ cảm thấy khăng khít với ông ấy đến thế trong đời tôi. Cho dù sự buồn nản của ông ấy nay đã bớt đi, mọi việc đều khác hẳn xưa. Một điều gì đó vừa mới được mở ra... và cảm nghĩ khăng khít vẫn còn đó. Việc ông áy chịu đựng khó khăn và chúng tôi cả hai cùng nhau chịu đựng đã thay đổi mối quan hệ giữa chúng tôi, làm cho chúng tôi càng khăng khít hơn."

Trong khi tìm kiếm những khía cạnh mà sự khổ đau của cá nhân có thể có ý nghĩa, một lần nữa chúng ta trở lại với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã minh họa cách sử dũng khổ đau rất thực tiễn trong khung cảnh Đạo Phật.

Trong việc tu tập Phật Giáo, bạn có thể sử dụng khổ đau của chính bạn trong một cách chính thức để nâng cao lòng từ bi của bạn - bằng cách dùng nó làm cơ hội để tu tập theo Pháp Tong-Len- Đấy là Pháp quán chiếu của Đại Thừa Phật Giáo bằng tinh thần hình dung đến nỗi đau đớn và khổ đau của các người khác, và lần lượt cho họ tất cả tiềm lực, sức khỏe, của cải vân vân của bạn.. Tôi sẽ chỉ cách tu tập chi tiết hơn sau này. Vậy thực hiện pháp tu tập này khi bạn bị bệnh, đau đớn hay khổ đau, bạn có thể dùng điều đó làm cơ hội để suy gẫm."Cầu mong sự đau khổ của tôi có thể thay thế nỗi đau khổ của tất cả những chúng sinh khác. Bằng cách kinh nghiệm điều này, cầu mong tôi có thể cứu được những chúng sanh đang bị đau khổ tương tự". Cho nên bạn sử dụng đau khổ của bạn như một cơ hội để tập chịu khổ đau thay cho người khác.

"Ở đây tôi phải nói rõ một điều. Chẳng hạn, nếu bạn bệnh, và bạn thực hành kỹ thuật này, suy nghĩ, "Cầu mong cho bệnh tật của tôi thay thế cho những người đang bị bệnh tương tự", và bạn hình dung bạn chịu đựng bệnh và khổ đau của họ và cho họ sức khỏe của bạn. Tôi không có ý nói là bạn không lưu tâm đến bệnh của bạn. Khi đối phó với bệnh tật, trước tiên quan trọng là bạn phải có những biện pháp đề phòng ngừa để khỏi bị bệnh giống như áp dụng tất cả nhũng biện pháp phòng ngừa chẳng hạn như ăn theo chế độ hay bất cứ biện pháp nào. Và khi bạn bệnh điều quan trọng là không nên coi thường sự cần thiết dùng thuốc đúng cách và tất cả những phương pháp thông thường khác.

"Tuy nhiên, một khi bạn bệnh, những cách tu tập như Pháp Tong-Len chẳng hạn, có thể có tác động rất quan trọng đến cách bạn phải phản ứng trước tình hình bệnh tật bằng thái độ tinh thần của bạn. Thay vì than van về tình cảnh của bạn, cảm thấy đáng thương cho chính mình, và quá bị lo ấu và buồn phiền, thực ra bạn có thể tự cứu mình ra khỏi việc tăng thêm đau đớn và khổ đau tinh thần bằng cách áp dụng một thái độ đứng đắn Thực hành thiền định Tong-Len, hay "cho và nhận", không phải lúc nào cũng có thể giảm bớt đau đớn thể xác hay dẫn đến lành bệnh, nhưng điều mà nó có thể làm được là bảo vệ bạn khỏi tăng thêm đau đớn tâm lý, khổ đau, và nỗi thống khổ. Bạn có thể nghĩ rằng, "Cầu mong cho tôi bằng sự kinh qua đau đớn và nỗi khổ đau này, có thể giúp đõ được những người khác và cứu được những người đang phải chịu đựng như tôi!

