Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


LỜI GIỚI THIỆU 

Đừng làm điều bất thiện,
hãy vun đắp điều thiện,
trau giồi trí tuệ,
đó là lời Phật dạy.

                                                            Dhammapada,vs 183.

Chúng ta sẽ không tinh luyện được trí tuệ nếu trước đó trí tuệ không được phát triển thấu đáo. Khi chúng ta cố gắng phân tích trí tuệ, hình như nó vượt khỏi tầm hiểu biết của chúng ta, đến nỗi không tài nào hiểu thấu đáo được. Trí tuệ thì vô thường, nó biến đổi liên tục và nhanh chóng. Ở thời điểm này, chúng ta mang tâm trạng tham lam, lúc khác tâm trạng quảng đại lại xuất hiện, rồi tiếp nối với tâm trạng bực tức. Ở từng thời điểm, nhiều tâm trạng khác lại xuất hiện. Qua lời Đức Phật dạy, trong thực tế chúng ta thấy “trí tuệ” rất khác biệt so với những gì chúng ta muốn diễn đạt trong ngôn ngữ qui ước. Điều chúng ta thường gọi là “trí tuệ” lại chỉ là những giây phút ý thức thoáng qua diễn ra liên tiếp rất nhanh. Vì theo lời Đức Phật dạy: “Trí tuệ” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác với “điều” trong tâm lý học, xét  cần phải dùng đến từ Pàli “Citta” (đọc là Chi-ta) để có thể hiểu thấu đáo. Tiếng Pàli là ngôn ngữ được phái Phật giáo truyền thống Nam tông sử dụng trong kinh Phật. Tâm (Citta) phát xuất từ tiếng Pàli, có nghĩa là ý tưởng (Cinteti). Mọi  ý tưởng (Cittas) đều có một điểm chung đó là “có suy nghĩ” về một đối tượng nào đó, nhưng ý tưởng chúng ta xét đến ở đây chỉ là một ý nghĩa hết sức thông thường, tức là “ý thức” về một đối tượng nào đó, hay nhận ra một vật thể nào đó.

Giáo lý Đức Phật giải thích rất chính xác về từ “đối tượng” hay “vật thể” (Object). Qua một cổng hay “môn” thích hợp, tâm nhận ra được đối tượng đó, thí dụ màu sắc hay vật thể hiện hữu có thể nhận ra nhãn môn (Eye-door), tiếng động thông qua “nhĩ môn” (Ear-door). Thông qua từng giác quan chúng có thể nhận ra được một đối tượng tương ứng. Thông qua “ý-môn” chúng ta biết được tất cả mọi đối tượng, kể cả khái niệm và ý tưởng. Trước khi nghiên cứu giáo lý Phật giáo chúng ta chỉ có ý tưởng mơ hồ, tổng quát về những đối tượng được nhận thức và chúng ta không có được hiểu biết chính xác về từng đối tượng được nhận thức thông qua các “môn nhận thức” thích hợp. Tâm bị biến đổi liên tục là do những loại đối tượng rất khác biệt chúng ta cảm nghiệm được. Quan sát hoàn toàn khác biệt so với nghe thấy.

Tâm bị biến đổi là do rất nhiều yếu tố tâm linh khác nhau, hoặc giả những đối tượng phụ thuộc phối hợp xuất hiện, kèm theo với nhiều đối tượng khác. Sở hữu là một từ Pàli (đọc là Chetasika) rất được ưa chuộng trong các bản dịch Anh ngữ, từ này lại thay đổi tuỳ theo các sách giáo khoa khác nhau. Theo nghĩa đen cetasika có nghĩa là: điều thuộc về tâm (Ceto). Có tới năm mươi hai loại sở hữu (Cetasikas) khác nhau, mỗi loại lại có đặc tính và chức năng riêng. Sau này tôi sẽ giải thích lý lẽ và cách phân loại các sở hữu này. trong một thời điểm cố đinh chỉ tồn tại có một tâm duy nhất nhận ra được một đối tượng mà thôi, và mỗi tâm lại xuất hiện chung với rất nhiều sở hữu cùng cảm nhận được cùng một đối tượng đó, nhưng mỗi sở hữu lại thực hiện nhiệm vụ riêng của mình, trong khi các sở hữu này hỗ trợ cho tâm nhận ra đối tượng đó. Các sở hữu sinh rồi diệt cùng với tâm.

