BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Phạm lỗi là chuyện thường tình

Tỳ kheo Brahmavamso


Tỳ kheo Brahmavamso là vị Tăng trưởng Tu viện Bodhinyana (Giác Minh), huyện Serpentine, Tây Úc. Bài viết sau đây được trích từ một bài pháp giảng tại Trung tâm Phật giáo Dhammaloka (Pháp Giới), thành phố Perth, Tây Úc, vào năm 1990.

-oOo-

Giác ngộ có nghĩa là tâm đã trừ tuyệt sân hận, tham ái và vô minh. Enlightenment means there is no anger left in your heart. There are no personal desires or delusion left in your heart.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường không nhớ rằng sự phạm lỗi thật ra chẳng có gì quan trọng. Ðối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo. Quý vị thấy có đáng mừng không? Vì không phải cần phải toàn hảo, chúng ta mới có thể sống một cách tự nhiên, không phải luôn luôn cần làm những việc phi thường xuất chúng mà không được lầm lỗi. Thật là đáng sợ nếu chúng ta không được phép phạm lỗi, vì khi phạm tội, chúng ta phải tìm cách che dấu. Như vậy, nơi ta sống sẽ không đem lại an lạc nữa. Có người sẽ nói: "Nếu cho phép phạm tội, ta sẽ không học được gì, vì người ta sẽ tiếp tục lầm lỗi thêm mà thôi." Sự thật không phải vậy. Tôi xin đưa ra một ví dụ. Khi tôi còn bé, cha tôi hay nói rằng cho dù phạm bất cứ lỗi gì, tôi cũng không bị đuổi ra khỏi nhà. Nghe vậy, tôi biết cụ thương tôi lắm. Vì thế, tôi càng kính yêu cụ hơn, đến nỗi tôi không dám làm gì để cụ buồn, và tôi lại càng cố gắng để tỏ ra xứng đáng sống bên cụ. In this life that we have we often forget that it's no great thing to make a mistake. In Buddhism it's all right to make a mistake. It is all right to be imperfect. Isn't that wonderful? This means that we have the freedom to be a human being, rather than thinking of ourselves as someone wonderful and great who never makes mistakes. It is horrible, isn't it, if we think we are not allowed to make mistakes, because we do make mistakes, then we have to hide and try to cover them up. So the home then is not a place of peace and quiet and comfort. Of course most people who are sceptical say: "Well if you allow people to make mistakes, how will they ever learn? They will just keep on making even more mistakes". But that is not the way it actually works. To illustrate this point, when I was a teenager my father said to me that he would never throw me out or bar the door of his house to me, no matter what I did; I would always be allowed in there, even if I had made the worst mistakes. When I heard that, I understood it as an expression of love, of acceptance. It inspired me and I respected him so much that I did not want to hurt him, I did not want to give him trouble, and so I tried even harder to be worthy of his house.
Nếu bây giờ ta cũng làm như vậy với mọi người trong gia đình, ta sẽ thấy cuộc sống được tự do, thoải mái và an vui, không bị căng thẳng. Từ đó, tình thương yêu và lòng kính trọng lẫn nhau được phát huy. Vì thế, tôi xin khuyến khích quý vị rằng khi về nhà, quý vị hãy cho phép thân nhân mình được phạm lỗi. Quý vị hãy nói với cha mẹ, vợ chồng hay con cái mình rằng: "Nhà này luôn luôn mở rộng cửa đón nhận người thân. Trái tim này luôn luôn tiếp nhận thân quyến cho dù cha mẹ, vợ chồng hay con cái ta có làm gì sai quấy chăng nữa." Quý vị cũng tự nhủ: "Căn nhà này luôn luôn chào đón ta." Quý vị hãy cho phép mình được sai lầm. Quý vị có biết suốt tuần qua, quý vị đã phạm bao nhiêu lỗi không? Tuy mắc lỗi như vậy, quý vị vẫn là bạn của mình đấy chứ? Chỉ khi nào ta cho phép ta được sai quấy, tâm trí ta mới thảnh thơi được. Now if we could try that with the people we live with, we'd see that it gives them the freedom and the space to relax and be peaceful, and it takes away all the tension. In that ease, there comes respect and care for the other person. So I challenge you to try the experiment of allowing people to make mistakes - to say to your mate, your parents or your children: "The door of my house will always be open to you; the door of my heart will always be open to you no matter what you do." Say it to yourself too: "The door of my house is always open to me." Allow yourself to make mistakes too. Can you think of all the mistakes you have made in the last week? Can you let them be, can you still be a friend to yourself? It is only when we allow ourselves to make mistakes that we can finally be at ease.