Khổ đau của bạn sẽ có một ý nghĩa mới vì nó được sử dụng làm cơ sở cho việc tu tập tôn giáo hay tinh thần. Và trên cả điều ấy, cũng có thể trong trường hợp của một số cá nhân tu tập kỹ thuật này, thay vì lo ấu và buồn phiền bởi việc đã kinh qua, cá nhân đó có thể nhìn thấy điều đó là một đặc quyền. Cá nhân ấy có thể nhận thấy điều đó là một cơ hội, và thực ra, vui vẻ vì kinh nghiệm đặc biệt này làm cho họ phong phú hơn."

"Ngài nói rằng khổ đau có thể được sử dụng trong việc tu tập Pháp Tong-Len. Trước đó Ngài đã bàn về việc chủ định suy tưởng về bản chất khổ đau có thể rất có ích để ngăn ngừa chúng ta khỏi bị choáng ngộp khi những hoàn cảnh khó khăn phát sinh.. có ý nghĩa là phát triển sự chấp nhận khổ đau là một phần tất yếu của cuộc sống..."

"Điều đó rất đúng" Ngài gật đầu.

"Khổ đau có thể được xem là có ý nghĩa ở những khía cạnh khác không, hay ít nhất là sự suy ngẫm về khổ đau có một số giá trị thực tiễn không?" "Có chứ" Ngài trả lời, "nhất định có. Tôi nghĩ rằng lúc đầu chúng ta có nói trong khuôn khổ Đạo Phật, suy nghĩ về khổ đau có tầm quan trọng thật lớn lao vì lẽ nhận thức được bản chất của khổ đau, bạn sẽ phát triển được quyết tâm lớn hơn để chấm dứt nguyên nhân của khổ đau, và những hành vi bất thiện dẫn đến khổ đau. Và nó sẽ tăng thêm sự hăng hái trong việc đi vào thực hiện những hành động và hành vi thiện dẫn đến hạnh phúc và niềm vui."

"Ngài có nhìn thấy lợi ích nào về việc suy ngẫm về khổ đau cho những người không phải là Phật Tử không?

"Có chứ, tôi nghĩ rằng nó có một số giá trị thực tiễn trong một số hoàn cảnh. Chẳng hạn, suy ngẫm vể khổ đau của bạn, có thể làm giảm bớt tính cao ngạo của bạn, cảm nghĩ tự cao tự đại. Đương nhiên", Ngài cười thành thật, "điều này có thể được coi như không có lợi ích thực tiễn hay là một lý do có sức thuyết phục cho những ai không nhìn nhận sự cao ngạo hay sự hãnh diện là một sự sai lầm."

Tỏ ra nghiêm trang hơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma thêm vào, "Nhưng dầu sao tôi nghĩ rằng có một khía cạnh có tầm quan trọng sống còn về kinh nghiệm khổ đau của chúng ta. Khi bạn có ý thức về đau đớn và khổ đau của bạn, nó giúp bạn phát triển khả năng dũng cảm, khả năng này giúp bạn hiểu và thông cảm với cảm tưởng và đau khổ của người khác. Điều này nâng cao khả năng từ bi của bạn đối với người khác. Cho nên nó là phương tiện giúp chúng ta liên hệ với người khác, nó có thể được coi như có giá trị.

"Cho nên, Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận, "nhìn vào khổ đau bằng những khía cạnh đó, thái độ của chúng ta có thể thay đổi, khổ đau của chúng ta có thể không phải là không có giá trị và tồi tệ như chúng ta nghĩ".

ĐỐI TRỊ VỚI ĐAU ĐỚN THỂ XÁC

Bằng cách suy ngẫm khổ đau trong những lúc êm ả của đời sống chúng ta, khi mọi sự đều tương đối ổn định và trôi chảy, chúng ta thường có thể khám phá ra giá trị sâu xa về ý nghĩa của khổ đau. Tuy nhiên đôi khi chúng ta phải đương đầu với những loại khổ đau dường như không mục đích, không có đặc tính đền bù lại tí nào cả. Cái đau đớn và khổ sở về thể xác dường như thường thuộc loại này. Nhưng có một sự khác biệt giữa đau đớn thể xác, một tiến trình sinh lý, và khổ đau, sự phản ứng tinh thần và xúc cảm với sự đau đớn. Cho nên câu hỏi được nêu lên. Tìm ra mục đích và ý nghĩa ẩn sau cái đau đớn có thể thay đổi thái độ chúng ta về việc ấy không? Và thay đổi thái độ có thể giảm bớt mức độ khổ đau khi thể xác của chúng ta bị thương tổn không?