Tâm và sở hữu là những hiện tượng tâm linh, có thực hiểu theo ý nghĩa thông thường, Những thực tại tuyệt đối hay những pháp chân đế (Paramattha dhammas) lại có những trạng thái và nhiệm vụ riêng biệt, điều này rất thực đối với mọi người chúng ta.

Có bốn loại Pháp Chân đế, đó là:

Tâm (Citta)

Sở Hữu (Cetasikas)

Sắc pháp (Rùpa)

Níp-bàn (Nibàna)

Tâm (Citta), sở hữu (Cetasikas) và sắc pháp (Rupa) là các pháp hành (Sankhara dhammas) cả ba đều là những hiện tượng tâm linh không thể tự xuất hiện được, mỗi loại đều do các hiện tượng khác chi phối. Thí dụ: Tâm không tự xuất hiện được, mà nhờ các sở hữu đi kèm chi phối. Chẳng có pháp nào chi phối nổi Níp-bàn (Nibbana) kể cả các pháp vô vi (Visankhara dhammas) hay pháp vô vi (Asankhara dhammas), các pháp này không sinh và không diệt. Níp-bàn là đối tượng tâm siêu thế (Supramondane citta) và tâm siêu thế (Lokuttara citta) chỉ xuất hiện vào thời điểm giác ngộ mà thôi. Điều chúng ta vẫn gọi là “ngôi vị” (Person) hiểu theo nghĩa tuyệt đối cũng chỉ là tâm mà thôi. Cũng vậy không hề có “ngôi vị” trường cửu hay là “bản ngã”, mà chỉ có Tâm, sở hữu và sắc pháp (Rupa) sinh rồi lại diệt ngay tức khắc. Tâm và sở hữu cả hai chỉ là các danh pháp (Nama), những thực tại có thể cảm nghiệm được điều gì đó, trong khi sắc pháp không thể cảm nghiệm được bất kỳ điều gì.

Tâm (Citta) và sở hữu (Cetasikas) đều xuất hiện cùng một lúc, nhưng cả hai đều là Pháp Chân đế (Paramattha dhammas) riêng rẽ. Để giải thích cặn kẽ về tâm (Citta) và sở hữu (Cetasikas), diễn giải sự khác biệt giữa Tâm (Citta) và sở hữu tâm (cetasikas) bản chú giải trong tập đầu tiên tác phẩm Vi Diệu Pháp, tức Bộ Chú Giải Pháp Tụ (Atthasàlinì) Tỳ-khưu dụng cách so sánh giữa vị vua và đoàn tuỳ tùng của ngài. Nhà vua là thủ lãnh, là nhân vật chính, còn đoàn tùy tùng của nhà vua chỉ là những kẻ theo hầu. Ngay cả đúng như vậy, tâm vẫn  xuất hiện trong đời thường của mỗi chúng ta dưới dạng các lãnh tụ trong việc nhận ra đối tượng quan sát, và các sở hữu với tư cách là những người hầu của tâm vậy. Sở hữu phải thực hiện nhiệm vụ riêng của mình và hoạt động trong mỗi thời điểm tâm xuất hiện. Tâm cùng với sở hữu kèm theo xuất hiện ở mỗi thời điểm và rồi chúng lại tan biến đi ngay tức khắc.

