BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Tìm hiểu Ðạo Phật
Maha Thongkham Medivongs


Chương 14

Phật Giáo đối với hàng Tăng Lữ

Phật Giáo Ðối với hàng Tăng Lữ, hay là Giáo Hội, nơi đây tôi xin dùng tiếng Tăng thật là chu đáo.

Ngài có giáo truyền điều Luật để lại, các thầy Tỳ-khưu phải vâng giữ hành theo, đó là khuôn vàng thước ngọc, làm cho tất cả chư Tỳ-khưu trong các giới, các chủng tộc khác nhau, khi đã xuất gia lại hòa đồng còn là một. Luật mà Ðức Phật để lại trong năm bộ:

1. Bộ thứ nhứt gọi là Ãdikamma, bộ này dạy Mười Chín điều học trọng đại, đó là Bốn điều Bất-cộng-trụ, và Mười ba điều Tăng-tàng, và 2 điều gọi là Bất-định.

2. Bộ thứ nhì gọi là Pãcittiya, bộ này gồm có Hai trăm lẻ một điều học bắt đầu từ 30 pháp Ưng-xã đối-trị, và Ưng-đối-trị v.v...

3. Bộ thứ ba là Mahãvagga, bộ này dạy về hành đại lễ của Tăng, gọi là hành Tăng-sự, như cho xuất gia, lễ Phát lồ v.v...

4. Bộ thứ tư là Culavagga, bộ này dạy về những thức hành lễ nhưng không phải Ðại lễ. Những việc lặt vặt.

5. Bộ lặt vặt, Parivãra, là bộ này dạy về thể thức hành Ðại lễ, tiểu lễ, và bổ túc những điều học chưa được hoàn toàn, chưa thật chu đáo.

Theo Phật giáo, tạng Luật là nền tảng, nếu tạng luật mà tiêu diệt không còn có người hành theo thì Phật giáo cũng chẳng còn. Vì sao? Vì nếu không không có tạng Luật thì không có Tăng chúng, nếu không có Tăng thì còn ai giữ đạo, vì Tăng không khác nào ngọn cờ Phật giáo. Vì vậy nên người xuất gia cần phải học cho hiểu luật trước hết, trước là giữ mình cho trong sạch, sau là giữ cho Phật giáo được trường tồn, và không phụ lòng của đức Từ Phụ dày công tầm đạo.

Trong bài kinh Mahãparinibbãnasutta (Ðại Niết-Bàn) có đoạn Ðức Thế Tôn dạy Ðại đức Ananda rằng: sau khi Như Lai nhập diệt còn có Kinh Luật làm thầy.

Nguyên Nhân Làm Cho Phật Giáo Ðược Trường Tồn.

Trong Tạng Luật Bộ Adikamma, Mahãvibhanga:

Lúc nọ Ðại đức Xá-lợi-Phất ở nơi thanh vắng, Ngài nghĩ rằng: vậy chân lý của chư Phật nào trong kiếp quá khứ không được trường tồn? Và của vị nào được trường tồn?

Chiều đến, Ngài đắp y chỉnh tề vào hầu Phật. Khi đảnh lễ xong ngồi nơi phải lễ, bạch hỏi Phật rằng: Bạch hòa Ðức Thế Tôn, khi đệ tử ở nơi thanh tịnh có nghĩ rằng: Giáo pháp của chư Chánh Ðẳng Chánh gíc nào trong kiếp quá khứ không được trường tồn trong thế gian này?

Ðức Thế Tôn dạy: Phật giáo của Ðức Thế Tôn có hồng danh là Vipassĩ, Ðức-Thế-Tôn hồng danh Sikhĩ, và Ðức Thế Tôn có hồng danh là Vessabhũ không được tồn tại lâu dài. Giáo pháp của Ðức Thế Tôn có hồng danh là Kakusandha, Ðức Thế Tôn có hồng danh là Konãgamana và Ðức Thế Tôn hiệu Kassapa tồn tại được lâu dài.

- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, vì lý do nào, nguyên nhân gì Giáo pháp của Ðức Thế Tôn Vipassĩ, Sikhĩ và Vessabhũ không tồn tại lâu dài?

- Này Xá Lợi Phất, vì chư Chánh đẳng Chánh giác Vipassĩ, Sikhĩ, Vessabhũ không chú trọng dạy hàng đệ tử về Pháp Luật cho được rộng. Hơn nữa quí Ngài không giảng Sutta, Geyya, Veyyakarana, Gãthã, Udãna, Ttivuttaka, Jãtaka, Abbhũadhamma, Vedalla cho chu đáo, quí Ngài giảng rất vắn tắt. Quí Ngài cũng không ra điều Luật cấm, điều học phải hành theo, cũng không có Ba-la-đề-mộc-xoa. Vì vậy khi quí Ngài nhập diệt, chư đệ tử khác tên, nên làm cho Phật giáo mau tiêu diệt (ý nói chư Tỳ-khưu trong thời ấy vì khác giòng họ, giai cấp, nên không hòa đồng, vì vậy, sau khi Ðức Thế Tôn nhập diệt không có khuôn khổ nào để hành theo, tùy ý của mỗi vị muốn hành động thế nào thì hành, nên Phật giáo sớm tiêu diệt).

Này Xá-lợi-Phất, có nhiều thứ hoa khác nhau, đem để trên một cái bàn, chưa kết lại với nhau, gió có thể thổi bay đi được, điều này ý như thế nào? Cũng như sự tiêu hoại giáo pháp, sau khi Ðức Thế Tôn nhập diệt, và chư Ðệ tử thông hiểu Phật-ngôn cũng nhập diệt, chư Tỳ-khưu, khác tên, họ, dòng giống, gia đình, chủng tộc, làm cho Phật giáo mau tiêu diệt, vì chư Phật lúc ấy không xem Tâm của chúng sanh để dạy đạo.

Này Xá-lợi-Phất, như có chuyện như vầy, Ðức Chánh đẳng Chánh giác hồng danh Vessabhũ, xem biết tâm của ngàn vị Tỳ-khưu xong, Ngài dạy nơi cảnh rừng già sầm khuất như vầy: Các thầy Tỳ-khưu nên nghĩ như thế này, đừng nghĩ như thế kia. Nên diệt bỏ phần này, đừng diệt bỏ phần kia... Khi các thầy Tỳ-khưu được Ðức Phật Vessabhũ chỉ dạy một cách vắn tắt như vậy, các vị ấy đắc được Niết Bàn.

Này Xá lợi Phất, đây là vì lý do, đây là nguyên nhân làm cho Phật giáo của chư Phật Vipassĩ, Sikhĩ và Vessabhũ không được tồn tại lâu dài trên thế gian này.

Ðức Xá-lợi Phật hỏi: Bạch hóa Ðức Thế Tôn, vậy vì lý do nào, vì nguyên nhân gì làm cho giáo pháp của Ðức Thế Tôn có hồng danh là Kakusandho, Konãgamano, và Kassapo được tồn tại ở thế gian này lâu dài?

- Này Xá-lợi-Phất, Ðức Thế Tôn hiệu Kakusandho, Konãgamano, và Kassapo, các Ngài không ngần ngại việc thuyết pháp, các Ngài hết lòng dạy chư đệ tử của các Ngài rất là rộng trong 9 điều gọi là Lời Phật dạy là: Sutta, Geyya, Veyyakarana, Gãthã, Udãna, Itivuttaka, Jãtaka, Abbhũtadhamma, Vedalla, rất rộng rãi, có chế ra điều học răn cấm, có Ba-la-đề-mộc-xoa để bắt buộc hàng đệ tử phải hành theo. Sau khi chư Phật ấy đã nhập diệt, hàng đệ tử có tên, họ, dòng giống, giai cấp gia đình khác nhau, mà đã xuất gia, cũng đều vâng giữ hành theo chánh pháp cho tồn tại lâu dài. Này Xá-lợi-Phất, nhiều thứ hoa khác nhau, nhưng đã kết nhau thành tràng hoa rồi, gió không thể thổi bay tơi tả được, cũng như sau khi Chư Phật, mặc dầu chư đệ tử có khác tên, họ, giòng giống, gia đình, xuất gia, nhưng quí vị ấy giữ Phật giáo được trường tồn.

Này Xá-Lợi-Phất, đây là lý do, là nguyên nhân làm cho giáo pháp của Ðức Thế Tôn hiệu Kakusandho, Konãgamano, Kassapo được trường tồn.

Khi ấy, Ðại đức Xá-Lợi-Phất liền đứng dậy sửa y phục chỉnh tề, chấp tay lễ bái cung kính rồi bạch Phật rằng: Nay cũng đã đến lúc Ðức Thế Tôn chế ngự điều học, và dạy Ba-la-đề-mộc-xoa cho hàng đệ tử, để giáo lý của Ngài được trường tồn.

Ðức Thế Tôn dạy: Hãy khoan đã. Xá-lợi-phất, hãy đợi đã. Xá-lợi-phất, chỉ có một mình Như Lai mới hiểu thấu việc này thôi, vì vậy Như Lai chưa chế ngự điều học răn cấm, và Ba-đề-mộc-xoa để chư đệ tử (thực hành). Một khi nguyên nhân rõ rệt sanh lên đến hàng Tăng chúng, chừng ấy Như Lai ra luật cấm, và Ba-la-đề-mộc xoa để diệt những phiền não ấy.