Ðó là tình yêu thương, là tâm từ mà Phạn ngữ gọi là metta, một tình yêu thương không điều kiện. Nếu ta chỉ thương yêu kẻ khác khi họ làm theo ý ta thì tình yêu thương đó không có là bao, vì đó chỉ là một sự đổi chác: "Tôi quý anh vì anh sẽ đền bù lại cho tôi." That is what we mean by compassion, by metta, by love. It has to be unconditional. If you only love someone because they do what you like, or because they always live up to your expectations, then of course that love is not worth very much. That's like a business deal love: "I will love you if you give me something back in return."
Trước kia, khi mới đi tu, tôi tưởng các vị sư phải toàn hảo. Tôi tưởng các sư không được phép sai lầm. Tôi nghĩ khi tọa thiền, lưng tôi phải thật ngay thẳng. Nhưng, nếu ngủ dậy từ bốn giờ rưỡi sáng để tham thiền, nhất là nếu hôm trước phải làm việc rất nặng nhọc, tôi tự biết mình sẽ rất mệt mỏi, không ngồi thẳng được, và có thể sẽ bị ngủ gục. Có sao đâu! Mình được phép sai lầm mà! Ta sẽ cảm thấy thoải mái và căng thẳng tan biến khi ta tự cho phép mình được phạm lỗi. When I first became a monk I thought monks had to be perfect. I thought they should never make mistakes; that when they sit in meditation they must always sit straight. But those of you who have been at the morning sit at 4:30 am, especially after working hard the day before, you will know that you can be quite tired; you can slump, you can even nod. But that is all right. It is all right to make mistakes. Can you feel how easy it feels, how all that tension and stress disappears when you allow yourself to make mistakes?
Ta thường khuếch đại lỗi lầm và không nhớ đến những thành quả đã đạt được. Vì thế, ta tạo ra một gánh nặng tội lỗi. Thay vào đó, ta hãy ghi nhớ những thành công tốt đẹp trong đời, ta có thể gọi đó là "Phật tánh" trong ta. Nhờ vậy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Trái lại, nếu chú ý đến lỗi lầm, ta càng tạo thêm nhiều lầm lỗi. Khi chuyên chú vào ý tưởng nào, ý tưởng đó sẽ càng lúc càng lớn mạnh, phải không thưa quý vị? Vì thế, ta hãy ghi nhớ những điều hay, những việc tốt, sự trong sạch, nguồn gốc của tình thương không điều kiện, loại tình thương chỉ muốn cứu giúp, hy sinh an vui bản thân và lo lắng đến tha nhân. Ðó là phương thức ta săn sóc nội tâm. Khi tha thứ, ta sẽ sống thanh cao, trong sạch, hòa ái. Với người khác, chúng ta cũng làm như vậy bằng cách chỉ nhớ đến đức tính tốt của họ và ta sẽ thấy rõ đức tính tốt đó phát triển thêm lên. The trouble is that we tend to amplify the mistakes and forget the successes, which creates so much of a burden of guilt and heaviness. So instead we can turn to our successes, the good things we have done in our life; we could call it our Buddha nature within us. If you turn to that, it grows; whereas if you turn to the mistakes, they grow. If you dwell on any thought in the mind, any train of thought, it grows and grows, doesn't it? So we turn our hearts around and dwell upon the positive in ourselves, the purity, the goodness, the source of that unconditional love - that which wants to help, to sacrifice even our own comfort for the sake of another being. This is a way we can regard our inner being, our heart. Forgiving its faults, we dwell upon its nobility, its purity, its kindness. We can do the same with other people, we can dwell upon their goodness and watch it grow.