Độc giả có thể thắc mắc: Am hiểu tâm và sở hữu đến từng chi tiết như vậy có mang lại lợi lộc gì hay không. Tâm và sở hữu chẳng phải là những phạm trù siêu hình, cả hai đều rất sinh động  ngay tại lúc này. Chúng ta không thể quan sát, lắng nghe, cũng như suy nghĩ, hành động, tỏ ra vẻ sân hận hoặc tham lam mà lại không cần đến sở hữu. Thí dụ, quan sát chính là tâm. Chính tâm đã nhận ra mầu sắc hay vật thể hữu hình. Để có thể thực hiện phần việc của mình, tâm cần đến sự hỗ trợ của sở hữu, chẳng hạn như tiếp xúc giúp tâm liên lạc được với vật thể hữu hình, hoặc là định (Samadhi), giúp tập trung chú ý vào đối tượng hiển nhiên đó. Điều quan trọng là phải hiểu rõ các sở hữu. Chúng ta nên biết rằng những phiền não cũng chỉ là những sở hữu và ngay cả các đức tính tốt cũng vậy nữa. Chúng xuất hiện trong cuộc sống đời thường và khi chúng xuất hiện chúng ta nên điều nghiên kỹ lưỡng những đặc tính của chúng. Bằng không chúng ta không thể phân biệt được điều lành, điều dữ. Chúng ta chẳng biết được khi nào thì những phiền não xuất hiện và bám rễ sâu đến mức độ nào trong ta. Nếu như Đức Phật không giải dạy đến từng chi tiết các phiền não đó, chúng ta chỉ hiểu lơ mơ mà thôi. Làm thế nào để nhận ra được các phiền não đó một khi chúng ta chẳng am hiểu chút gì cả? Làm sao có thể phát triển được những điều hoàn thiện, một khi không hay biết chút gì về những điều hoàn hảo đó và thể hiện những hành vi hoàn hảo đó bằng cách nào đây? Sở hữu xuất hiện với tâm rất đa dạng và khác nhau. Tâm bất thiện (Akusala citta) cùng xuất hiện với các sở hữu lại chính là những phiền não. Trong khi đó tâm thiện (Kusala citta) cùng xuất hiện với các sở hữu lại là những đức tính tốt. Ngoài những phiền não và những đức tính tốt lại còn có những sở hữu đi kèm theo tâm mang đặc tính trung hoà, không tốt mà cũng chẳng xấu.

Tâm và các sở hữu đi kèm có liên lạc mật thiết với nhau và chi phối lẫn nhau. Ta thấy cả hai có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc vào nhau. Tâm chi phối sở hữu khi tâm là tâm thiện thì tất cả sở hữu đi kèm cũng đều là sở hữu thiện cả, kể cả tất cả những loại sở hữu xuất hiện cùng với từng loại tâm nhất định nào đó. Một khi tâm không trong sáng, hay bất thiện, thì toàn bộ những sở hữu đi kèm đều bất thiện cả. Lấy ví dụ: Cảm giác là một sở hữu đi kèm với tâm. Khi có cảm giác sảng khoái xuất hiện, ta thấy tâm kèm theo cũng là tâm thiện hay tâm bất thiện tham căn. Nhưng chất lượng hai loại tâm này hoàn toàn khác nhau trong từng trường hợp. Sở hữu chi phối tâm đi kèm theo, và những sở hữu xuất hiện cũng lại chi phối lẫn nhau. Chẳng hạn, sở hữu hiểu biết, tức trí tuệ hay Huệ (panna), chi phối tâm hoặc các sở hữu đi kèm theo. Khi tâm quảng đại có huệ đi kèm theo nhận ra lòng quảng đại đó chính là điều thiện vậy, mức độ điều thiện đi kèm theo với huệ có cao hơn là trong trường hợp tâm thiện không có huệ đi kèm.

Một khi xuất hiện lòng quảng đại, không phải là “nhân vị” nào quảng đại đâu, mà lòng quảng đại đó chỉ là sở hữu đang thực thi nhiệm vụ trong khi hỗ trợ cho tâm thiện mà thôi. Khi lòng tham lam xuất hiện, chẳng phải “nhân vị” hay “bản ngã” đang bị tham lam chi phối đâu, mà lòng tham đó chỉ là sở hữu đang thực hiện công việc của mình. Sở hữu đi kèm với tâm cảm nhận được cùng một đối tượng như tâm, đang khi mỗi sở hữu thi hành chức năng của mình. Ở một thời điểm nào đó, ta thấy xuất hiện lòng tham để tô điểm thêm những gì được cảm nhận thông qua “nhãn môn”, trong trường hợp khác ta cũng thấy xuất hiện lòng ham muốn nghe những âm thanh êm dịu, qua “nhĩ môn” chúng ta cảm nhận được. Trong những khoảng khắc khác chúng ta lại thấy lòng tham muốn tìm hiểu những khái niệm về con người, đây lại là những đối tượng chúng ta cảm nhận được thông qua “ý-môn” (Mental-door). Tâm và những sở hữu đi kèm sinh và diệt rất nhanh. Một khi chúng ta không có hiểu biết đúng đắn, chúng ta không thể phân biệt nổi những đối tượng cảm nhận khác nhau thông qua các “môn” khác nhau đâu. Chúng ta thường có khuynh hướng liên kết tất cả những thực tại thành một “khối” duy nhất, và chính vì thế mà chúng ta không thể nhận ra được chúng sinh rồi lại diệt, đó là tính vô thường nơi những thực thể đó kể cả bản chất “vô ngã” của chúng. Thông qua nghiên cứu những lời Đức Phật dạy, thoạt tiên chúng ta sẽ hiểu biết nhiều hơn về bản chất thực của mọi thực tại trên bình diện lý thuyết. Chỉ thông qua phát triển khả năng hiểu biết trực tiếp những thực tại đó, chúng ta sẽ biết được chân lý thông qua kinh nghiệm nơi mỗi người chúng ta.