Trong cuốn sách Đau Đớn: Món quà tặng mà không ai muốn, Tiến Sĩ Paul Brand khảo sát mục đích và giá trị của đau đớn thể xác. Tiến Sĩ Brand một bác sĩ giải phẫu chuyên về tay và và là chuyên gia bệnh phong hủi nổi tiếng trên thế giới, sống quãng đời niên thiếu của ông tại Ấn Độ, với tư cách là con một nhà truyền giáo, nói chung quanh ông toàn là những người sống trong những hoàn cảnh hết sức là cơ cực và đau khổ. Nhận thấy nỗi đau đớn thể xác dường như hoàn toàn là bình thường và được chịu đựng dễ dàng hơn ở Tây Phương, Tiến Sĩ Brand chú trọng đến cơ chế đau đớn trong cơ thể con người. Cuối cùng ông bắt đầu làm việc với các bệnh nhân bị bệnh hủi tại Ấn Độ và có một khám phá khác thường. ông khám phá ra những tàn phá của bệnh phong hủi và những biến dạng khủng khiếp không phải là do tổ chức bệnh này trực tiếp gây ra sự thối rữa thịt mà đúng hơn là bệnh này gây mất cảm giác đau đớn ở các chi. Không có sự bảo vệ của đau đớn, những người bị bệnh phong hủi thiếu hệ thống báo cho họ biết về tổn hại. Như thế, Tiến sĩ Brand theo dõi thấy những bệnh nhân này đi hay chạy bằng chi không có da thịt hoặc trơ xương ra, việc này gây nên sự tàn phá không ngừng. Không đau đớn, đôi khi họ đưa tay vào lửa để tìm lại cái gì đó. ông nhận thấy họ hoàn toàn thản nhiên đối với sư tự hủy hoại. Trong cuốn sách của ông, ông kể lại hết chuyện này đến chuyện khác về những hậu quả tai hại về cuộc sống mà không có cảm giác đau đớn- về những thương tích tái diễn, những trường hợp chuột gặm ngón tay và ngón chân trong khi người bệnh vẫn ngủ yên. Sau cả một đời làm việc với những người bệnh đau khổ do đau đớn và những người bệnh khổ đau do thiếu đau đớn, Tiến Sĩ Brand dần dần tiến tới quan niệm về đau đớn không phải là kẻ thù chung như người Phương Tây nhìn nhận mà là một hệ thống sinh học tinh vi, khác thường và thông minh báo cho chúng ta biết sự tổn hại của cơ thể và nhờ đó bảo vệ chúng ta. Nhưng tại sao kinh qua khổ đau lại khó chịu quá như vậy? ông kết luận chính sự khó chịu của đau đớn, một phần là do ta ghét, là những gì làm cho nó trở thành hiệu quả trong việc bảo vệ chúng ta và báo cho chúng ta biết về nguy hiểm và thương tích. Đặc tính khó chịu của đau đớn buộc toàn bộ tổ chức con người chăm lo vào vấn đề. Mặc dù cơ thể có những hành động phản ứng tự động làm thành lớp bảo vệ bên ngoài và mau chóng đưa chúng ta thoát khỏi đau đớn, nhưng chính cảm giác khó chịu đã kích động và bắt buộc toàn thể cơ thể tham gia hành động. Nó cũng cất giữ kinh nghiệm vào ký ức và dùng để bảo vệ chúng ta trong tương lai.