Ðó là "nghiệp", mà tiếng Phạn gọi là kamma. Kamma có nghĩa là những hành động qua ý nghĩ, lời nói và việc làm. Chính ta chứ không phải một thần linh nào quyết định sự an vui cho ta. Hạnh phúc nằm trong tay và quyền lực của ta. Nghiệp nghĩa là như vậy. Giống như nướng bánh, nghiệp cho ta nguyên liệu làm bánh. Có người vì nghiệp xấu nên nguyên liệu không được nhiều. Bột thì cũ, chỉ có vài hạt nho khô, bơ thì ôi, còn gì nữa nhỉ? - còn chút ít đường. Chỉ có thế. Người khác do nghiệp tốt nên có đầy đủ nguyên liệu hơn: nào là bột mì lức, nào là đường cát nâu, thôi thì đủ loại hạt cũng như trái cây khô. Tuy nguyên liệu kém cỏi, có người nướng được cái bánh rất khéo léo. Họ trộn bột và đường lại, sau đó đút vào lò -- kết quả là bánh rất thơm ngon. Trong khi đó, tuy người khác có tất cả, nhưng cái bánh họ nướng ăn chưa chắc đã ngon bằng. This is what we call kamma - actions; the way we think about life, the way we speak about life, what we do with life. And really it is up to us what we do, it is not up to some supernatural being up there who says whether you will be happy or not. Your happiness is completely in your hands, in your power. This is what we mean by kamma. It's like baking a cake: kamma defines what ingredients you have, what you have got to work with. So a person with unfortunate kamma, maybe as a result of their past actions, has not got many ingredients. Maybe they have just got some old stale flour, one or two raisins, if that, and some rancid butter, and - what else goes in cakes? - some sugar... and that is all they have got to work with. And another person might have very good kamma, all the ingredients you could ever wish for: whole wheat flour, brown sugar and all types of dried fruit and nuts. But as for the cake that is produced in the end... Even with very meagre ingredients some people can bake a beautiful cake. They mix it all up, put it into the oven - delicious! How do they do it? And then other people might have everything, but the cake they make tastes awful.
Như vậy, kamma cho ta nguyên liệu, nhưng không bắt ta phải sử dụng chúng như thế nào. Nếu khôn khéo, ta sẽ sử dụng những gì sẵn có và ta vẫn có thể nướng được một cái bánh ngon nếu biết cách. So kamma defines the ingredients, what we have got to work with; but that does not define what we make with it. So if a person is wise, it does not matter what they have got to work with. You can still make a beautiful cake - as long as you know how.
Dĩ nhiên, việc đầu tiên phải làm khi muốn bánh ngon là không mất thì giờ than thở về những gì đang có trong tay. Nhiều lúc, khi mở tủ xem có gì để nấu, các cư sĩ hộ tăng khám phá rằng chùa không có đủ những vật liệu cần thiết. Thế là họ khéo léo thích nghi dùng những gì có sẵn. Ðôi khi bánh nướng ra trông rất lạ, nhưng ăn ngon vô cùng. Of course the first thing to know is that the last way to make a good cake is to complain all the time about the ingredients you have. Sometimes in the monastery, if there is an ingredient missing the people who are cooking look in the pantry and just use whatever is there. They have to be quite versatile and you get some very strange cakes, but they are all delicious, because people have learned the art of using what they have and making something of it.