Nhắc đoạn luật này để chúng ta thấy rằng: Ðức Thế Tôn không dùng uy quyền của một vị giáo chủ ra luật ngăn cấm, vì vậy sau này chư Tỳ-khưu không thể nói Ngài là người độc tài; và vì lẽ ấy nên có thể bỏ bớt điều học mà Ngài đã răn cấm. Tất cả 227 điều học trong Ba-la-đề-mộc-xoa mà có đều do nơi các vị Tỳ-khưu phạm, và có sự xáo trộn trong Phật giáo, nên Ngài mới chế ngự. Nhờ vậy nên hiện tại cũng không có vị đại đức nào, hay nhóm Tăng nào, dám đứng ra bỏ bớt giới cấm của Ðức-Thế-Tôn đã chế ngự. Nếu có chăng chỉ là hạng Tỳ-khưu phá giới. Xin nhắc lại lần nữa là: Không phải chỉ có 227 điều học ấy đâu, còn hằng ngàn pháp gọi là Tác Ác nữa nhưng không ghi vào Ba-la-đề-mộc-xoa thôi. Phần lớn những Tác ác ấy có ghi trong bộ thứ năm.

Trong Tạng Luật ở Mahãvibhanga đoạn Bất cộng trụ, điều học thứ nhứt, Ðức Thế Tôn dạy: Này các thầy Tỳ-khưu, Như Lai chế ra điều học hầu đem lợi ích đến cho hàng Tăng chúng có 10 điều là:

1. Sangha sutthutãya, làm cho chư Tăng được tốt đẹp.
2. Sangha Phãsukatãya, làm cho chư Tăng được an vui.
3. Dummankũlam Puggalãnam Niggahãya, để răn cấm, ngăn cản kẻ xấu xa, phá giới.
4. Pesalãnam Bhikhunam Phãsukavihãrãya, làm cho chư Tỳ-khưu yêu giới luật được an vui.
5. Ditthadhammikãnam Ãsãvãnam Samvarãya, để thu thúc ngăn ngừa không cho ác pháp phát sanh lên trong hiện tại.
6. Samparãyikãnam Ãsavãnam Patighãtãya, để ngăn ngừa ác pháp không cho pháp sanh lên ngày vị lai.
7. Appassannãnam Pãlãdãya, làm cho người chưa trong sạch, được có đức tin và phát tâm trong sạch.
8. Passannãnam Phiyobhãvãya, làm cho người đã có đức tin trong sạch rồi, càng có đức tin trong sạch hơn.
9. Saddhammatthitiyã, làm cho giáo pháp được trường tồn.
10. Vinayãnuggahãya, làm cho bốn điều luật được trường tồn.

Bốn điều luật là:

- Samvaravinaya. Luật thu thúc.
- Pahãnavinaya. Luật diệt trừ.
- Samathavinaya. Luật chỉ quán.
- Pannattivinaya. Luật răn cấm.

Theo 10 điều lợi ích của Luật thì ta thấy rằng: sở dĩ Ðức Thế Tôn chế đặt điều răn cũng chỉ vì lợi ích cho hàng tăng chúng chớ không hại cho một người xuất gia nào khác, mà cũng chẳng mang lợi ích chi đến Ngài.

Cùng tạng luật bộ Mahãvibhanga, đoạn Bất-cộng-trụ, điều răn thứ tư là: - Khoe mình là đã đắc pháp của bực cao nhơn.

Ðức Thế Tôn có dạy: Này Moghapurisa (người trống trơn), việc làm của ngươi không đúng, không xứng đáng phận sự của vị Sa-môn, việc làm ấy không dùng vào đâu được, việc không nên làm. Này các Moghapurisa, tại sao các ngươi lại khoe pháp của bực cao nhơn của nhau, cho người cư sĩ biết vì vấn đề bao tử của các ngươi? Này các Moghapurisa, bao tử của các người nên mổ bằng dao mổ bò thật bén, còn quí hơn là các người khoe pháp cao thượng của nhau ra để hàng cư sĩ nghe, vì vấn đề bao tử của các ngươi. Tại sao Như lai thuyết rằng: Quí hơn? Vì nếu các ngươi dùng dao mổ bò thật bén mổ bao tử, các ngươi sẽ chết, hay đau đớn nhức nhối gần chết, sự làm ấy nếu có chết đi sẽ không sanh vào ác đạo, là địa ngục, ngạ quỉ. Còn kẻ khoe đắc được pháp của bực cao nhơn của nhau cho hàng cư sĩ biết, sau khi chết, phải bị đọa vào bốn đường ác. Này các Moghapurisa, việc làm của các người không phải là việc làm cho người trong sạch, hay làm cho người tăng trưởng sự trong sạch, sự thật, việc làm của các ngươi là việc làm cho người không thể trong sạch, và người đã trong sạch rồi bị giảm mất.

Liền khi ấy Ðức Thế Tôn dạy có 5 hạng cướp:

Này các thầy Tỳ-khưu, trong thế gian này có 5 hạng cướp vĩ đại. Năm hạng cướp ấy là gì?

1. Này các thầy Tỳ-khưu, trong thế gian này có một số đảng cướp vĩ đại, hằng có ước niệm rằng: Không biết bao giờ, ta có được hàng trăm người, hằng ngàn người theo hầu ta, bảo vệ ta, ta sẽ đi khắp thôn xã, tổng, tỉnh, tự ta cướp bóc, hay sai kẻ khác cướp bóc, tự ta chặt đầu người, tự ta phóng hỏa, hay bảo kẻ khác phóng hỏa. Tướng cướp ấy muốn có hằng trăm hằng ngàn tuỳ tướng vào kinh thành, cướp bóc đốt phá v.v... Ðiều này ví dụ thế nào?

Này các thầy Tỳ-khưu, điều này ví như các thầy Tỳ-khưu trong pháp luật của Như-Lai, là người ham muốn đê tiện như vầy: Không biết bao giờ ta có được hàng trăm hàng ngàn vị Tỳ-khưu theo hầu hạ, đi đến các làng, tổng, quận, tỉnh và kinh đô, hàng cư sĩ kẻ xuất gia phải kính nể, cung kính, cúng dường, được vật thực, chỗ ở, y phục, thuốc thang. Này các thầy Tỳ-khưu, đây là bọn cướp thứ nhứt.

2. Này các thầy Tỳ-khưu, có nhóm Tỳ-khưu đê tiện trong Pháp luật này, học xong Kinh luật của Như Lai đã giao truyền, lại tự kiêu, tự trọng, khinh bỉ cho bực trưởng lão. Này các thầy Tỳ-khưu đây là bọn cướp thứ nhì.

3. Này các thầy Tỳ-khưu, có nhóm thầy Tỳ-khưu đê tiện trong Pháp luật này, hằng theo phá hoại các bực tu hành chân chính, hành đúng theo Phạm hạnh của Như-Lai giáo truyền. Ðây là bọn cướp thứ ba.

4. Này các thầy Tỳ-khưu, có nhóm Tỳ-khưu đê tiện trong Pháp luật này, giúp đỡ tín đồ bằng đồ động sản của Tăng như: giường, mùng, mền, chiếu, gối, chảo đồng, nồi đồng, màn thao, dao búa, cuốc xuổng v.v.... và đồ bất động sản như đất chùa, hay chùa. Ðây là bọn cướp thứ tư.

5. Này các thầy Tỳ-khưu, có nhóm thầy Tỳ-khưu đê tiện trong Pháp luật này, khoe mình là người đắc pháp của bực cao nhơn, đây là bọn cướp thứ năm. Ðây là những hạng cướp hug tợn hơn thất cả những hạng cướp nào trên thế gian này đến cõi Phạm Thiên. Vì sao? Vì các thầy Tỳ-khưu ấy ăn cướp vật thực của Thiện tín cúng dường bằng cách cướp bóc chớ không phải bằng hạnh kiểm trong sạch.

Ðức Phật có dạy:

Thầy Tỳ-khưu nào khoe mình, khoe pháp mà mình không có, để được người cúng dường vật thực, vị Tỳ-khưu thọ thực của ấy, cũng như cướp của, của người thí chủ, cũng như người săn chim, bẫy chim. Những thầy Tỳ-khưu đê tiện, chỉ có bộ cà sa quấn cổ, hành theo pháp đê tiện, không thu thúc, những thầy Tỳ-khưu ấy sẽ sanh vào địa ngục vì nghiệp đê hèn ấy. Thầy Tỳ-khưu phá giới không thu thúc ăn viên sắt đốt cháy đỏ còn hơn là ăn cơm của Thí chủ.

Trong tạng Kinh Bộ Anguttaranikãya Sattakani Pâda, bài kinh Aggikhandhũpamasutta có dạy:

Một lúc nọ Ðức Thế Tôn cùng nhiều vị Tỳ-khưu ngự đến xứ Kosala. Khi đi đường Ngài trông thấy một đống lửa thật lớn đang cháy dữ dội. Ngài liền ghé ngồi bên vệ đường, khi ngồi xong. Ngài mới phán hỏi chư Tỳ-khưu rằng: này các thầy Tỳ-khưu, các thầy có thấy đám lửa đang cháy kia không?.

- Bạch Ðức Thế Tôn, có thấy.

- Này các thầy Tỳ-khưu, vậy các người nghĩ chuyện này thế nào, sự vào ngồi ôm, nằm ôm các vị công chúa, hay con của các bực Bà-la-môn giàu có, cùng con gái của các hàng quí tộc bàn tay bàn chân của các cô ấy mềm và đỏ như son. Trong hai điều ấy điều nào quí quá hơn?