Cái “tôi” hay bản ngã vĩnh cửu chẳng bao giờ tồn tại để có thể điều khiển được những hoạt động của trí tuệ đâu. Tâm luôn thay đổi và đi kèm theo những sở hữu khác nhau. Chúng xuất hiện do chính những điều kiện có được. Chúng ta thường hay suy nghĩ bằng những từ mang tính tâm linh của một con người. Hiểu được bản ngã không tồn tại, nhưng lại là nhân tố điều khiển mọi hoạt động của trí tuệ không phải là điều dễ dàng đâu, tuy không tồn tại nhưng bản ngã lại muốn điều khiển trí tuệ, nhưng trí tuệ này lại muốn nắm vận mệnh của mình bằng chính bàn tay và hiện trạng của mình. Nếu như toàn bộ sự việc trên đời này đều vượt ra ngoài vòng kiểm soát, thì phẩm giá con người sẽ được tìm thấy ở đâu. Nếu chúng ta theo dõi bước chân  Đức Phật chúng ta sẽ phân biệt được đâu là thực theo nghĩa tuyệt đối và đâu chỉ là tưởng tượng hay là giấc mộng đẹp. Ta sẽ thấy ít bị lừa gạt hơn về chân lý và kết quả là chúng ta sẽ loại bỏ được tất cả những gì là dơ bẩn và không trong sáng. Đây chính là một cuộc giải phóng tâm linh và đó chẳng phải là một điều thiện tuyệt đối mà mỗi người chúng ta đều muốn đạt được hay sao?

Rất có thể độc giả cảm thấy nhận ra sở hữu nào đi kèm với tâm nào là điều không nhẹ nhàng chút nào cả, cũng như phân biệt được các loại phiền não lại càng nặng nề. Tuy nhiên, những chi tiết đó sẽ giúp chúng ta nhận ra ngay mối nguy hiểm của điều bất thiện và lợi ích điều thiện mang lại. Một khi chúng ta nhận ra tâm và sở hữu nào phối hợp với nhau trong mối đa dạng đó, chúng ta sẽ nhận ra động cơ thúc đẩy cơ bản nào đang ảnh hưởng đến hành động lời nói và tư tưởng của chúng ta. Sự hiểu biết đến từng chi tiết sẽ giúp ta phân biệt được điều thiện và điều bất thiện.

Để giúp đọc giả hiểu được tính da dạng của các sở hữu đi kèm các tâm khác nhau, trước tiên tôi sẽ tóm tắt một vài điểm cơ bản về tâm, điều này tôi cũng đã đề cập đến trong tác phẩm Vi Diệu Pháp Áp Dụng Trong Đời Sống.

Tâm được phân loại bằng nhiều cách và một cách đó là qua “Chủng loại” (nghĩa đen là Sanh hay bản chất tự nhiên của tâm). Tâm được chia thành bốn loại sau đây:

Tâm Bất Thiện (Akusala)
Tâm Thiện (Kusala)
Tâm Quả (Vipaka, Result)
Tâm Tố (tức vô hiệu quả, không phải là nguyên nhân cũng không phải là kết quả).

Các sở hữu đi kèm với tâm thuộc cùng một loại (Jati) như tâm. Một số sở hữu đi kèm theo tâm được liệt kê vào tất cả bốn loại, số khác lại không phải như vậy.