Nghiệp, hay kamma, đưa dẫn ta về đâu? Ta phải làm gì với nghiệp của ta? Có phải để ta trở nên giầu sang, đầy quyền lực? Không phải vậy. Tham thiền, học Phật pháp, và đường hướng chúng ta đi là để đến bờ giải thoát. Chúng ta sử dụng những gì chúng ta có là để đi đến giác ngộ. Nhưng giác ngộ nghĩa là gì? Giác ngộ có nghĩa là tâm đã trừ tuyệt sân hận, tham ái và vô minh. So where is kamma heading? What are we actually making of it? Is it to be wealthy or to be powerful? No. This meditation, this Buddhism, the direction we are going in, is towards enlightenment. We are using the ingredients we have to become enlightened. But what does enlightenment actually mean? Enlightenment means there is no anger left in your heart. There is no personal desire or delusion left in your heart.
Xưa kia, có một ông thầy người Nga tên là Gurdjief sống trong một cộng đồng bên Pháp. Trong nhóm này, có một người tính tình rất kỳ cục, luôn luôn làm kẻ khác bực bội khó chịu. Họ bèn họp nhau lại, yêu cầu thầy Gurdjief đuổi ông ta đi. Nhưng, thầy Gurdjief không bao giờ đuổi ông ấy đi cả. Mãi sau này, khi thầy Gurdjief qua đời, họ mới biết chính thầy đã trả tiền giữ ông ta ở lại trong khi tất cả mọi người khác phải đóng góp tiền ăn ở mới được sống trong cộng đồng này. Thầy Gurdjief phải trả tiền người kia là để dạy họ một bài học. Ðó là nếu ta chỉ vui khi sống với người ta ưa thích, hạnh phúc đó không đáng giá gì vì tâm ta không bị khuấy động. Như ly nước bùn, khi lắng đọng, nước sẽ trong. Nhưng khi bị khuấy động, bùn từ đáy ly sẽ nổi lên. Ta phải khuấy ly nước lên để biết ly nước đó có gì. Vì thế, thầy Gurdjief phải trả tiền ông kỳ cục nọ để khuấy động mọi người, giúp họ biết họ có gì trong tâm. At one time there was a Russian teacher called Gurdjief who had a community in France. In his community there was one fellow who was just absolutely obnoxious. He was always annoying people and giving them a really hard time. So the community would meet together and they would ask Gurdjief to send him away, to get rid of the fellow, because he was always creating arguments and making people unhappy. But Gurdjief never would. However later on, after he died, they found out that he had actually been paying the fellow to stay there! Everyone else would have to pay for board and lodging. But Gurdjief was actually paying the fellow to be there -- to teach the people a lesson. If you can only be happy when you live with the people you like, your happiness is not worth anything, because you are not being stirred up. It is like a glass of muddy water, when it is not stirred up it looks clear, doesn't it? But as soon as it is agitated, the mud comes from the bottom and is stirred up. It is good to stir up your glass just to see what is in there really. So Gurdjief used to pay this fellow to stir up everybody to see what was there.
Cái thước để đo trình độ tâm linh là hãy quan sát cách ta đối xử người khác, nhất là với người khó tính. Ta có an vui khi bị người khác gây khó hay không? Ta có thể quên đi, không giận hờn khi bị người khác, hay nơi chốn, hoặc chính ta khiến ta khó chịu không? Trước sau gì ta cũng phải quên giận. Nếu không, ta sẽ không bao giờ giác ngộ, và sẽ không bao giờ được an lạc. A very good indicator of where one is in the spiritual life is to see how well you get on with other people - especially the difficult ones. Can you be peaceful when someone else is giving you a hard time? Can you let go of anger and irritation towards a person, a place, or towards yourself? Eventually we have to, otherwise we are never going to get to enlightenment, we are never going to get peaceful.
