BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Tăng Chi Bộ Kinh (AN IV - 28)

Truyền Thống
(Ariya-vamsa Sutta)

HT. Thích Minh Châu dịch


Ðức Phật giảng về bốn đức hạnh của một tu sĩ: tri túc với các y áo, thức ăn, nới trú ngụ, và vui thích trong công phu tịnh tu tâm ý. Ðây cũng là một trong các bài kinh mà về sau nầy, vua A-Dục (270-232 TCN) đã lựa chọn để học tập và quán chiếu bởi các Phật tử trong triều đại của ông, tu sĩ lẫn cư sĩ.

-oOo-

1.- Có bốn truyền thống bậc Thánh này, này các Tỷ-Kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-Kheo, Tỷ-Kheo biết đủ với bất cứ loại y nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại y nào, không vì nhân y phục rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được y, không có lo âu tiếc nuối; nếu được y không có tham lam, mê say, tham đắm; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ y, không vì biết đủ với bất cứ loại y nào, không có khen mình chê người. Ai ở đây, không khéo (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-Kheo, đấy gọi là Tỷ-Kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỷ-Kheo, Tỷ-Kheo biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào...

Lại nữa, này các Tỷ-Kheo, Tỷ-Kheo biết đủ với tất cả loại khất thực nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại khất thực nào, không vì nhân khất thực rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được đồ ăn khất thực, không có lo âu tiếc nuối; nếu được đồ ăn khất thực, không có tham lam, mê say, tham đắm; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ đồ ăn khất thực, không vì biết đủ với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào, không có khen mình, chê người. Ai ở đây khôn khéo (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-Kheo, đây gọi là vị Tỷ-Kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỷ-Kheo, Tỷ-Kheo biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, và nói lời tán thán sự biết đủ với bất cứ loại sàng tọa nào, không vì nhân sàng tọa rơi vào sự tầm cầu bất chính, không thích hợp. Nếu không được sàng tọa, không có lo âu tiếc nuối; nếu được sàng tọa, không có tham lam, mê say, đắm đuối; thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ thấy được sự xuất ly, vị ấy hưởng thọ sàng tọa, không có khen mình, chê người. Ai ở đây khôn khéo (thiện xảo), không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-Kheo, đây gọi là vị Tỷ-Kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Lại nữa, này các Tỷ-Kheo, Tỷ-Kheo ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận, nhưng không vì ưa thích tu tập, vui thích tu tập, ưa thích đoạn tận, vui thích đoạn tận mà khen mình chê người. Ai ở đây khôn khéo, không có thụ động, tỉnh giác, chánh niệm, này các Tỷ-Kheo, đây gọi là vị Tỷ-Kheo đứng ở trên Thánh truyền thống, kỳ cựu, được nhận biết là tối sơ.

Bốn truyền thống bậc Thánh này, này các Tỷ-Kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm,sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

2.- Thành tựu bốn Thánh truyền thống này, này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo trú ở phương Ðông, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Tây, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Bắc, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Nếu trú ở phương Nam, vị ấy nhiếp phục không hoan hỷ, không hoan hỷ không nhiếp phục vị ấy. Vì cớ sao? Này các Tỷ-Kheo, vì bậc trí nhiếp phục không hoan hỷ và hoan hỷ.

3.-

Hoan hỷ không nhiếp phục,
Không nhiếp phục bậc trí,
Không hoan hỷ không nhiếp,
Không nhiếp phục bậc trí,
Bậc trí nhiếp phục được,
Nhiếp phục không hoan hỷ.

Vị xóa bỏ mọi nghiệp,
Trừ khử và ngăn chặn,
Như vàng ròng Diêm-phù.
Ai xứng đáng cất giữ?
Chư Thiên khen vị ấy,
Phạm Thiên cũng tán thán.