Cũng vậy, tìm hiểu ý nghĩa trong sự khổ đau của chúng ta có thể giúp chúng ta đối phó với các vấn đề trong cuộc sống. Tiến Sĩ Brand tin rằng hiểu biết mục đích của sự đau đớn thể chất có thể làm nhẹ bớt khổ đau khi đau đớn phát sinh. Theo lý thuyết này, ông đưa ra khái niệm về "bảo toàn đau đớn". ông tin rằng chúng ta có thể chuẩn bị trước cho cơn đau đớn, trong khi mạnh khỏe, bằng cách thấu triệt lý do mà chúng ta đau đớn, và dành thì giờ để suy ngẫm đời sống sẽ ra sao nếu không có đau đớn. Tuy nhiên vì cơn đau đớn dữ dội có thể phá tan tính khách quan, chúng ta phải suy ngẫm về những thứ đó trước khi cơn đau đớn tân công. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu nghĩ về đau đớn là tiếng nói mà thân xác bạn dưa ra về một vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với bạn, cách hữu hiệu nhất để lưu ý bạn, thì thái độ về đau đớn của bạn sẽ bắt đầu thay đổi. Và khi thái độ về đau đớn thay đổi, sự khổ đau của chúng ta sẽ giảm bớt. Như Tiến Sĩ Brand tuyên bố, "tôi tin rằng chúng ta trau dồi thái độ này trước có thể quyết định khổ đau sẽ ảnh hưởng như thế nào khi nó tân công chúng ta." ông tin tưởng rằng thậm chí chúng ta có thể phát triển lòng biết ơn trong việc đối đầu với đau đớn. Chúng ta có thể không may phải trải qua đau đớn, nhưng chúng ta có thể biết ơn về hệ thống nhận thức đau đớn.

Chắc chắn thái độ và quan điểm tinh thần có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ khổ đau khi chúng ta đau đớn về thể xác. Chẳng hạn, xin nói đến hai người, một công nhân xấy dựng nhà cửa và một người chơi đàn dương cầm hòa tấu, cùng bị thương nơi ngón tay. Trong khi mức đau đớn thể xác của cả hai đều giống nhau, người công nhân xấy dựng có thể là đau ít và thực ra có thể vui vẻ nếu vết thương dẫn đến một tháng nghỉ có lương mà người công nhân này cần đến, trong lúc cũng vẫn vết thương ấy đưa đến kết quả làm cho người chơi đàn dương cầm đau nhiều hơn vì người này quan niệm sự chơi đàn của mình là nguồn vui hàng đầu trong cuộc sống.

Thái độ tinh thần của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng trong việc nhận thức và chịu đựng đớn đau là một khái niệm không bị hạn chế trước những tình huống lý thuyết như thế này, nó đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu khoa học và thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu vấn đềt này bắt đầu bằng cách lần tìm đường đi của đau đớn được nhận thức như thế nào và trải qua đau đớn ra sao. Đau đớn bắt đầu bằng một tín hiệu thuộc cảm giác - báo động được phát ra khi đầu dấy thần kinh bị kích thích bởi một thứ gì đó cảm thấy là nguy hiểm. Hàng triệu tín hiệu được gửi đi qua tủy sống đến gốc bộ não. Những tín hiệu này được chọn lọc và một thông điệp được gửi lên khu vực cao hơn của bộ não báo sự đau đớn. Rồi bộ não phân loại những thông điệp đã được thẩm tra trước và quyết định phản ứng. Chính ở giai đọan này tâm có thể ân định giá trị và tầm quan trọng của đau đớn và tăng cường hay sửa đổi sự nhận thức về dau đớn của chúng ta, chúng ta biến đau đớn thành khổ tâm. Để cho giảm bớt khổ đau của đau đớn, chúng ta cần phân biệt rõ nỗi đau của đau đớn mà chúng ta tạo ra bởi những ý nghĩ về đau đớn. Sợ hãi, nóng giận, tội lỗi, cô đơn, vàbất lực đều là những phản ứng tinh thần và cảm xúc có thể làm tăng thêm đau đớn. Cho nên, trong việc phát triển một phương pháp giải quyết đau đớn, đương nhiên chúng ta có thể hoạt động ở mức độ thấp trong nhận thức đau đớn, dùng những phương tiện của y khoa hiện đại như thuốc men và các liệu pháp khác, nhưng chúng ta cũng có thể hoạt động ở mức độ cao bằng cách sửa đổi tầm nhìn và thái độ của chúng ta.