Chúng ta hãy tự nhủ rằng: "Ta sẽ không gắt gỏng nữa, không gây gổ nữa, hay không đoạn giao với ai nữa. Khi biết rằng ta không thể làm khác hơn, ta hãy sống an vui với điều ta không thích. Ta hãy chấp nhận mọi khó khăn một cách bình thản thay vì quay lưng chối bỏ để đi tìm khoái lạc!" Quý vị thử nghĩ như thế xem! Imagine what it is like to say: "No more will I get irritated, no more will I fight or reject a person or their habits. If I cannot do anything about it, I will learn to peacefully coexist with that which I do not like. I will learn to peacefully accept the pain, instead of always turning my head away from the pain and seeking the pleasure." Imagine that!
Có người cho rằng khi sống không giận hờn, ta trở thành cây cỏ. Nếu nhường nhịn mãi, ta sẽ chỉ ngồi trơ ra đó, không làm được gì. Nhưng thử hỏi: "Sau cơn giận, ta cảm thấy thế nào? Có phải ta cảm thấy khoẻ ra và tràn đầy sức sống?" Thật ra, sau cơn giận, ta cảm thấy mệt vì giận dữ làm hao tổn tâm sức. Ngay khi bực bội ai hoặc về việc gì, ta cảm thấy mất sức ngay. Vì vậy, nếu không muốn buồn chán, mệt mỏi, xin quý vị thử thí nghiệm không bực tức xem sao. Quý vị sẽ cảm thấy mình tỉnh táo, hăng hái. Sau đó, quý vị có thể dùng năng lực đó lo lắng đến người khác và cho bản thân. Tất cả đều nằm trong quyền lực của quý vị. Nếu muốn đi trên con đường giác ngộ, ta phải dứt bỏ sân giận. Sometimes people think that if you do not get angry then you just tend to be a vegetable, you just allow others to walk all over you, you will just be someone who sits here and does nothing. But ask yourself: "What do you feel like after you have been angry? Do you feel full of beans, very energetic?" We get worn out when we are angry; it just eats up so much of our heart energy. Even when we are irritated or negative towards a person or a place, that eats up energy. So if we do not want to feel so tired and depressed, we can try, as an experiment, not getting irritated. See how much more wide awake and zestful we feel. Then we can send that energy out into caring for others, and to caring for ourselves as well. It is in our power to do that. If you really want to get on the fast track to enlightenment, try giving up irritation and anger.
Làm cách nào để dứt bỏ sân giận? Trước hết, ta phải thật tâm muốn từ bỏ nó. Không hiểu tại sao mà đa số chúng ta đều không muốn buông bỏ sân giận! Có một câu chuyện rất thú vị về hai nhà sư rất thân nhau cùng tu nhiều năm tại một ngôi chùa nọ. Họ chết cách nhau vài tháng. Một người được tái sinh trên cõi trời hưởng rất nhiều phúc lạc, trong khi vị kia tái sinh làm con sâu trong một đống phân. Vị trời chợt nhớ đến bạn mình: "Không biết bạn ta bây giờ đang ở đâu?" Ông bèn soi khắp cõi trời, nhưng không thấy bạn mình, soi khắp cõi nhân gian cũng không thấy vết tích. Sau đó, vị trời phải soi đến cõi súc sinh và cuối cùng là cõi sâu bọ. Sau cùng, ông tìm thấy bạn mình tái sinh làm con sâu sống trong đống phân ... "Trời đất!" Vị trời nghĩ: "Ta phải giúp bạn ta. Ta phải giáng xuống đống phân đưa bạn ta lên cõi trời để cùng hưởng phúc với ta." So how do you give it up? Well, first of all, by wanting to give it up. But a lot of us do not want to give up our anger and irritation - for some obscure reason we like it. There is a wonderful little story about two monks who lived together in a monastery for many years; they were great friends. Then they died within a few months of one another. One of them got reborn in the heaven realms, the other monk got reborn as a worm in a dung pile. The one up in the heaven realms was having a wonderful time, enjoying all the heavenly pleasures. Then he started thinking about his friend, "I wonder where my old mate has gone?" So he scanned all of the heaven realms, but could not find a trace of his friend. Then he scanned the realm of human beings, but he could not see any trace of his friend there, so he looked in the realm of animals and then of insects. Finally he found him, reborn as a worm in a dung pile... Wow! He thought: "I am going to help my friend. I am going to go down there to that dung pile and take him up to the heavenly realm so he too can enjoy the heavenly pleasures and bliss of living in these wonderful realms."