- Bạch Ðức-Thế-Tôn sự vào ngồi ôm, nằm ôm các vị công chúa hay con của các bực Bà-la-môn giàu có, hoặc con gái của hàng quí tộc, quí hơn là ôm đống lửa nóng.

- Này các thầy Tỳ-khưu, Như Lai xin báo cho các thầy, và xin nhắc các thầy, sự phạm giới, kẻ đê tiện, hành động xấu xa, dấu tội lỗi đê tiện: không phải là Sa-môn mà tự cho là Sa-môn; không có Phạm hạnh mà tự cho là mình có Phạm hạnh, kẻ có sự hôi thúi bên trong, có sự dục vọng mạnh mẽ tột độ, người như đống rác hôi thúi, lại vào ôm, nằm ôm các vị công chúa, con gái hạng Bà-la-môn giàu sang, con gái hàng quí tộc tay chân mềm và đỏ như son không cao quí đâu. Hãy vào ôm đống lửa đang cháy to kia cao quí hơn. Tại sao? Vì người vào ôm đống lửa ấy chỉ khổ vì lửa đốt gần, hay chết, cái khổ chết vì lửa thiêu đốt ấy, sau khi chết người đó không sanh vào ác đạo là địa ngục, ngạ quỉ. Còn kẻ phá giới, chấp chứa pháp đê tiện trong tâm, hành động xấu xa, đáng khinh bỉ, che dấu sự xấu xa đê tiện, không phải là Sa-môn mà tự cho mình là Sa-môn, không phải người hành Phạm hạnh cũng tự cho rằng hành Phạm hạnh, bên trong hôi thúi, lòng dục vọng cao tột độ, cũng như là đống rác hôi thúi; vào ngồi ôm, nằm ôm công chúa, con gái các bực Bà-la-môn giàu sang, con gái hàng quí tộc bàn tay, bàn chân mềm và đỏ, người ấy sẽ bị tiêu diệt, không có lợi ích chi cho mình, mà phải bị khổ thời gian rất lâu dài, vì khi chết phải sanh vào ác đạo thời gian dài vô tận.

- Này các thầy Tỳ-khưu, các thầy nhận thức thế nào? Có người kia rất mạnh dùng dây da thật chắc cột vào chân (của các người) rồi kéo qua kéo lại, dây da bắt đầu trầy da đất, kế đó đến da, đứt đến thịt, đến gân đến xương đến chảy tủy ra mới ngừng tay lại. Và sự lễ bái của nhà vua cao quí, các bậc Bà-la-môn cao thượng, các hàng quí tộc. Trong hai điều này điều nào quí hơn?

- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, sự thỏa thích trong sự lễ bái của các nhà vua cao quí, các hạng Bà-la-môn cao thượng, các nhà quí tộc cao quí hơn là bị cột chân bằng dây da rồi kéo tới kéo lui đến khi bị đứt da đất đến da v.v... thật là khổ.

- Này các thầy Tỳ-khưu, Như-Lai xin nhắc các thầy người phá giới kẻ hành động đê tiện v.v... như đống rác thúi hôi mà lại thỏa thích sự lễ bái của các nhà vua cao thượng, hay Bà-la-môn quí báu, cùng các hàng quí tộc thì không có gì cao quí đâu, nên có người đến dùng dây da cột chân kéo tới kéo lui làm cho trầy da v.v.... như vậy quí hơn. Tại sao vậy? Vì khi người bị cột bằng dây da kéo tới kéo lui làm đứt da v.v... như vậy khổ thật, chỉ chết một kiếp này thôi; nhưng không bị đọa vào ác đạo là địa ngục ngạ quỉ vì điều kể trên. Còn kẻ phá giới hành động đê tiện v.v.. ví như đống rác hôi thúi mà thỏa thích với sự lễ bái của các nhà vua, các hàng Bà-la-môn hàng quí tộc, sự tai hại, sự không lợi ích bị khổ thời gian vô tận sẽ là của người phá giới ấy, và người phá giới ấy phải bị sanh vào ác đạo là địa ngục, ngạ quỉ.

- Này các thầy Tỳ-khưu, các thầy nghĩ điều này thế nào? Có người rất mạnh dùng cây giáo rất bén đâm vào giữa ngực và sự lễ bái của hàng vua chúa quí trọng, hàng Bà-la-môn cao thượng và hàng quí tộc hai điều ấy điều nào quí hơn?

- Bạch hóa Ðức Thế tôn, sự thỏa thích trong sự lễ bái của hàng vua chúa, hạng Bà-la-môn và hàng quí tộc quí hơn là bị giáo hóa vào ngực, tim gan lòi ra thật là khổ.

- Này các thầy Tỳ-khưu, Như Lai xin bảo các người, xin nhắc nhở các người. Kẻ phá giới v.v... như đống rác hôi thúi mà thỏa thích với sự lễ bái của hàng vua chúa, Bà-la-môn và hàng quí tộc thì có quí gì. Có người có sức mạnh dùg giáo đâm vào ngực ấy quí hơn. Tại sao vậy? Vì người bị đâm ấy chỉ bị khổ gần chết hay chết, vì sự bị đâm ấy, không phải bị sanh vào cõi ác là địa ngục, ngạ quỉ vì cái đâm ấy. Còn kẻ phá giới v.v.. Tâm như đống rác hôi thúi mà thỏa thích với sự cúng dường của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc hằng bị tai hại không có lợi ích bị khổ sở vĩnh viễn vô tận. Người phá giới sau khi chết phải sanh vào ác đạo.

- Này các thầy Tỳ-khưu, các người nghĩ thế nào? Có người kia có sức khoẻ dùng một tấm sắt đốt cháy đỏ quấn vào mình ngươi, và sự dùng y phục mà người dâng cúng bằng đức tin của vua chúa, Bà-la-môn và hàng quí tộc, hai điều này điều nào quí hơn?

- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, sự dùng y phục của hàng vua chúa; Bà-la-môn và hàng quí tộc dâng cúng qúi hơn cái người dùng tấm sắt đốt đỏ quấn vào mình thật là nóng và khổ sở.

- Này các thầy Tỳ-khưu? Như Lai bảo các người, và xin nhắc nhở các người, kẻ phá giới v.v... như đống rác hôi thúi, xử dụng y phục của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc cúng dường bằng đức tin thật là không cao quí, chuyện mà người có sức mạnh đem tấm sắt đốt đỏ quấn vào mình quí hơn. Tại sao vậy? Vì người bị quấn tấm sắt nướng đỏ chỉ có khổ gần chết, hay bị chết vì tấm sắt nướng đỏ ấy, nhưng sau khi chết không bị đọa vào ác đạo là địa ngục ngạ quỉ, những kẻ phá giới xử dụng y phục của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc cúng dường bằng đức tin, kẻ ấy sẽ bị tai hại không có sự lợi ích chi, sau khi chết phải sanh vào ác đạo thời gian dài vô lượng.

- Này các thầy Tỳ-khưu, các người nghĩ thế nào? Có người kia nó sức mạnh đem những viên sắt đốt đến cái miệng (các người ra) rồi đổ những viên sắt ấy vào. Những viên sắt ấy làm cháy môi, miệng lưỡi, cổ ngực đến bao tử, ruột già ruột non và sự thọ thực vật thực của hàng vua chúa, Bà-la-môn và hàng quí tộc cúng dường bằng đức tin. Hai điều này điều nào quí báu hơn?

- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, sự thọ thực vật thực của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc cúng dường bằng đức tin quí báu hơn là người cạy miệng đổ sắt cục nướng đỏ vào miệng, điều này thật là khổ.

- Này các thầy Tỳ-khưu, Như Lai xin bảo các thầy, xin nhắc nhở các thầy kẻ phá giới v.v... Như đống rác hôi thúi mà lại thọ thực của cúng dường của chúa Bà-la-môn hay hạng quí tộc nào có quí gì, người có sức mạnh, cạy đổ sắt cục đốt đỏ cao quí hơn. Tại sao vậy? Vì người bị đổ cục sắt nướng đỏ vào miệng khổ gần chết hay chết một kiếp này thôi. Nhưng sau khi chết không bị sanh vào ác đạo.. Còn kẻ phá giới v.v.. như đống rác thúi thọ thực của hàng vua chúa Bà-la-môn hay hàng quí tộc cúng dường bằng đức tin. Kẻ ấy sẽ bị tai hại, sự vô ích, bị khổ sở rất lâu dài, và sau khi chết bị đọa vào ác đạo.

Này các thầy Tỳ-khưu, có người kia có sức mạnh nắm đầu hay cổ (của các người) đè lên trên cái giường bằng sắt đang cháy đỏ và sự xử dụng nệm của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc dâng cúng bằng đức tin. Hai điều này điều nào cao quí?

- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, sự cúng dường của vua chúa cao quí hơn sự bị bắt đè nằm trên giường đang bị đốt cháy đỏ. Sự thật sự bị nằm trên giường cháy đỏ thật là khổ.

