Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Phụ lục 1

Phụ lục chương 2, Cảm thọ (Vedana)

Cảm thọ đi kèm với các tâm khác nhau:

Thân thọ lạc (Sukha) hay thọ lạc chỉ xuất hiện với một loại tâm mà thôi. Thân thức (Kaya-vinnana) chính là quả hay dị thục thiện (Kusala vipaka). Loại thân thức này cảm nhận được cảnh xúc lạc.

Thân thọ khổ  (Dukkha)  chỉ xuất hiện với một loại tâm duy nhất mà thôi: thân thức (Kaya-vinnana) là quả hay di dục bất thiện. Loại thân thức này cảm nghiệm được cảnh xúc khổ.

Câu hành hỷ (Somanassa) xuất hiện với bốn loại tâm khác nhau, nhưng không phải tất cả các loại tâm khác. Về phần câu hành hỷ xuất hiện chung với các tâm bất thiện, nó chỉ xuất hiện chung với bốn trong số tám loại tâm căn tham (Lobha-mula-citta) mà thôi. Còn đối với các loại tâm bất thiện khác không do câu hành hỷ đi kèm.

Về các tâm vô nhân (Ahetuka cittas) cũng xuất hiện chung với câu hành hỷ, có một loại tâm quan sát (Santirana-citta) cũng là loại tâm dị thục thiện vô nhân (Ahetuka kusala vipakacitta), và chính tâm này điều nghiên kỹ càng cảnh rất tốt lại được câu hành hỷ đi kèm. Còn một loại tâm quan sát khác nữa đó là  tâm dị thục thiện vô nhân và tâm này cũng điều nghiên kỹ cảnh rất tốt, nhưng không phải là cảnh rất tốt do xả (Upekkha) đi kèm. Tâm quan sát thuộc loại tâm dị thục bất thiện cũng được xả (Upekkha) đi kèm. Thế nên, chỉ có một trong ba loại tâm quan sát được đi kèm với câu hành hỷ mà thôi [206].

Tâm tố vô nhân chính là tiếu sanh tâm (Hasituppada-citta) khi đi kèm với câu hành hỷ, khiến cho A-la-hán lúc nào cũng luôn nở nụ cười trên môi.[207]

Còn đối với các tâm dục giới tịnh hảo (Kamavacara sobhana cittas)[208]. Câu hành hỷ chỉ đi kèm với bốn loại tâm đại thiện (Maha-kusala-cittas), bốn loại tâm đại dị thục (Maha vipakacittas) và bốn loại tâm đại tố (Maha-kiriyacittas) mà thôi.

Tâm-đại-quả (Maha-vipakacitta) có thể thực hiện được những phận sự tái tục hay tái sanh (Patisandhi) phận sự hộ kiếp (Bhavanga) và phận sự diệt hay tử (Cuti) nữa.[209]  Trong trường hợp như vậy các phận sự này chính là kết quả của nghiệp chướng (Kamma) do các tâm-đại thiện thực hiện. Các tâm đại quả (Vipakacitta) cũng có thể được đi kèm với câu hành hỷ (Somanassa) hay là thọ hỷ tuỳ thuộc vào nghiệp tạo ra. Những ai sanh ra với câu hành hỷ (Somanassa) thì luôn có tâm hộ kiếp (Bhavanga-citta) đi kèm thọ hỷ xuất hiện trong suốt cuộc sống.[210]

Còn về các tâm sắc giới (Rupavacara-citta), những tâm thuộc các giai đoạn thiền thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư (thuộc hệ thống Ngũ thiền hay năm giai đoạn) câu hành hỷ (Somanassa) cũng luôn đi kèm. Như vậy có bốn tâm thiện sắc giới (Rupavacara kusala cittas), bốn tâm quả sắc giới (Rupavacara vipakacittas) và bốn tâm tố sắc giới (Rupavacara kiriyacitta). Các tâm sắc giới thuộc giai đoạn thiền thứ năm không được câu hành hỷ đi kèm mà lại là xả (Upekkha).

Còn về các tâm vô sắc giới hay tâm thiền vô sắc giới (Arupa-jhanacittas) các tâm này cũng thuộc cùng một loại tâm như các tâm sắc giới thuộc thiền giai đoạn thứ năm. Như vậy các tâm này cũng không do câu hành hỷ hay thọ hỷ đi kèm với xả cùng xuất hiện.

Câu hành hỷ hay là thọ hỷ cũng như xả cũng có thể đi kèm với các tâm siêu thế, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện chi phối. Các tâm siêu thế (Lokuttara-cittas) có thể được phân thành tám loại, vì mỗi loại có đến bốn giai đoạn giác ngộ là tâm đạo (Magga-citta) và kèm với các hậu quả của chúng, và tâm quả (Phala-citta).