Tâm sinh và diệt rất lẹ làng và chúng ta không thể biết được tâm của các chủng loại khác đã xuất hiện sau khi tâm hiện hữu đã bị diệt. Lấy ví dụ, chúng ta có thể cho là tâm hiện tại vẫn còn là tâm quả (Vipakacitta), tức kết quả của nghiệp (Kamma) đem lại, trong khi tâm này thực sự chỉ là tâm bất thiện (Akusala citta) với tham căn hay ác cảm với đối tượng cảm nhận được. Thí dụ như: Quan sát là tâm quả. Thời điểm quan sát đó cực kỳ ngắn. Ngay sau khi quan sát đã diệt, tâm lại có căn tham, ác cảm và ngu dốt xuất hiện và đây chính là một trong những chủng loại: Đó là chúng loại tâm bất thiện.

Tâm còn thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Thí dụ như quan sát là một nhiệm vụ chức năng (Kicca) do tâm thực hiện. Ý thức hành vi quan sát thực hiện nhiệm vụ chỉ xuất hiện nơi một qui trình của tâm. Hành vi này được thực hiện trước và tiếp theo sau các tâm khác liên tiếp thực hiện nhiệm vụ riêng của mỗi chủng loại. Bất kỳ khi nào cảm giác giác quan xuất hiện, nó không chỉ xuất hiện với một tâm duy nhất, nhưng có rất nhiều tâm được động viên cùng một lúc, trong cùng một qui trình, và mỗi tâm lại thực hiện nhiệm vụ riêng của mình. Điều này cũng giống hệt với những tâm xuất hiện trong một qui trình ý-môn. Đối với các tâm không xuất hiện hoặc không thông qua qui trình căn-môn hoặc ý-môn nào, các tâm này vẫn phải thực hiện chức năng của mình. Tâm luân hồi (Patisandhi-citta) tức là tâm tái tục, hay tâm hộ kiếp (Bhavanga-citta) hay tâm tử (Cuti-citta) chẳng hạn không xuất hiện trong một qui trình tâm[2], tâm hộ kiếp, kiếp người liên tục hay tâm hộ kiếp (Bhavanga[3]-citta) và ý thức về cái chết hay tâm tử chẳng hạn lẽ đương nhiên là không xuất hiện trong một qui trình tâm[4] nhưng ta lại thấy tâm hộ kiếp xuất hiện xen giữa những qui trình của tâm.

Tóm lại các tâm đều thực hiện nhiệm vụ riêng trong một qui trình căn-môn và rồi tiến sang qui trình ý môn[5] khi sắc pháp (Rupa) tác động đến một trong số các căn-môn này:

Hộ kiếp vừa qua (Past bhavanga)

Hộ kiếp rúng động (Vibrating bhavanga)

Hộ kiếp dứt dòng (hộ kiếp cuối cùng xuất hiện trước khi đối tượng được cảm nghiệm thông  qua giác -môn)

Tâm khán ngũ  môn (Pancadvaravajjan citta)

Ngũ song thức (Dvi-pancavinnana)

Tâm tiếp thu (Sampaticchana-citta)

Tâm quan sát (Santirana-citta)

Tâm phán đoán (Votthapana-citta)

Bảy tốc lực tâm. Tâm thiện (Kusala-citta) hay tâm bất thiện (Akusala citta) trong trường hợp những người chưa đạt đến hiện trạng A-la-hán).

Hai tâm na cảnh (Tadarammana-citta có thể xuất hiện hay không xuất hiện còn tuỳ).

Rồi lại có tâm hộ kiếp (Bhavanga-citta) và hai tâm cuối cùng trong số các tâm này xuất hiện trước đối tượng được cảm nghiệm thông qua ý-môn lại được định rõ với cùng một tên. Qui trình này diễn tiến như sau:

Hộ kiếp rung động (Vibrating bhavanga)

Hộ kiếp dứt dòng (Bhavangupacchada)  trong trường hợp này chính là ý-môn qua đó mọi tâm thuộc qui trình ý-môn sẽ cảm nhận được đối tượng).

Tâm khán ý môn (Mano-dvaravajjana-citta)

Bảy tâm tốc lực (Javana-citta)

Hai tâm na cảnh (Tadarammana-citta)

Sau một qui trình ý-môn đã được hoàn tất lại xuất hiện tâm hộ kiếp trở lại.