- Này các thầy Tỳ-khưu, Như Lai xin bảo các người, xin nhắc nhở các người, kẻ phá giới v.v... như đống rác hôi thuí mà xử dụng giường dâng cúng bằng đức tin của các bực vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc thì có quí giá gì. Người có sức mạnh đến nắm đầu hay cố đè nằm trên giường đang bị đốt cháy đỏ quí hơn. Tại sao vậy? Vì người ấy chỉ khổ gần chết hay chết vì bị cháy chăng nữa, cũng chỉ khổ một kiếp không bị đọa vào ác đạo là địa ngục ngạ quỉ vì tội dùng đổ của người cúng dường bằng đức tin. Còn kẻ phá giới v.v.. như đống rác thúi mà xử dụng giường dâng cúng bằng đức tin của hàng vua chúa, Bà-la-môn và hàng quí tộc thì hằng bị tai hại và sự vô ích sự khổ não vô lượng, kẻ phá giới ấy sau khi chết phải bị đọa vào ác đạo, số ngày không lượng được.

Này các thầy Tỳ-khưu, các thầy hiểu việc này như thế nào? Có người kia có sức mạnh đến nắm hai chân (của các thầy) đưa lên trời giọng đầu xuống rồi liệng vào chảo nấu sắt đang cháy đỏ, kẻ ấy bị nấu sôi trong chảo như một cái bọt, có khi nổi lên khi chìm xuống lúc bên này lúc bên kia, lúc ở giữa chảo, người xử dụng chùa chuyền, liêu, cóc, đẹp do đức tin của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc cúng dường bằng đức tin. Sự xử dụng chùa thiền, tư thất của hàng vua chúa, Bà-la-môn và hàng quí tộc cúng dường, và sự bị nấu trong chảo sắt, nấu cháy đỏ như nước ấy cái nào quí hơn?

- Bạch hóa Ðức Thế Tôn sự xử dụng tư thất của vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc cúng dường quí hơn sự bị nấu trong chảo sắt hay cháy đỏ thật là khổ sở.

- Này các thầy Tỳ-khưu, Như Lai xin bảo các thầy, xin nhắc nhở các thầy, kẻ phá giới v.v... như đống rác hôi thúi mà xử dụng tư thất chùa dâng cúng bằng đức tin của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc thật không quí, sự mà người có sức mạnh đến nắm chơn liệng vào chảo sắt cháy đã đang sôi ấy quí hơn. Tại sao vậy? Vì người bị liệng vào ấy, chỉ khổ gần chết hay chết vị bị cháy ấy, sau khi chết người này không bị dọa vào ác đạo là địa ngục ngạ quỉ vì sự xử dụng tư thất chùa dâng cúng bằng đức tin của hàng vua chúa, Bà-la-môn hay hàng quí tộc, kẻ ấy hằng bị tai hại, và sự vô ích, sau khi chết, người ấy phải sanh vào ác đạo là địa ngục ngạ quỉ, lâu không lượng được.

Này các thầy Tỳ-khưu, vì vậy các thầy nên nhớ và học như vầy: Ta xử dụng y phục, vật thực, thuốc men, chỗ cư ngụ của các nhân vật ấy quá nhiều, và sự xuất gia của ta có sự lợi ích chăng?

Này các thầy Tỳ-khưu, hơn nữa các người nên học rằng: Khi quán tưởng thấy sự lợi ích, nên ráng cố gắng làm cho sự lợi ích kết quả bằng sự không dễ duôi. Khi quán tưởng thấy sự lợi ích của kẻ khác nên phải cố gắng làm cho sự kết quả bằng sự không dễ duôi hay nên quán tưởng thấy sự lợi ích cả hai nên cố gắng làm cho được kết quả cả hai.

Trong bài kinh này có ý nghĩa là: Nếu thầy Tỳ-khưu có giới hạnh không trong sạch mà xử dụng bốn món vật dụng của thí chủ cúng dường thì có tội như Ngài đã dạy.

Trong Tạng kinh bộ Anguttaranikĩya Dasakanipata, bài kinh Abhinhapacca Vekkhanadhammassutta, Ðức Thế Tôn dạy.

Này các thầy Tỳ-khưu, Mười pháp này Hành giả luôn luôn cần phải quán tưởng. Mười pháp ấy là chi? Mười pháp mà Hành giả nên quán tưởng là:

1. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng rằng: ta là người có hình dáng khác hơn người Thế Tục.
2. Hành giả nên quán tưởng rằng: sự hành đạo khác của ta còn phải có (ngoài sự hành chứng này).
3. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng: Ðời sống của ta phải nương nhờ nơi kẻ khác.
4. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng rằng: Họ có thể chỉ trích ta về vấn đề giới hạnh hay không?
5. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng rằng: Chư đạo hữu của ta là bực Trí thức, có thể chỉ trích ta, về phương diện giới đức hay không?
6. Hành giả nên quán tưởng rằng: ta sẽ bị chia lìa những nhân vật thương yêu quí mến ta.
7. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng rằng: ta có nghiệp là di sản của ta, là quyến thuộc. Nghiệp là sanh nơi sanh ra ta, Nghiệp là quyến thuộc ta, Nghiệp là nơi nương nhờ của ta, ta tạo ra Thiện nghiệp hay Ác nghiệp thì quả ấy sẽ đến với ta.
8. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng rằng: Ngày đêm hằng trôi qua, vậy giờ đây ta đang làm gì?
9. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng rằng: ta có thích ở nơi tưi thất vắng vẻ hay không?
10. Hành giả nên luôn luôn quán tưởng rằng: trì giới là Giải thoát tri kiến, là Pháp diệt Phiền não của các bực Thánh nhơn đã đắc. Vậy ta đã có hay chưa?

Này các thầy Tỳ-khưu, đây là Mười pháp mà các bực xuất gia phải luôn luôn quán tưởng.

Tạng kinh bộ Khuddakanikãya Itivuttaka, bài kinh Ubhoatthasutta có dạy:

Ta là Ananda có nghe như vầy:

Ðức Thế Tôn dạy: Này các thầy Tỳ-khưu, chỉ có một pháp mà các thầy Tỳ-khưu hành rồi, hành nhiều rồi, hằng được hai điều lợi ích. Hiện tại là một và Vị lai là một. Một pháp áy là Pháp chi? Là sự Không Dễ Duôi trong thiện pháp. Này các thầy Tỳ-khưu, Pháp này mà các thầy hạnh rồi, hành nhiều rồi đem sự lợi ích đến cho các thầy kiếp hiện tại và kiếp vị lai.

Ðức Thế Tôn dạy:

Các bực Trí tuệ hằng ngợi khen sự không dễ duôi trong các sự làm lành. Các bực Trí tuệ không dễ duôi thì hay nắm giữ hai điều lợi ích hiện tại và vị lai. Các bực Trí thức được gọi là Trí thức và các Ngài đã được hai điều lợi ích.

Tạng kinh bộ Anguttaranikãya, Pancakanipãta, bài kinh Asaddãsutta:

Này các thày Tỳ-khưu, Thầy Tỳ-khưu có 5 pháp này làm cho người không kính mến, không vừa lòng, không ngợi khen. Năm pháp ấy là chi? Năm pháp ấy là:

1. Không có đức tin.
2. Không hổ thẹn tội lỗi.
3. Không ghê sợ tội lỗi.
4. Lười biếng.
5. Không có trí tuệ.

Thầy Tỳ-khưu có năm pháp này làm cho người không kính mến. Trái lại có 5 pháp trái ngược lại thì làm cho người kinh mến.

Tạng kinh, bộ Khuddakanikãya Itivuttaka, bài kinh Punnasutta:

Ðức Thế Tôn có dạy: Này các thầy Tỳ-khưu. Các thầy đừng kinh sợ phước. Tiếng gọi Phước là tên của sự an vui, là nên mong ước, ưa, mến yêu thương. Này các thầy Tỳ-khưu Như-Lai đã hiểu rằng Tuệ giác rằng: Quả ấy đáng yêu thương, ưa thích, mà ta đã thọ hưởng từ lâu. Ta phải hành Tâm Từ cả bảy năm. Ta không sanh lại trong cõi này đến bảy kiếp Thành, Hoại (Samvattavivattakappa). Này các thầy Tỳ-khưu, khi kiếp hoại Như Lai sanh vào cõi Phạm-thiên. Khi kiếp Thành Như Lai cũng ở trong tòa lầu trong cõi Phạm-thiên. Này các thầy Tỳ-khưu, được biết rằng Ta là Phạm-Thiên, là Ðại Phạm-thiên không có ai cai quản ta. Ta là người thấy rõ quá khứ Vị lai và Hiện tại.

Ðức Thế Tôn liền thuyết tiếp:

Người muốn sự lợi ích, nên tạo Phước, và phước là sự cao quí nhứt. Quả của Phước là sự an vui. Vậy nên hành hạnh Dãna - Bố thí, Dama - Dạy tâm mình, Sannama - Từ Bi.

Bực Trí thức nên hành ba hạnh ấy, Ba pháp ấy là nhân đưa phước đến sẽ sanh về cõi không có sự làm hại lẫn nhau là nơi an vui.

Trong Tạng Kinh bộ Samyuttanikãya Salãyatana-vagga, bài kinh Dãrukhandhasutta:

Ðức Thế Tôn có dạy:

Lúc nọ Ðức Thế Tôn ngự gần mé sông Gangã. Ngài trông thấy một thân cây to đang trôi ngang qua giữa giòng sông. Ðức Thế Tôn mới phán hỏi các thầy Tỳ-khưu rằng: Này các thầy Tỳ-khưu, các thầy có thấy không: Một thân cây to đang bị nước lũ cuốn đi giữa giòng sông Gangã?

Các Tỳ-khưu bạch: Bạch hóa Ðức Thế Tôn, có thấy.