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tăng Chi Bộ Kinh -Tập I
Chương IV - Phẩm III - Bài 28 - tr. 600


English version:

 

Anguttara Nikaya IV.28

Ariya-vamsa Sutta
The Discourse on the Traditions of the Noble Ones

Translated by Bhikkhu Thanissaro

For free distribution only, as a gift of Dhamma


The Buddha describes four good qualities in a monk: contentment with regard to robes, almsfood, and lodging, and finding pleasure in cultivating wholesome mental states. (This is one of the suttas selected by King Asoka (r. 270-232 BC) to be studied and reflected upon frequently by all Buddhists, whether ordained or not.)

-oOo-

"These four traditions of the noble ones -- original, long-standing, traditional, ancient, unadulterated, unadulterated from the beginning -- are not open to suspicion, will never be open to suspicion, and are unfaulted by knowledgeable contemplatives and priests. Which four?

"There is the case where a monk is content with any old robe cloth at all. He speaks in praise of being content with any old robe cloth at all. He does not, for the sake of robe cloth, do anything unseemly or inappropriate. Not getting cloth, he is not agitated. Getting cloth, he uses it unattached to it, uninfatuated, guiltless, seeing the drawbacks (of attachment to it), and discerning the escape from them. He does not, on account of his contentment with any old robe cloth at all, exalt himself or disparage others. In this he is diligent, deft, alert, and mindful. This is said to be a monk standing firm in the ancient, original traditions of the noble ones.

"Furthermore, the monk is content with any old almsfood at all. He speaks in praise of being content with any old almsfood at all. He does not, for the sake of almsfood, do anything unseemly or inappropriate. Not getting almsfood, he is not agitated. Getting almsfood, he uses it unattached to it, uninfatuated, guiltless, seeing the drawbacks (of attachment to it), and discerning the escape from them. He does not, on account of his contentment with any old almsfood at all, exalt himself or disparage others. In this he is diligent, deft, alert, and mindful. This is said to be a monk standing firm in the ancient, original traditions of the noble ones.

"Furthermore, the monk is content with any old lodging at all. He speaks in praise of being content with any old lodging at all. He does not, for the sake of lodging, do anything unseemly or inappropriate. Not getting lodging, he is not agitated. Getting lodging, he uses it unattached to it, uninfatuated, guiltless, seeing the drawbacks (of attachment to it), and discerning the escape from them. He does not, on account of his contentment with any old lodging at all, exalt himself or disparage others. In this he is diligent, deft, alert, and mindful. This is said to be a monk standing firm in the ancient, original traditions of the noble ones.

"Furthermore, the monk finds pleasure and delight in developing [skillful mental qualities], finds pleasure and delight in abandoning [unskillful mental qualities]. He does not, on account of his pleasure and delight in developing and abandoning, exalt himself or disparage others. In this he is diligent, deft, alert, and mindful. This is said to be a monk standing firm in the ancient, original traditions of the noble ones.

"These are the four traditions of the noble ones -- original, long-standing, traditional, ancient, unadulterated, unadulterated from the beginning -- which are not open to suspicion, will never be open to suspicion, and are unfaulted by knowledgeable contemplatives and priests.

"And furthermore, a monk endowed with these four traditions of the noble ones, if he lives in the east, conquers displeasure and is not conquered by displeasure. If he lives in the west ... the north ... the south, he conquers displeasure and is not conquered by displeasure. Why is that? Because the enlightened one endures both pleasure and displeasure."

This is what the Blessed One said. Having said this, he said further:

Displeasure doesn't conquer the enlightened one.
Displeasure doesn't suppress the enlightened one.
The enlightened one conquers displeasure
because the enlightened one endures it.

Having cast away all deeds:
Who could obstruct him?
Like an ornament of finest gold:
Who is fit to find fault with him?
Even the Devas praise him,
Even by Brahma is he praised.


Source: Access-to-Insight, https://world.std.com/~metta/canon/anguttara/an4-28.html
(Wed 10 June 1998)

[Trở về trang Thư Mục]