Theo tôi một điều ích lợi lớn lao cho các độc giả là ôn lại bảng liệt kê các tâm tôi vừa liệt kê ở trên. Vì trong những chương tiếp theo bàn về sở hữu tôi sẽ trở lại vấn đề tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong những qui trình và đối với những tâm không xuất hiện trong một qui trình nào đó. Toàn bộ những tâm này đều đi kèm theo những sở hữu khác nhau.

Việc nghiên cứu các sở hữu này sẽ giúp chúng ta am hiểu hơn về những hoạt động tâm linh, những hoạt động của các tâm cũng như các sở hữu phức tạp đó. Điều này sẽ giúp chúng ta am hiểu trên nguyên tắc các tâm và sở hữu hoạt động theo những điều kiện riêng, và tác nhân tồn tại vĩnh viễn sẽ hướng dẫn những sinh hoạt tâm linh chưa được khám phá. Việc nghiên cứu những thực tại này như Đức Phật đã dạy còn nhắc nhớ chúng ta điều nghiên khi thấy chúng xuất hiện trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Hiểu biết trên lý thuyết được chân đế đó chính là nền tảng để phát triển trí tuệ trực tiếp về những thực tại tự thể hiện tuần tự mỗi lần thông qua sáu “môn” , thông qua cả giác quan lẫn trí tuệ. Vì mục tiêu cuộc nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp chính là để phát triển hiểu biết đúng đắn về các thực tại trong cuộc sống chúng ta, thế nên tôi còn tham khảo luôn cuốn sách này nhiều lần. Hiểu biết chính xác các danh pháp (Nama) và sắc pháp (Rupa) được phát triển bằng cách ý thức được khi chúng xuất hiện. Chú niệm (Sati) ý thức và nhận thức chính là sở hữu hoàn hảo mang đặc tính luôn ý thức và nhận ra được thực thể xuất hiện ngay tại giây phút hiện tại[6]. Ngay tại thời điểm chánh niệm về những thực tại xuất hiện được hiển nhiên, và chỉ bằng cách này thì chánh kiến sẽ dần dần được phát triển. Cuối cùng thì danh pháp và sắc pháp sẽ được nhận ra cách chính xác: Như là những vật thể vô thường và vô ngã. Chúng ta không được quên là cả ý thức chánh niệm cũng chỉ là một loại sở hữu, chúng chỉ  xuất hiện là do có được những điều kiện cần thiết. Nếu am hiểu điều này chúng ta sẽ không thúc ép chúng xuất hiện hay cố gắng hướng chúng đến một vật thể đặc biệt nào cả dưới danh nghĩa một sở hữu này nọ đặc biệt nào cả. Công việc nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp có thể giúp chúng ta tránh những ý tưởng sai lạc về việc luyện tập Bát chánh đạo của Đức Phật. Những hiện trạng trong cuộc sống chúng ta, kể cả những phiền não phải được hiểu là những gì “vô ngã”. Cho đến lúc nào đó chúng ta vẫn coi những phiền não là cái gì thuộc bản ngã, là của “cái tôi” chúng không tận diệt được chúng. Chánh kiến về những thực tại đó được coi là “vô ngã”, chính là điều kiện để chúng ta không thực hiện những điều bất thiện, nhưng trau dồi những điều thiện và thanh tẩy tâm linh chúng ta.

Trong các chương tiếp theo sau đây tôi sẽ đề cập đến năm mươi hai loại sở hữu khác nhau. Trước tiên tôi sẽ đề cập đến bảy loại sở hữu cùng xuất hiện với mọi tâm. Những sở hữu này là Những Sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana= universals). Rồi sau đó tôi sẽ đề cập đến sáu loại sở hữu sẽ xuất hiện với các tâm thuộc bốn chủng loại tâm khác nhau  đó là: tâm thiện, tâm bất thiện, tâm quả và tâm tố. Những tâm này được gọi là những Sở hữu biệt cảnh (Pakinnaka) tức là những Điều đặc thù. Sau đó tôi sẽ đề cập đến sở hữu bất thiện và cuối cùng là với các sở hữu tịnh hảo (Sobhana cetasikas).

 

[2] Xin đọc Abhidhamma in daily life, chương 12

[3] Như trên.

[4] Như trên

[6] Tôi sẽ đề cập đến chánh niệm (sati) ở chương 26.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: https://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004