- Này các thầy Tỳ-khưu, nếu thân cây ấy, không tấp vào bờ bên này, hay bờ bên kia, không chìm, không mắc cạn, không bị người kéo vô hoặc bị phi nhơn giữ lấy, không bị nước xoáy vận, không bị thúi bên trong thân cây. Với những sự nói trên nếu không xảy ra cho thân cây này, thì nó sẽ được trôi ra đến biển cả. Ðiều này quí vị thấy thế nào?

Này các thầy Tỳ-khưu, nếu các thầy không ghé vào bờ bên kia, không chìm giữa giòng sông, không bị mắc cạn, không bị người hay phi nhơn bắt giữ, không bị nước xoáy vận, không bị thúi bên trong, các người có những điều nói trên, thì các người được đến Niết-bàn.

Khi ấy có vị Tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Thế Tôn rằng: Bạch hóa Ðức Thế Tôn. Bờ bên này là gì? Bờ bên kia là gì? Sự không chìm giữa giòng sông là gì? Sự mắc cạn là gì? Sự bị người bắt là gì? Sự bị Phi nhơn bắt là gì? Bị nước xoáy là gì? Sự hôi thúi bên trong là gì?

- Này thầy Tỳ-khưu, tiếng nói bờ bên này là tên của Lục căn, bờ bên kia là tên của Lục trần. Chìm giữa sông là giòng sông. Tham ái, mắc cạn là tên của sự ngã mạn.

Này thầy Tỳ-khưu. Vậy bị người bắt ấy là gì? Thầy Tỳ-khưu trong Pháp luật này là người còn bận rộn, còn thân với vui buồn của Thiện tín; khi thấy Thiện tin vui thì vui theo, thấy buồn thì buồn theo. Này thầy Tỳ-khưu, đây gọi là (thầy Tỳ-khưu) bị người bắt.

Này thầy Tỳ-khưu, còn bị Phi-nhơn bắt là thế nào? Thầy Tỳ-khưu trong Phật giáo hành Phạm Hạnh mà còn ước nguyện được sanh làm cho chư Thiên. Này thầy Tỳ-khưu, đây gọi là người bị Phi nhơn bắt.

Này thầy Tỳ-khưu, tiếng nói là nước xoáy ấy là tên của Ngũ trần. Còn chi gọi là thúi bên trong? Thầy Tỳ-khưu, trong Phật giáo này là kẻ phá giới, hành động đê tiện xấu xa (Ý nói giới mà không dám chịu tội để ẩn nơi cửa Phật). Không phải là bực Sa-môn mà tự cho mình là hạng Sa-môn. Không phải là bực hành Phạm hạnh. Ðây là người hôi thúi bên trong. Tâm ướt át vì trần dục cũng như cây chổi cùn, đây gọi là người thúi bên trong.

Tạng Kinh bộ Samyuttanikãya Salayatanavagga, đoạn nói về biển cả (Samudavagga):

Ðức Thế Tôn có dạy như vầy: - Nầy các thầy Tỳ-khưu, hàng phạm nhơn không được nghe (hiểu), hằng nói rằng "Biển Cả, Biển Cả". Này các thầy Tỳ-khưu, theo Pháp luật của Như-Lai biển cả ấy không phải là biển, nó chỉ là một ao nước lớn vậy thôi. Mắt của con người mới thật là biển cả, là đại dương. Mắt là nguyên nhân thấy sắc đẹp. Người nào có một sức mạnh tuyệt đối, nhẫn nại chịu đựng được sự trông thấy sắc đẹp (mà không rung động) do nơi mắt, người ấy mới gọi là Sa-môn, là Bà-la-môn, đã qua được biển cả, đại dương là Nhãn Căn. Biển cả ấy có sóng to gió lớn, nước xoáy mạnh, thú dữ và Ma-da. (Xin hiểu, Nhĩ ,Tỷ, Thiệt, Thân và Ý cũng như Nhãn).

Ðức Thế Tôn dạy: Kẻ nào qua được biển có nhiều sống to, gió lớn nước xoáy vận mạnh, thú dữ Ma-da thật là nơi rất hãi hùng, kinh khủng. Thật biển này là nơi khó qua được. Người mà qua được gọi là người học thông Tâm Phệ đà, đến nơi tột cùng của Phạm hạnh, nơi cuối của tận Thế gian, đã đến bờ bên kia.

Trong bài kinh này đại ý Ðức Thế Tôn dạy, biển cả hay đại dương người có thể dùng ghe thuyền, tàu bè vượt qua được dễ dàng, mặc dầu có nhiều nguy nan, nhưng biển cả khó mà qua được của con người là mắt, mũi, tai, lưỡi, thân và tâm là biển có rất nhiều sự nguy hiểm khó mà qua được. Sở dĩ chúng ta còn luân hồi đây là vì còn chìm đắm trong 6 cái biển kể trên, chúng ta chạy theo sắc đẹp, tiếng hay v.v... vì vậy nên dễ duôi không thể hànhy Phạm-hạnh để thoát khỏi nơi trầm tịch ấy.

Ðức Thế Tôn dạy chư Tỳ-khưu muốn qua khỏi biển ấy thì nên hành động theo Tứ-thanh-tịnh giới.

Ðây là phương pháp để hành qua sáu cái biển cả hay gọi là đại dương ấy. Tạng kinh, bộ Samyuttanikãya Sãlãyatanavagga, bài kinh Sukhumasutta:

Ðức Thế Tôn có dạy rằng: - Này các Thầy Tỳ-khưu, có chuyện như vầy, một buổi chiều nọ có một con rùa đang đi kiếm ăn ở một bờ sông nhỏ. Ðồng thời cũng có một con chó chóc cũng đi kiếm ăn gần nơi ấy, rùa ta trông thấy chó chóc, liền rút đầu và bốn chân vào trong cái mai, và nằm im.

Này các thầy Tỳ-khưu, cũng như chó chóc đã thấy rùa từ đằng xa, nó đi lần đến và nghĩ bụng rằng: Ta đợi đến chừng nào con rùa này nó ló đầu hay tay chân ra ta liền cắn lấy và đập vào góc cây cho bể ra và ăn thịt nó. Ðợi lâu quá, rùa không ló đầu hay bốn chân ra, chó ta nản chí bỏ đi. Ðiều này ví dụ như thế nào? Này các thầy Tỳ-khưu cũng ví như Ma vương, có tâm bất chính, hằng đến gần các thầy, vì nghĩ bụng rằng: Có khi ta sẽ có được cơ hội tốt nơi Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn của các thầy Tỳ-khưu, thâm nhập vào phá hoại Phạm hạnh.

Vì vậy các thầy Tỳ-khưu hãy thu thúc lục căn, khi trông thấy sắc không nên chấp sắc đẹp ấy làm Ðề mục, nên cố hành thu thúc nhãn căn. Khi các thầy không thu thúc nhãn căn; đó là nguyên nhân để Ác Pháp rất độc là Tham lam Sân hận xâm nhập làm tâm phá hoại Thiện pháp. Vậy nên phải thu thúc Nhãn căn.

(Xin quí vị biết nhĩ căn v.v... cũng như nhãn căn).

Này các Tỳ-khưu, khi các thầy thu hút các căn (được thanh tịnh). Khi ấy Ma vương tâm hung ác ấy sẽ không còn sự quyến luyến không còn có cơ hội, nó sẽ xa lánh các thầy, cũng như chó chóc hết còn quyến luyến con rùa và lại bỏ đi.

Ðức Thế Tôn dạy: Này các thầy Tỳ-khưu, Thầy Tỳ-khưu, giữ Tâm ở chắc trong Thiện pháp, thì Ái dục, Ngã mạng, Tà kiến sẽ không quyến luyến, không làm hại người khác, diệt được phiền não rồi, không chê bai chỉ trích kẻ nào khác, cũng như rùa rút đầu bốn chân vào cái mai của nó vậy.

Bài kinh này đại khái Ðức Thế Tôn dạy, thầy Tỳ-khưu phải có thu thúc Lục căn, không nên để Tâm mê luyến theo ngũ trần lục dục. Người tu hằng bị những sự cám dỗ bên ngoài, quên mình là bực cao cả, hành đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường, hạng đứng đều trong hạng Tứ chúng. Phật pháp tồn vong đều do nơi bực hướng đạo. Người tu trước là tự giải thoát cho bản thân mình, sau dùng đức hạnh mà hóa độ chúng sanh.

Tạng kinh, bộ Anguttaranikãya Chakkanipãta, bài kinh Rattisutta, Ðức Thế Tôn có dạy:

- Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu có sáu điều trong Tâm làm cho thiện Pháp bị tiêu diệt. Sáu điều ấy là gì? Là:

1. Các thầy Tỳ-khưu trong Pháp luật này là người ham muốn đê tiện, tâm bực bội, không có tri túc trong Tứ vật dụng.
2. Là thầy Tỳ-khưu không có Ðức Tin
3. Là kẻ phá giới.
4. Là kẻ lười biếng.
5. Là kẻ có trí nhớ không chắc chắn.
6. Là kẻ không có trí tuệ.

Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu, có sáu pháp nay chỉ có tiêu diệt Thiện pháp thôi, chớ không hy vọng tiến hóa những ngày đêm đã qua. Trái lại, thầy Tỳ-khưu nào có sáu pháp trái với sáu pháp kể trên sẽ được tiến hóa theo giáo pháp.

Theo Chú giải: tiếng nói ham muốn đê tiện nơi đây có nghĩa là ham muốn Tài Sắc, Lợi Danh như người tại gia cư sĩ.