Nhiều nhà nghiên cứu đã quan sát vai trò của tâm trong việc nhận thức đau đớn. Pavlov đã huân luyện chó để khắc phục bản năng đau đớn bằng cách kết hợp giật điện với phần thưởng thực phẩm. Nhà nghiên cứu Ronald Melzak dùng những thí nghiệm của Pavlov đi xa hon nữa. ông nuôi những con chó sục nhỏ terrier xứ â Cốt trong chuồng có nệm để chúng khỏi phải bị đụng chạm và cào bới bình thường trong lúc lớn. Những con chó này không biết phản ứng đau đớn căn bản, chúng không biết phản ứng, chẳng hạn khi chân chúng bị một cái kim đấm vào, trái với những con được nuôi nâng bình thường kêu ré lên khi bị kim đấm. Trên cơ sở thử nghiệm như vậy, ông kết luận nhiêu cái mà ta gọi là đau đớn, kể cả những phản ứng cảm xúc khó chịu, do học được chứ không phải do bản năng. Những cuộc thí nghiệm khác với con người, liên quan đến thôi miên và thuốc trân yên cũng đã chứng minh trong nhiều trường hợp, những chức năng cao hơn của bộ não có thể bác bỏ những tín hiệu đau đớn từ những giai đoạn thấp hơn trên đường đi của đau đớn. Điều này cho thấy tâm luôn quyết định ra sao, nhận thức đau đớn ra sao và giúp giải thích những khám phá rất kỳ thú của các nhà điều tra nghiên cứu như Tiến Sĩ Richard Stenback, và Bernard Tursky của Đai Học Y Khoa Harvard (và sau này được tái xác nhận trong việc nghiên cứu của Tiến Sĩ Maryann Bates và những người khác khi họ lưu ý rằng có những khác biệt rất có ý nghĩa giữa những nhóm sắc tộc khác nhau về khả năng nhận thức và chịu đựng đau đớn)

Cho nên dường như là thái độ của chúng ta về đau đớn có thể ảnh hưởng đến mức độ mà chúng ta chịu đựng là sự xác nhận không chỉ căn cứ vào ức đoán triết lý mà còn được chúng minh bởi chứng cớ khoa học. Và nếu cuộc điều tra nghiên cứu của ta về ý nghĩa và giá trị của đau đớn đưa đến sự thay đổi thái độ về đau đớn thì nỗ lực của chúng ta không phải là phí phạm. Trong khi tìm cách để khám phá ra mục đích tiềm ẩn của đau đớn., Tiến Sĩ Brand đã nói thêm một nhận xét quan trọng có sức hấp dẫn. ông miêu tả nhiều báo cáo về những bệnh nhân bị bệnh hủi nói rằng, "Đương nhiên, tôi có thể nhìn thấy tay tôi, chân tôi, nhưng không biết làm sao chúng không cảm thấy là một phần của tôi. Cảm thấy như thể chúng chỉ là dụng cụ". Như vậy, đau đớn không những cảnh báo và che chở chúng ta, mà nó còn hợp nhất chúng ta. Không có cảm giác đau đớn ở tay hay chân, các bộ phận này dường như không còn thuộc về thân thể của chúng ta nữa.

Cũng giống như vậy, cái đau thể xác hợp nhất cảm giác có một thân thể, chúng ta có thể hình dung kinh nghiệm chung về khổ đau có chức năng là một lực để thống nhất và nó liên kết chúng ta với người khác. Có lẽ đó là ý nghĩa tối hậu đằng sau khổ đau của chúng ta. Chính khổ đau là yếu tố căn bản nhất mà ta chia sẻ với người khác, nhân tố hợp nhất chúng ta với tất cả sinh vật sống.

Chúng tôi kết luận cuộc đàm đạo về cái khổ đau của con người với chỉ dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Pháp Tong- Len, phương pháp được nói đến ở cuộc đàm thoại trước. Như Ngài giảng, mục đích của sự quán chiếu trong thiền định là để củng cố lòng từ bi của mình. Nhưng nó cũng có thể được coi như một công cụ có sức mạnh trong việc giúp biến đổi sự đau khổ cá nhân. Khi trải qua bất cứ dạng thức khổ đau hay khó khăn nào, ta cần phải sử dụng cách tu tập này để nâng cao lòng từ bi bằng cách mường tượng mình đang cứu giúp những người khác cũng đang chịu những khổ đau tương tự, bằng cách thấu thập và hòa tan những khổ đau của họ vào chính mình- hồ như thay họ khổ đau.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trình bày chỉ dẫn này trước một số đông đảo cử tọa vào một buổi chiều tháng Chín đặc biệt nóng bức này tại Tuscon.

Các máy điều hòa không khí trong giảng đường đang vật lộn với nhiệt độ đang lên của sa mạc bên ngoài, cuối cùng bị khuất phục bởi cộng thêm sức nóng phát ra từ một ngàn sáu trăm người. Nhiệt độ trong phòng bắt đầu lên cao, tạo ra một mức độ khó chịu chung rất thích hợp cho việc tập thiền định về khổ đau.