Những ai đã tích lũy được nhiều thành quả thiền và đã luyện tập thiền quán lâu dài trong cuộc sống, họ có thể đạt đến giác ngộ kèm với các tâm thiền siêu thế (Lokuttara jhana-cittas), với tâm thiền siêu thế, họ có thể cảm nghiệm được niết bàn do các thiền chi thuộc các giai đoạn thiền khác nhau đi kèm. Khi chúng ta quan tâm lưu ý đến các tâm thiền siêu thế, thay vì chỉ có tám tâm siêu thế, mà có tới bốn mươi tâm siêu thế xuất hiện (tức năm lần tám, vì có tới năm giai đoạn thiền)[211] lưu ý đến. Trong trường hợp các tâm thiền siêu thế, cảm thọ đi kèm lại phải phù hợp với các thiền chi đi kèm. Trong giai đoạn thiền thứ năm thì xả xuất hiện thay vì câu hành hỷ hay thọ hỷ. Như vậy lại có tới tám tâm thiền siêu thế do các thiền chi thuộc giai đoạn thứ hai đi kèm. Đến giai đoạn này ta không thấy xuất hiện câu hành hỷ hay là thọ hỷ nữa nhưng lại là xả đi kèm. Như vậy trong số bốn mươi tâm thiền siêu thế thì có tới ba mươi hai loại xuất hiện chung với câu hành hỷ hay là thọ hỷ. Cảm thọ đi kèm với tâm quả (Phala-citta) là kết quả của tâm đạo. Trong mỗi trường hợp như vậy cùng một loại cảm thọ đi kèm với tâm đạo (Magga-cittas).

Tóm lại câu hành hỷ hay là thọ hỷ đi kèm với các tâm sau đây:

4 tâm căn tham (Lobha-mula-cittas)
1 tâm quan sát (Santirana-citta)
1 tâm sinh tiếu (Hasituppada-citta)
12 tâm  dục giới tịnh hảo (Kamavacara sobhana cittas) 
12 tâm sắc giới (Rupavacara)
32 tâm thiền siêu thế.

Tất cả có tới 62 tâm.

Thọ ưu (Domanassa) hay cảm giác không sảng khoái  xuất hiện với hai loại tâm căn sân (Dosa-mula-citta) và một loại mang đặc tính tâm hữu trợ (Sasankharika) (Prompted) và một loại thuộc dạng vô trợ.[212] Câu hành ưu (Domanassa) hay thọ hỷ không thể xuất hiện với bất kỳ loại tâm nào khác ngoại trừ hai loại tâm vừa đề cập đến ở trên.

Xả (Upekkha) hay phi khổ phi lạc, chỉ có thể xuất hiện với bốn loại tâm mà thôi và không thể xuất hiện với hết mọi tâm khác. Như vậy, thọ xả hay phi khổ phi lạc (trung hòa) có thể là thọ thiện, bất thiện, dị thục (Vipaka) và tố (Kiriya). Xả (Upekkha) có thể xuất hiện với các tâm dục giới (Kamavacara)  (các tâm thuộc lãnh vực các căn) các tâm sắc giới (Rupavacara cittas) các tâm vô sắc giới (Arupavacarra cittas) và các tâm siêu thế (Lokuttara cittas).

Đối với thọ xả, các cảm giác thanh thản hay phi khổ phi lạc cùng xuất hiện với các tâm bất thiện, thì bốn trong số tám loại tâm căn tham do cùng xuất hiện với xả. Xả cũng xuất hiện với hai loại tâm si căn (Moha-mula-citta) đó là tâm si căn cùng xuất hiện với hoài nghi (Vicikiccha) và tâm si căn cùng xuất hiện với phóng tâm (Uddhacca) [213].

Còn đối với các tâm vô nhân (Ahetuka-citta), thì có mười bốn trong số mười tám loại tâm này lại do xả đi kèm, cụ thể như sau: mười hai loại là các tâm quả (Vipakacitta) chính là: bốn cặp ngũ song thức (Dvi-pancavinnanas), cặp này không ảnh hưởng gì đến thân thức cả). Hai loại Tâm tiếp thu (Sampaticchana-citta) và hai trong số ba loại tâm này lại là tâm quan sát (Santirana-citta). Như chúng ta đã thấy chỉ có tâm quan sát mà chức năng là điều tra nghiên cứu một cảnh rất tốt thì lại do somanassa câu hành hỷ đi kèm theo mà thôi. hai loại còn lại, một thuộc dị thục thiện và một thuộc dị thục bất thiện thì có upekkhà đi kèm theo.[214]

Còn có hai loại tâm tố vô nhân (Ahetuka kiriyacitta) đi kèm theo với xả hay là thọ xả, cụ thể là tâm khán ngũ môn (Nancadvaravjjana-citta) và tâm khán ý môn (Mano-dvaravjjana-citta) trong qui trình căn môn, đang thực hiện nhiệm vụ xác định đối tượng[215] (Votthapana - phán đoán) và trong qui trình ý môn thực hiện nhiệm vụ khán lại đối tượng thông qua ý môn. Như vậy, có tới tất cả mười bốn loại tâm vô nhân đi kèm theo với xả.