Tiếng nói: Kẻ Phá giới có nghĩa là người không yêu giới luật, không hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi, mặc dầu biết phạm giới những vẫn để phạm, có khi lại còn nói rằng: Không phạm, vì viện lý lẽ này, lý lẽ nọ. Người như thế gọi là kẻ phá giới. Người như thế Ðức Thế Tôn gọi là Ðống Rác Thúi. Vì các vật gì nhơ bẩn người không dùng nữa, đều đem bỏ ở đống rác. Thầy Tỳ-khưu phá giới là người xấu nhứt, Ðức Thế Tôn gọi là tên cướp lợi hại nhứt. Vì tướng cướp thật còn bị nhà chức trách truy tầm, trái lại thầy Tỳ-khưu phá giới vẫn sống một cách thong thả, được người cúng dường vật thực, ngọt ngon, y phục, thuốc men, chỗ ở tốt đẹp với tất cả tấm lòng cung kính, nếu khi dâng cúng mà các thầy không dùng người thí chủ thấy mình rất buồn; đã được người cho mà còn lạy lục yêu cầu, thật là một tên cướp lợi hại nhứt. Tướng cướp là thầy Tỳ-Khưu phá giới là tướng cướp mà Ðức Thế Tôn gọi là Mahãcora (Tướng cướp vĩ đại).

Trong tạng kinh, bộ Khuddakanikãya Itivuttaka, bài kinh Ãtãpisuta:

Ðức Thế Tôn có dạy rằng: Này các thầy Tỳ-khưu, Thầy Tỳ-khưu không có sự tinh tấn, không có ghê sợ tội lỗi thì không thể đắc quả Bồ đề được, không thể đắc Niết bàn được, không thể hiểu thấu pháp là nhân thoát khỏi trầm nịch được. Này các thầy Tỳ-khưu, Thầy Tỳ-khưu có tinh tấn, có ghê sợ tội lỗi, xứng đáng là người đắc quả Bồ Ðề, là người thông hiểu, giác ngộ pháp là nhân thoát khỏi trầm nịch.

Ðức Thế Tôn liền dạy câu kệ:

- Thầy Tỳ khư không có sự tinh tấn, không có sự ghê sợ tội lỗi. Lười biếng, hành sái theo Chánh pháp, nhiều sự mê ngu, phóng tâm, không có hổ thẹn tội lỗi, không có sự chú tâm. Thầy Tỳ-khưu như vậy không thể đắc quả cao thượng được.

Còn về phần thầy Tỳ-khưu nào có Trí nhớ, Trí tuệ, yêu bản thân mình, có Thiền định, có tinh tấn, không dễ duôi, cắt đứt tất cả các phiền não, có sự kinh sợ tội lỗi, diệt tận phiền não là vật đưa chúng sanh sanh trong cảnh già đau chết. Chắc chắn thầy Tỳ-khưu ấy sẽ đắc quả cao thượng giải thoát trong kiếp này.

Tạng kinh bộ Khtddakanikãya Itivuttaka, bài kinh Parihãnasutta:

Ta là Ananda có nghe như vầy:

Ðức Thế Tôn có thuyết: Này các thầy Tỳ-khưu, có ba pháp hằng làm cho thầy Tỳ-khưu bị tiêu diệt. Ba pháp ấy là chi?

Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu trong giáo pháp của Như Lai ưa thích việc làm, cố gắng tìm việc để làm là một. Là người ưa nói chuyện vô ích, thỏa thích sự nói chuyện vô ích, tìm để nói chuyện vô ích là một. Là người ưa ngủ, thích trong sự ngủ, tìm chỗ để ngủ. Này các thầy Tỳ-khưu, ba pháp này hằng làm cho thầy Tỳ-khưu bị tiêu diệt.

Nầy các thầy Tỳ-khưu, ba pháp này hằng làm cho thầy Tỳ-khưu không bị tiêu diệt và tiến hóa lên. (Nếu biết ba pháp trái ngược ba pháp kể trên)

Khi dạy xong Ngài liền dạy câu kệ:

- Thầy Tỳ-khưu thích làm việc, thích nói chuyện vô ích, thích ngủ và phóng tâm như thế này thì không thể nào đắc quả Bồ đề được. Vì vậy các thầy Tỳ-khưu, các thầy phải có việc làm hữu ích, xa lánh sự ngủ, không phóng Tâm vì vị Tỳ khưu như vậy mới xứng đáng đắc quả Bồ Ðề được.

Theo bài kinh này, tiếng nói ưa thích việc làm đây có ý nói là ưa thích việc tạo tác chùa hay tư thất đẹp, đây chỉ làm cho bận sự tu hành. Người tu theo trong kinh Ðại Niết Bàn dạy như là con chim chỉ có cặp cánh không mà thôi, vì vậy chim bay trong không trung bao năm, cũng không để dấu vết chi trên không trung cả. Người xuất gia là người có cái mà người tại gia không có: Nghĩa là có giới đức trong sạch mà người tại gia không thể có, không có Tài, tình, danh, lợi như người tại gia đã có. Ðức Thế Tôn dạy không nên ưa thích tạo tác những gì hết, nên ưa thích trao dồi những gì mà chính bản thân mình còn thấy thiếu như Mười pháp mà thầy Tỳ-khưu nên cần phải quan sát luôn luôn.

Trong Tạng Kinh, bộ Anguttaranikãya Pancakanipãta, Ðức Thế Tôn có dạy rằng:

Này các thầy Tỳ-khưu có năm pháp này làm cho thầy Tỳ-khưu bị lu mờ trong Phật giáo. Năm pháp ấy là gì? Năm pháp ấy là: Là người ham thích sự tạo tác, thích nói chuyện, thích ngủ, thích thân cận với nhiều người, không thích quan sát Tâm coi đã giải thoát chưa.

Này các thầy Tỳ-khưu. Năm pháp giới này là pháp hằng đem sự tiêu diệt đến cho các thầy Tỳ-khưu.

Trong bài kinh này nói sự tạo tác đây là sự tạo chùa, tư thất đẹp hay lớn. Sự thật, có nhiều bài kinh Ðức Thế Tôn không dạy các vị Tỳ-khưu tạo chùa chiền, tư thất, Ngài chỉ dạy tu hành mà thôi, càng trì túc ở nơi cội cây hay rừng thanh vắng càng hay hơn. Tôn chỉ của người xuất gia là càng bỏ bớt đi càng hay, không phải bỏ gia đình nhỏ tìm cái gia đình vĩ đại hơn là chùa to Phật lớn. Người xuất gia chỉ có một phận sự là giải thoát ngoài tất cả mọi việc gì mà người đời đã có.

Tạng kinh bộ Anguttaranikãya Tikanipãta Yodhavaga, bài kinh Yodhasutta:

Ðức Thế Tôn có dạy rằng: Này các thầy Tỳ-khưu, phàm người chiến sĩ chuyên nghiệp phải có hội đủ ba điều kiện quan trọng đáng cho nhà vua trọng dụng. Ba điều quan trọng ấy là chi?.

Này các Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu trong pháp luật này phải: 1. Bắn tên cho thật xa. 2. Bắn thật trúng đích. 3. Hủy diệt được vật to lớn.

Này các thầy Tỳ-khưu, Thầy Tỳ-khưu bắn tên đi thật xa đó là gì? Nghĩa là: thầy Tỳ-khưu trong pháp luật này, phải luôn luôn quán tưởng Sắc nào chẳng hạn có trong kiếp quá khứ vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô siễn hay vi tế, đê tiện hay cao quí, ở xa hay ở gần. Tất cả những vật ấy bằng trí tuệ thấy rõ rệt rằng: Ðó không phải của ta, đó không phải là Ta, đó không phải là thân hình ta. Nên quán tưởng thấy Thọ, Tưởng, Hành, Thức cùng một thể như vậy. Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu bắn tên đi thật xa được là như vậy.

Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu bắn thật trúng đích là thế nào? Thầy Tỳ-khưu trong pháp luật này hiểu rõ rằng: Ðây là Khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ, đây là đường hành diệt khổ. Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu bắn tên là trúng đích là như vậy.

Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu diệt trừ được vật to lớn là thế nào? Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu trong pháp luật này, tiêu diệt được Vô minh vĩ đại, này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu diệt được thân hình vĩ đại là vậy.

Này các thầy Tỳ-khưu, thầy Tỳ-khưu có được ba pháp này đáng cho người cung kính v.v... là phước điền cao thượng của nhơn loại hơn các phước điền khác.

Tạng Kinh bộ Anguttaranikãya Dasakanipãta, Tatiyapannãsakasannamagagga, bài kinh Samanasannasutta:

Ðức Thế Tôn có dạy rằng: Này các thầy Tỳ-khưu, Samanasannã (Tưởng của vị Sa môn) có ba điều, các thầy nên hằng niệm tưởng, khi hằng niệm tưởng làm cho tiến hóa thì 7 pháp sẽ tăng tiến.

Samanasannã (tưởng của vị sa môn) có ba điều là gì? Thầy Tỳ-khưu nên niệm tưởng rằng:

- Ta có hình dáng khác hơn người thế tục.
- Ðời sống của ta nhờ và vào người khác.
- Ta còn cần phải hành thêm những hạnh khác ngoài ra những hạnh này nữa.