Thế là ông đi xuống đống phân gọi bạn mình. Con sâu nhỏ bò ra hỏi: "Ai đó?", "Ðệ là bạn đồng môn của huynh đây. Chúng ta xưa kia tu cùng chùa đó. Ðệ sẽ đưa huynh lên cõi trời cùng vui nhé." Con sâu nói: "Thôi, thôi. Huynh đi đi!" "Nhưng đệ là bạn huynh đây mà. Ðệ đang sống trong cảnh trời đó." Rồi ông tả cảnh trời cho con sâu nghe. Con sâu nói: "Thôi, cám ơn huynh nhiều. Ở đống phân này cũng vui lắm. Huynh hãy đi đi." Vị trời nghĩ: "Nếu ta đưa đại bạn ta lên trời, bạn ta sẽ thấy rõ." Thế là vị trời nắm lấy con sâu kéo đi, nhưng càng kéo thì con sâu lại càng ôm chặt lấy đống phân! So he went down to the dung pile and called his mate. And the little worm wriggled out and said: "Who are you?", "I am your friend. We used to be monks together in a past life, and I have come up to take you to the heaven realms where life is wonderful and blissful." But the worm said: "Go away, get lost!" "But I am your friend, and I live in the heaven realms," and he described the heaven realms to him. But the worm said: "No thank you, I am quite happy here in my dung pile. Please go away." Then the heavenly being thought: "Well if I could only just grab hold of him and take him up to the heaven realms, he could see for himself." So he grabbed hold of the worm and started tugging at him; and the harder he tugged, the harder that worm clung to his pile of dung.
Quý vị hiểu bài học của câu chuyện này chứ? Có bao nhiêu người trong chúng ta mê luyến đống phân? Nếu có ai cố kéo ta ra khỏi đống phân, ta lại càng cố chui vào vì đã quen ở đó rồi. Ta bám chặt vào thói quen cố hữu, vào tham lam, sân hận. Do you get the moral of the story? How many of us are attached to our pile of dung? When someone tries to pull us out we just wriggle back in again because that is what we are used to, we like it in there. Sometimes we are actually attached to our old habits, our anger and our desires. Sometimes we want to be angry.
Lần tới, khi nổi giận, quý vị hãy ngưng lại và quan sát trong giây lát quý vị đang cảm thấy thế nào. Quý vị hãy tự nhắc nhở mình: "Lần tới, khi nổi giận, ta hãy cảm nhận cơn giận, thay vì làm như khôn khéo bào chữa và để người khác đau lòng". Quý vị hãy chú tâm xem mình cảm nhận cơn giận ra sao. Ngay khi quý vị nhận ra cơn giận trong tâm, không phải trong trí não, quý vị sẽ không muốn giận nữa vì cơn giận làm quý vị đau khổ. So next time you get angry, stop and watch. Just take a moment of mindfulness just to see what it feels like. Decide, remind yourself: "Next time I am angry I am going to feel it, instead of trying to be clever, to get my own way or to hurt the other person." Just notice how it feels. As soon as you notice how anger feels with your heart - not with your head - then you will want to give it up; because it hurts, it is painful, it is suffering.
Chỉ khi nào thức tỉnh, thay vì suy nghĩ, hãy cảm nhận được cơn giận, ta mới hết giận. Ta sẽ buông bỏ cơn giận rất nhanh vì cơn giận nóng bỏng, đốt cháy. Tuy nhiên, chúng ta thường nhìn thế giới này với đầu óc thay vì bằng trái tim. Ta suy nghĩ về cơn giận, nhưng ít khi cảm nhận và thực sự sống trong cơn giận. Hành thiền giúp ta sống bằng tâm. Suy nghĩ và than phiền là nơi tham ái phát khởi. If only people could be more awake, more aware - know what it feels like, instead of thinking about it, there would be no problem any more. They would let the anger go very quickly because it is hot, it is burning. But we tend to see this world with our heads rather than with our hearts. We think about it, but very rarely do we feel it, experience it. Meditation starts to get you in contact with your heart again: and out of thinking and complaining, where all anger and desire starts from.