HÀNH TRÌ PHÁP TONG-LEN

"Chiều hôm nay, chúng ta sẽ thiền định về cách tập luyện Tong-Len, tức "Cho và Nhận". Sự tập luyện này có nghĩa là huân luyện tâm, củng cố khả năng tự nhiên và sức mạnh của từ bi. Điều này có thể đạt được do Thiền Định Tong- Len giúp ta phản ứng lại tính ích kỷ của chúng ta. Nó tăng cường năng lực và sức mạnh của tâm bằng cách nâng cao lòng can đảm của chúng ta để có thể tđón nhận đau khổ của những người khác.

"Bắt đầu bài tập này, trước tiên hãy quán tưởng một bên của bạn là một nhóm người cực kỳ cần dược giúp đỡ, những người không may đang khổ đau, những người đang trong hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn, và đau đớn. Quán tưởng thật rõ nhóm người này ở một bên trong tâm bạn. Rồi, ở bên kia, quán tưởng chính bạn là hiện thân của người chỉ biết mình, có thái độ ích kỷ thường tình, lãnh đạm trước phúc lợi và nhu cầu của người khác. Rồi giữa nhóm người đau khổ và sự đại diện ích kỷ của bạn, hãy nhìn vào chính mình đứng giữa, với tư cách là người quan sát vô tư.

"Kế tiếp, nhận để ý xem tự nhiên ngả về bên nào. Có phải bạn ngả nhiều về một cá nhân, hiện thân của ích kỷ? Hay những cảm tưởng thông cảm của bạn hướng về những người yếu thế đang cần sự giúp đỡ? Nếu bạn nhìn một cách khách quan, bạn sẽ nhận thấy phúc lợi cho nhóm người hay một số đông người quan trọng hơn cho một cá nhân .

"Sau đó, tập trung chú ý vào những người túng thiếu và thất vọng. Hướng tất cả năng lực tích cực của bạn vào họ trong ý nghĩ cho họ sự thành công, niềm an ủi, các đức hạnh của bạn. Sau khi đã làm như vậy rồi, quán tưởng chính bạn nhận khổ đau, khó khăn và tất những tính tiêu cực của họ.

"Thí dụ, bạn có thể quán tưởng đến một em bé ngấy thơ đang bị chết đói tại Somalia và cảm thấy bạn phải phản ứng tự nhiên như thế nào trước cảnh này. Trong trường hợp này, khi bạn chứng nghiệm cảm nghĩ đồng cảm sâu xa trước sự khổ đau của cá nhân ấy, điều đó không còn căn cứ vào những sự cân nhắc như "Anh ta là người thân của tôi" hay "Chị ấy là bạn tôi".Thậm chí bạn chưa từng biết người ấy. Nhưng thực tế là người kia là một con người như bạn, và chính bạn là một con người cho phép khả năng đồng cảm tự nhiên xuất hiện và khiến cho bạn chìa tay ra. Cho nên bạn có thể quán tưởng cái gì đó giống như thể để suy nghĩ, " Đứa trẻ đó không có khả năng cứu mình thoát khỏi tình trạng khó khăn hay gian khổ hiện tại. Rồi, trong ý nghĩ bạn lãnh tất cả những khổ đau của nghèo khó, chết đói, cảm giác mất mát, và bằng tinh thần bạn cho đứa trẻ khả năng, của cải, và thành công của bạn. Cho nên, nhờ tập loại quán tưởng " Cho và Nhận" này, bạn có thể huân luyện tâm bạn. "Khi bắt tay vào việc tu tập này, đôi khi rất hữu ích là bắt đầu tưởng tượng đến sự đau khổ sắp đến của chính bạn, và với thái độ từ bi, bạn lãnh sự khổ đau tương lai của chính mình ngay bây giờ, với sự mong muốn thành thực thoát khỏi tất cả sự khổ đau tương lai. Sau khi thực hành tới mức phát sanh của tâm trạng từ bi đối với chính bạn, bạn có thể mở rộng tiến trình này bao gồm việc lãnh lấy những đau khổ của người khác.