Này các thầy Tỳ-khưu, Ba điều niệm tưởng của Tỳ khưu, mà vị Tỳ-khưu đã thực hành cho tiến hóa thì sẽ làm cho bảy pháp được đầy đủ. Bảy pháp ấy là chi? Bảy pháp ấy là:

- Thầy Tỳ-khưu luôn luôn phải hành đúng theo giới luật.
- Là thầy Tỳy-khưu không tham lam.
- Là thầy Tỳ-khưu không bao giờ làm hại kẻ khác.
- Là thầy Tỳ-khưu không Chấp Ngã (Ta)
- Là thầy Tỳ khưu ham học hỏi.
- Là thầy Tỳ-khưu hằng không quán tưởng các Tứ vật dụng của đời sống của mình rằng: Những vật dụng này có lợi ích như thế này (dây có nghĩa là vật dụng này dùng để tu hành giải thoát) Quán tưởng xong mới xử dụng.
- Là thầy Tỳ-khưu hành hạnh tinh tấn.

Này các thầy Tỳ-khưu tưởng niệm của vị Sa-môn mà thầy Tỳ-khưu hành rồi, ráng hành cho được tiến hóa sẽ làm cho 7 pháp kể trên phát triển mạnh mẽ.

Tạng kinh, bộ Anguttaranikãya Sattakanipãta, bài kinh Sekhasutta:

Ðức Thế Tôn có dạy rằng: Này các thầy Tỳ-khưu, có 7 pháp làm cho các vị Tỳ-khưu Hữu học (nghĩa là các vị còn là Phàm nhơn) bị tiêu hoại (ý nói không đắc đạo quả được hay không thể duy trì được Phạm hạnh thanh cao tới cùng). Bảy Pháp ấy là chi? Bảy pháp ấy là:

- Là người ưa làm việc (đây ý nói tạo chùa, làm tháp hay tư thất).
- Là người ưa nói chuyện.
- Là người ưa ngủ.
- Là người thích thân cận với nhiều người.
- Là ngưòi không cai quản được căn của mình(căn đây nói Nhãn căn v.v... ý căn).
- Là người không biết điều độ trong việc thọ thực.
- Là người, khi có Tăng sự quan trọng không lo giúp việc lại trốn tránh phận sự vì nói rằng: Ðã có các vị Tỳ-khưu trưởng lão là người lãnh phận sự. Các Ngài là người chịu trách nhiệm trong các Tăng sự.

Này các thầy Tỳ-khưu, đây là 7 pháp làm cho thầy Tỳ-khưu bị tiêu diệt.

Này các Tỳ-khưu có 7 pháp làm cho thầy Tỳ-khưu được tiến hóa. Bảy pháp ấy là chi? Bảy pháp ấy là:

- Là người không thích làm việc (tạo chùa v.v...)
- Là người không thích nói chuyện nhiều.
- Là người không thích chung đụng với nhiều người.
- Là người không thích ngủ nhiều.
- Là người đã cai quản được các Căn.
- Là người biết độ lượng trong việc thọ thực.
- Khi có Tăng sự thầy Tỳ-khưu không trốn tránh phận sự.

Này các thầy Tỳ-khưu, bảy pháp này nhân làm cho thầy Tỳ-khưu không bị tiêu diệt.

Tạng Kinh bộ Majjhimunikãya, bài kinh Mahãcattarisutta:

Ðức Thế Tôn có dạy: Này các thầy Tỳ-khưu, Như-Lai thuyết chánh mạng chia ra làm hai phần là Chánh mạng còn lẫn Phiền não và Chánh mạng không còn lẩn Phiền não là Chánh mạng cao quí tuyệt đối, đây là một trong Tám chi Ðạo.

Chánh mạng còn lẫn Phiền não là sự nuôi mạng chân chánh cao quí của Phàm nhơn chưa giải thoát khỏi Phiền não, nghĩa là còn chịu cái quả của Phiền não.

Chánh mạng không lẫn phiền não là chánh mạng của các bực Thánh nhơn, các Ngài nuôi mạng bằng phương pháp không bao giờ có cho lẫn phiền não. Các Ngài đã đứng vững trong Thánh đạo.

Này các thầy Tỳ-khưu, đệ tử hạng Thánh nhơn trong Giáo pháp này dứt bỏ Tà mạng, sống bằng sự tinh tấn, nuôi mạng cao thượng nên gọi là Chánh mạng.

Người Xuất gia nuôi mạng chân chánh là phải dứt bỏ năm pháp, Phạn ngữ gọi là Pãpãdhamma (Pháp Tội Lỗi).

1. Kuhanã, nói dối. Ðây ngụ ý nói về ý tưởng đê tiện của người xuất gia, muốn được lợi lộwc, muốn cho người kính trọng nể nang khen tặng. Nên tỏ ra mình là người có thế lực, có uy quyền sắp mưu chước để nói dối, sự nói dối này chia ra làm ba chi:

a) Paccayappatisevana, phương pháp nói dối về phần dâng cúng Tứ vật dụng, ý nói nhóm người xuất gia nhưng tâm còn nhiều Phiền não xấu xa, khi có thí chủ trong sạch hứa cúng dường Tứ vật dụng đến, trong Tâm vui mừng hầu như quên mình là người xuất gia. Nhưng bên ngoài, làm ra vẻ người tri túc không Tham muốn chi hết nhứt là không ham muốn của quí giá, chỉ cần những vật thường hay rất là xấu mà thôi.

Khi vị Thí chủ thấy người xuất gia có hạnh thanh cao như vậy thì càng phát Tâm trong sạch hơn, nên mặc dầu vị xuất gia ấy ngăn cản không cho cúng dường vật cao quí, nhưng thí chủ càng cúng dường cao quí hơn, vì nghĩ bụng rằng đây là bực Thánh nhơn. Vô tình mà vị Thí chủ đã lọt vào tròng của người xuất gia đầy mánh khoé, hay có thủ đoạn.

Khi có người dâng đồ vật cao quí, làm bộ như rất là không hài lòng và nói: Thật ra, bần đạo không muốn thọ lãnh món bố thí quí giá này. Nhưng, bần đạo nhận đây, vì muốn giúp cho quí vị được nhiều phước báo cao thượng mà thôi. Nếu Bần đạo không thu nhận, thì mất đức tin của các vị, làm quí vị kém nhước. Khi mà quí vị đem đến mà không thọ coi cũng không được. Nếu vị ấy, không nói ra miệng như thế thì tỏ vẻ buồn, như là vì bắt buộc phải thọ lãnh chớ lòng thì không muốn.

b) Sãmantajappana. Nói dối bằng cách nói úp mở để cho người biết gián tiếp là ta là bực cao nhơn, đắc được pháp của bực cao nhơn. Trong giáo pháp của Ðức Thế Tôn thật thanh cao, nhưng vì chỗ thanh cao ấy, nên có hạng xuất gia giả làm thanh cao để lừa người thí chủ. Hạng này nói với thí chủ rằng: Quí vị bố thí hãy chọn bực có giới đức thanh cao, nơi đây có vị thường hay dùng y như thế này, Bát như thế kia, hình dạng Ngài như thế nọ. Vị ấy là vị Thánh nhơn; A-la-hán, đức hạnh thanh cao tuyệt đối. Vị xuất gia ấy chỉ ngay nơi mình, nhưng nói vậy để người ngoài nhìn vào biết nó là ai.

Hoặc là dùng lối khen mình như vầy: có nhiều người ca tụng bần đạo rằng: Ðã già rồi (hay vẫn còn trẻ) nhưng rất cố hành đạo giải thoát, không cho tâm nhiễm Thế gian pháp, không ham mê lợi lộc, vật dụng cúng dường của thí chủ. Thật là không giống với hạng già (trẻ) khác ở thế gian này.

Hoặc nói: Những chuyện gì trong chùa này đều ở trong tay bần đạo điều khiển, nếu không có bần đạo thì nhưĩng của cải động sản của Tăng tiêu diệt hết, thật là cực nhọc nhưng không thể bỏ được. Không biết giao viện này lại cho ai để yên tỉnh tu hành.

Người xuất gia nói với cư sĩ hay người Thí chủ như vậy, hay chuyện tương tự như vậy, ý nói, nói làm cho người biết gián tiếp ý kiến của mình để người kính trọng hay thương hại cúng dường đều gọi là nói dối.

c) Iriyãpathasannissaitã. Phương pháp nói dối bằng sự hành động nơi bốn oai nghi. Có phần tử người xuất gia không chân chánh muốn người kính trọng, kính nể và cúng dường cho mình nên làm bộ như đã đắc bực cao nhơn, làm ra dạng mình là bực cao nhơn. Hạng này khi gặp người tại gia nào đang lúc đứng, hay ngồi nơi đồng trống hay giữa đường mà có mưa lớn chăng nữa, hoặc trong lúc trời lạnh, hay nóng, cũng làm như không màng đến sự việc bên ngoài chỉ lo thiền định của mình mà thôi, hoặc khi đang ở nơi cuộc lễ trai tăng cúng dường của Thí chủ, làm ra vẻ như đang nhập định, ngồi lim dim ra vẻ là ngoài vòng phiền não. Ðây là sự giả dối hay nói dối bằng cách hành động nơi bốn oai nghi.