Khi sống bằng tâm, ta sẽ nhận được ta, bình an với ta và thương yêu ta. Khi sống bằng tâm, ta hiểu rõ tâm tha nhân. Nhờ đó, ta có thể yêu thương kẻ địch, vì khi hiểu tâm họ, ta sẽ thấy họ đáng yêu, đáng quý. When you come from the heart, you can feel for yourself, you can be at peace with yourself, you can be caring to yourself. When I come from the heart, I can appreciate other peoples' hearts as well. That is how we can love our enemies, when we appreciate their hearts, seeing something there to love, to respect.
Người ta nổi giận vì bị tổn thương và vì bất an. Khi cảm thấy hạnh phúc, ta sẽ không thể giận được ai. Chỉ khi chán nản, mệt mỏi, bực tức, gặp khó khăn, tóm lại là khi tâm ta mắc bệnh, ta mới có thể giận kẻ khác. Vì thế, khi nào có người giận tôi, tôi cảm thấy thương xót họ, và tôi hướng tâm từ bi đến họ vì biết họ đang đau khổ. People get angry because they are hurting, they are not at ease. But if we are happy, we can never get angry at someone else; it is only when we are depressed, tired, frustrated, having a hard time; when we have got some sickness in our hearts, that is when we can get angry at other people. So when someone is angry at me I feel compassion and kindness towards that person, because I realise that they are hurting.
Lần đầu tiên khi đến gặp một vị sư được nhiều người tin rằng đã giác ngộ, tôi tự nhủ: "Ta phải tham thiền trước khi gặp ngài, vì ngài có thể đọc được tư tưởng ta. Ta sẽ xấu hổ đến chết mất." Nhưng các bậc giác ngộ không bao giờ có ác tâm khiến người khác đau lòng. Họ chấp nhận ta và đem lại cho ta sự thoải mái. Biết rằng mình được chấp nhận sẽ cho ta một cảm giác tuyệt diệu. Nhờ cảm giác này, chúng ta sẽ sống rất tự nhiên, thanh thản, không giận hờn. Nhận biết rằng mình được chấp nhận là sự thông hiểu rất lớn. Biết bao đau thương sẽ được vơi bớt! Biết bao tự do ta có thể sống để phục vụ thế giới, và yêu thương nhân loại! Ta sẽ không phí thì giờ tìm cách sửa đổi bản thân để làm vui lòng kẻ khác vì sợ phạm lỗi nữa. Khi bình an với chính bản thân, ta sẽ cùng an vui với tha nhân. The first time I went to see someone who was supposed to be enlightened, I thought, "Crikey! I had better make sure I meditate before I get within ten miles of him, because he is bound to be able to read my mind, and that would be so embarrassing!" But an enlightened person is not going to be cruel and hurt you. An enlightened person is going to accept you and put you at ease. That's a wonderful feeling, isn't it: just to accept yourself. You can just relax, no anger and irritation. There is that great understanding, great enlightenment, that you are all right. What a lot of pain that would take away from human beings' lives; what great freedom it would give the people to participate in the world, to serve in this world, to love in this world, when at last they realise that they are all right. They do not have to spend so much time getting themselves right, changing themselves, always afraid of making mistakes. When you are at ease with yourself you will be at ease with other people, no matter who they are.
Hải Trần chuyển dịch,
tháng 01-1999
Ajahn Brahmavamso
Perth, Western Australia

Trích từ: Forest Sangha Newsletter, January 1997/2540, No 39, U.K.
https://www-ipg.umds.ac.uk/~crr/newsletter/


[Trở về trang Thư Mục]