"Khi bạn quán tưởng chính bạn lãnh, rất hữu ích nếu quán tưởng đến những khổ đau, khó khăn, những khó khăn trong dạng độc tố, vũ khí nguy hiểm, hay những con vật ghê gớm- những thứ khi nhìn thấy chúng thường làm cho bạn rùng mình. Cho nên, quán tưởng đau khổ bằng những hình thức này, chúng sẽ thấm thẳng vào tâm bạn.

"Mục đích quán tưởng những dạng tiêu cực và đáng sợ hãi này nhập vào tâm bạn là để tiêu diệt thái độ quen thói ích kỷ lúc nào cũng hiện hữu tại đó. Tuy nhiên với những ai có thể có những khó khăn với hình ảnh của chính mình, ghét mình, hay giận mình, hay đánh giá thấp mình, thì điều quan trọng là xét đoán xem sự tu tập đặc biệt này có thích hợp hay không thích hợp. Có thể là không thích hợp. Tu tập Pháp Tong-Len có thể trở nên rất hùng mạnh nếu bạn phối hợp 'Cho và Nhận' với một hơi thở, đó là tưởng tượng 'nhận' khi hít vào và 'cho' khi thở ra. Khi bạn làm được việc quán tưởng này hữu hiệu, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy một chút khó chịu. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang đánh trúng mục tiêu - thái độ ích kỷ của mình là trung tâm mà chúng ta thường có. Giờ đây chúng ta bắt đầu thiền ".

Ở cuối lời chỉ dẫn của Ngài trong việc thực hành Pháp Tong-Len, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một điểm quan trọng. Không có bài tập đặc biệt nào có thể đáp ứng hay thích hợp cho tất cả mọi người. Trong cuộc hành trình huân luyện tinh thần của chúng ta, điều quan trọng là mỗi chúng ta quyết định cách tu tập riêng thích hợp với chúng ta Đôi khi sự tu tập đầu tiên không lôi cuốn chúng ta, và trước khi nó nó có hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu biết nó hơn nữa. Chắc chắn điều đó đúng với tôi khi tôi theo chỉ dẫn của Ngài để thực hành pháp Tong-Len vào buổi chiều hôm đó. Tôi cảm thấy có một ít khó khăn - một cảm giác phản kháng- mặc dù tôi không thể xác định lúc bây giờ. Sau đó, vào buổi tối, tôi nghĩ đến lời chỉ dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và hiểu rằng cảm giác phản kháng của tôi đã phát triển ngay từ lúc đầu Ngài chỉ dẫn đến chỗ Ngài kết luận một nhóm người quan trọng hơn một cá nhân. Đó là một khái niệm mà tôi đã nghe trước đây, ấy là chân lý của Thần Lửa do ông Spock đưa ra trong Star Trek (cuốn phim Hành trình của các vì sao. Nhu cầu của nhiều người quan trọng hơn nhu cầu của một người. Nhưng có một điểm gắn liền với lập luận này. Trước khi đem trình bày với Đức Đạt Lai Lạt Ma, có lẽ không muốn gây ân tượng là "chỉ vì bản thân", tôi thăm dò một người bạn đã học Phật từ lâu. Tôi nói:

"Có một điều làm tôi khó chịu." có ý kiến cho rằng nhu cầu của một nhóm đông không quan trọng hơn nhu cầu của một người chỉ có nghĩa trong lý thuyết, nhưng trong đời sống hàng ngày chúng ta không tác động qua lại với số đông người. Có lúc chúng ta tác động qua lạivới một người, với nhiều người cùng một lúc. Nay, ở mức độ từng người, tại sao nhu cầu của cá nhân ấy lại quan trọng hơn nhu cầu của tôi? Tôi cũng là một người... Chúng ta bình đẳng cơ mà..."

Bạn tôi suy nghĩ một lúc."Đúng đây, nhưng tôi nghĩ rằng bạn nên cố gắng coi mỗi cá nhân thực sự bình đẳng với chính bạn- không có gì quan trọng hơn mà cũng chẳng quan trọng hơn- tôi nghĩ rằng như vậy cũng đủ để bạn bắt đầu".

Tôi đã không bao giờ còn đưa vấn đề này ra với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 2.1 | 2.2 | 3.1 | 3.2 | 4.1 | 4.2 | 5.0

 

Chân thành cám ơn  Thượng tọa Thích Tâm Quang đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2003)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-05-2003