2. Lapanã, sự giả dối bằng lời. Ðây chỉ hạng xuất gia đê tiện, tâm tham lam muốn của cải người, lời ca tụng nên tỏ ra là bực cao nhơn, đức rộng. Khi ở chùa hay ở nơi nào, được tin Thí chủ, hay thiện nam hoặc tín nữ muốn thỉnh chư Tỳ khưu để cúng dường, thì tự mình đề xướng lãnh phần thỉnh chư Tăng, và nói: riêng tôi thì lầm hàng vua chúa, trưởng giả, các nhà Trí thức đều trong sạch, và thường yêu cầu đến để cúng dường nên rất ít thì giờ rảnh. Nếu trong các cuộc lễ long trọng không khi nào nhà vua hay quan tể tướng quên tôi, phải có tôi mới được, người thường chọn món đắc giá cúng dường cho tôi luôn.

Nói vậy cố ý làm cho người trong sạch cúng dường vật quí giá hay mời dự cuộc lễ, gọi là nói ra lời.

3. Nemittatã, tỏ vẻ bằng cách gì cho người biết. Ðây là sự hành động của người xuất gia còn ham danh mê lợi, bộc lộ sựi ham muốn của mình ra bên ngoài bằng việc làm, hay lời nói, không biết thẹn vì da mặt dày. Thấy vật gì muốn dùng, muốn xỉn, mặc dầu là mình biết mùi vị vật ấy, nhưng làm như không biết và hỏi: Cái ấy là cái chi vậy? Không biết có ngon không? Mùi vị nó ra làm sao tôi không từng thấy, biết? Hay nói: ở xứ nào đó, thứ này không ngon, không biết xứ này có ngon không.

Hoặc giả: Làm như y rách hết không dùng nữa được, hay làm bộ than thiếu thốn v.v... Ðây là sự làm ra dấu bằng lời, hay bằng cách hành động để người biết đặng cúng dường cho.

4. Nippesikatã, nói dịu ngọt. Có nhóm xuất gia nhưng tâm vẫn còn tham muốn không bờ bến, muốn được lợi lộc, khen tặng. Nên thưòng hay mạt sát kẻ khác để nâng cao giá trị của mình. Hay nói: Quí vị ở đây, không có đức tin mạnh bằng các vị thí chủ ở nơi khác, nơi ấy, họ cúng dường thật là long trọng. Tại sao quí vị là người có tên tuổi, danh vọng mà không làm cuộc lễ vĩ đại để người khác thấy noi theo. Hạng xuất gia khen kẻ này làm cho người kia nông nỗi làm phước lớn, như vậy là người ngồi giữa hưởng lợi.

5. Lãbhena Lãbham Nijjigimsanatã. Tìm lợi lộc bằng cách đưa lợi nhỏ của mình được nơi này ra, cho nơi khác để làm mồi câu lại. Ðây là sự hành động rất đê tiện của những người xuất gia tham lam danh lợi, đem của bố thí của người này cho người khác để người ta cho lại của quí hơn hay nhiều hơn của mà chính mình đã cho ra.

Ngoài 5 pháp tội lỗi (Pãpadhamma) còn có 21 pháp gọi là Anesana (tôi xin dịch là Tà Mạng). Anesana có nghĩa là "Tìm lợi không đúng theo chánh pháp".

Người xuất gia cho đồ để được người cho lại, Ðức Phật gọi là nuôi mạng không chân chánh, có 21 điều là:

1. Veludãnam, cho người tại gia tre
2. Pattadãnam, cho lá.
3. Pubbadãnam, cho bông, hoa.
4. Phaladãnnam, cho trái.
5. Dantakatthadãnam, cho tăm xỉa răng.
6. Mukhodakadãnam cho nước rửa mặt.
7. Sinãnadãnam, cho xà phòng tắm và giặt giũ.
8. Cunnadãnam, cho phấn dồi, bột thoa mình.
9. Mattikadãnam, cho đất sét.
10. Cãtukamyãtã, hạ mình nói lời tôn kính người tại gia.
11. Muggasũpatã, người xuất gia nói lời không thành thật, ít nói ra nhiều.
12. Pãribhatyatã, giữ con cho người tại gia.
13. Janghappesanikã, làm thuê cho người tại gia.
14. Vejjakamma, làm thầy thuốc.
15. Dũtakamma, làm tống thư văn cho người tại gia.
16. Pahinagamanam, ngoài trừ sự đi thơ còn một việc là đem lại nói của kẻ này nói lại với người kia thay vì viết bằng giấy
17. Pindippãtipindikã, đem vật thực mà mình đã khất thực được cho người tại gia ăn trước rồi khất thực một lần nữa mới ăn sau.
18. Dãnipadãnam, cho đi cho lại, nghĩa là khi người tại gia cho vật này thì người xuất gia lại cho vật nọ, gọi là Thù tục.
19. Vatthuvijjã, làm thầy địa lý. Coi nơi chôn và cất nhà, nơi nào hạp hay phát tài phát quan v.v...
20. Nakkhittavijjã, coi sao hạn. Nghĩa là xem sao hạn và cúng cho người v.v...
21. Angavijjã, coi tướng số.

Có chỗ dạy rằng Tà Mạng có 26 điều vì kể cả Năm pháp trước là 21 + 5 = 26 pháp Tà mạng.

Ðức Thế Tôn có dạy Tà mạng của người xuất gia thật nhiều trong bộ Kinh Trường A-hàm (Dighanikãya) đoạn Sĩlakhandhavagga, tôi không thể đem lại đầy đủ với phạm vi một quyển sách vắn tắt được. Nếu quí vị có thể xem Anh ngữ, hãy xem bộ chú giải tên Visuddhi-magga, đoạn nói về giới thì sẽ thấy rõ. Ngài rút Phật ngôn viết lại đoạn ấy. Ðoạn giải về Tà Mạng, tôi cũng viết theo Visuddhimagga.

Trong bài kinh Samanaphalasutta, bộ Dighanikãya, Ðức Thế Tôn có dạy rằng: Một lễ nữa các vị Sa-môn Bà-la-môn thọ thực những vật thực ấy các người Thí chủ cúng dường bằng đức tin. Nhưng các vĩ Sa-môn Bà-la-môn ấy lại nuôi mạng bằng nghề bất chánh. Nghề bất chánh là gì? Nghề bất chánh là:

1. Suvutthikã Bhavissati, đoán rằng: Năm nay Trời mưa nhiều tốt.
2. Dbbutthikã Bhavissati, đoán rằng: Năm nay trời mưa không tốt, nghĩa là thất mùa.
3. Subhikkham Bhavissati, đoán rằng: Năm nay lúa gạo đầy đủ.
4. Dudhikkham Bhavissati, đoán rằng: Năm nay thiếu lúa gạo.
5. Khemambhavissati, đoán rằng: sẽ có sự thái bình.
6. Bhayam Bhavissati, đoán rằng: Sẽ có sự kinh khủng, nghĩa là tai nạn như ngập lụt v.v...
7. Rogo Bhavissati, đoán rằng: sẽ có sự kinh khủng, nghĩa là tai nạn như ngập lụt v.v...
8. Arogyam Bhavissati. đoán rằng: Sẽ không có bệnh tật chi.

Người xuất gia sống bằng nghề làm thầy như vậy không gọi là sống đúng theo Chánh mạng của Phật dạy gọi là Tiracchãnavijjã nghĩa là Tà mạng.

Ðời người xuất gia mà còn sống lẫn lộn với 5 pháp Tội lỗi và 21 tà mạng cùng 8 pháp gọi là Tiracchãnavijjã, gọi là nuôi mạng không chân chánh, đó chính là Tà mạng. Khi nào xem lại thấy sự nuôi mạng của mình không lẫn những pháp ấy mới gọi là Chánh mạng.

Ðây là Trạng thái, Phận sự và Quả của Chánh mạng.

- Lakkhana, Trạng thái: Vodãna Lakkhanam. Chánh mạng có trạng thái là làm cho trong sạch. Có nghĩa là không lẫn với những tội lỗi ở đời với Luật nhà Phật.

- Kicca, Phận sự: Nãyãjĩvappavattiraso. Chánh mạng là có tánh cách hành động nuôi mạng là vật đưa người ra khỏi khổ là phận sự. Ý nói Chánh mạng của bực xuất gia là tuyệt đối tri túc không tham danh lợi, nó là nhân diệt được lòng ham muốn, đây là một lý do giải thoát.

- Phala, Quả: Micchajĩvappahanappaccuppatthano. Chánh mạng có tính cách dứt bỏ hay đoạn tuyệt sự nuôi mạng không chân chánh đó là quả.

Chánh mạng thuộc về phần thân và khẩu, vì thuộc vào hàng thân và khẩu nên thuộc về Luật hay gọi là Giới.

Tạng Kinh đoạn dạy về Tỳ-khưu, Ðức Thế Tôn có dạy: Thầy Tỳ-khưu có 8 điều an vui là:

1. Không bận tâm về sự giữ gìn của cải
2. Tìm vật thực vô tội (là không phải hành nghề gì để ra tiền hầu mua thức ăn, cho nên không phạm vào tà mạng).
3. Thọ thực vật thực đã chín sẵn (của thí chủ dâng cúng).
4. Không bị sự làm khó dễ bởi chánh phủ, nghĩa là không bị đóng thuế.
5. Không có sự ưa mến quyến luyến về vật dụng cần (như người đời có, nào là xe cộ, nhà đẹp v.v...)
6. Không sợ bị kẻ trộm lấy của.
7. Không có sự liên hệ gì với quan quyền và vua chúa.
8. Khi đi nơi nào cũng không ai ngăn đón gạn hỏi.

-oOo-

[Chương trước][Mục Lục][Chương Kế]


[Trở về trang Thư Mục]