Còn đối với các tâm  dục giới tịnh hảo (Kamavacara sobana citta)  thì xả đi kèm theo với bốn trong số tám tâm đại thiện, bốn trong số tám tâm đại dị thục hay tâm đại quả (Vipaka-cittas) và bốn trong số tám tâm đại tố, như vậy thì có tới mười hai tâm  dục giới tịnh hảo được xả đi kèm theo.

Còn đối với các tâm sắc giới thì chỉ có một tâm thiện sắc giới, một tâm dị thục sắc giới và một tâm tố sắc giới duy nhất  thuộc giai đoạn thiền bậc nhất đi kèm theo với xả mà thôi.

Các tâm vô sắc giới thì cũng thuộc cùng một loại tâm với các tâm sắc giới thuộc thiền giai đoạn thứ năm. Tất cả các tâm vô sắc giới đều đi kèm theo với với xả. Có tới mười hai tâm vô sắc giới, cụ thể là tâm thiện vô sắc giới, tâm tố vô sắc giới và tâm vô sắc giới dị thục và tâm tố vô sắc giới. Thuộc mỗi giai đoạn trong bốn giai đoạn thiền vô sắc. Ở giai đoạn thiền vô sắc thứ tư, tức thuộc “phi tưởng phi phi tưởng xứ” chẳng phải có cảm thọ chẳng phải không có cảm thọ. Cảm nhận chỉ hiện hữu dưới dạng huyền ảo vi tế (Visuddhimagga - Thanh Tịnh Đạo. X. tr. 50).

Còn đối với các tâm siêu thế, tuỳ thuộc vào những điều kiện chi phối, chúng có thể được đi  kèm theo với xả. khi ta đề cập đến tâm thiền siêu thể, thì các tâm siêu thế có liên quan đi kèm theo các chi thiền ở giai đoạn thiền thứ năm được xả đi kèm, như vậy, có tới tám loại tâm được xả đi kèm theo mà thôi.

Tóm lại, các xả đi kèm theo với các tâm như sau:

4 Tâm tham căn (Lobha-mula-cittas)
2 Tâm si căn (Moha-mula-cittas)
1 Tâm khán ngũ môn (Panca-dvaravjjana-citta) 
8 cặp Tâm ngũ song thức (Dvi-panca-vinnanas)
2 Tâm tiếp thu (Sampaticchana-cittas)
2 Tâm quan sát (Santirana cittas)
1  Tâm khán ý môn (Mano-dvaravjjana-citta)
12 Tâm dục giới tịnh hảo (Kamavacara sobhana cittas)
3 Tâm sắc giới (Rupavacara cittas)
12 Tâm vô sắc giới (Arupavacarra-cittas)
8 Tâm siêu thiế (Lokuttara-cittas)

Tất cả gồm: 55 loại đi kèm theo với xả (Upekkha).


Phụ lục 2

Phụ lục chương 5

Cố ý hay sở hữu tư (Cetana) là vật nối bên trong “Thập nhị nhân duyên* (Paticca sammuppada) ta gọi là pháp hành (Abhisankhara) có ba loại pháp hành (Abhisankhara):

  1. Phúc hành (Punn’abhisankhara)[216]
  2. Phi phúc hành (Apunn’ abhisankhara)
  3. Bất động hành (Anenj’abhisankhara)

Phúc Hành (Punn’abjusankhara)  là những cố ý hay sở hữu tư cùng xuất hiện với tám loại tâm thiện dục giới (Kamavacara) hoặc là các tâm đại thiện (Maha-kusala-cittas)  các tâm thuộc cõi các căn)[217] và năm tâm thiện sắc giới (Rupavacara kusala cittas) tức là các tâm thiền sắc pháp (Rupa -jhanacittas)[218].

Phi phúc hành (Apunn’ abhisankhara)  là những tác ý hay sở hữu tư đi kèm theo mười hai tâm bất thiện tám tham căn (Lobha-mula- cittas) hai âtm sân căn và hai tâm si (Moha-mula-citta).

Bất động hành (Anenj’ abhisankhara)  là những cố ý hay sở hữu tư xuất hiện với bốn tâm thiện vô sắc giới còn được gọi là tâm thiền vô sắc giới. Các phúc hành và phi phúc hành tạo ra tâm tái tục đồng thời cũng tạo ra được sắc pháp bất động hành không tạo ra được sắc pháp tâm thiện vô sắc giới không tạo ra được sắc pháp. Những ai luyện tập thiền vô sắc thì nhận ra được những thất lợi do sắc pháp đem lại. Tâm thiện vô sắc giới vì rất tĩnh và hết sức tinh tế nên đã tạo ra được tâm tái tục thuộc cõi Phạm thiên vô sắc (Arupa-brahma planes) thích hợp, ở đó không còn sắc pháp và những biểu hiện các căn, có tới bốn cõi Phạm thiên vô sắc thích ứng vói bốn giai đoạn thiền vô sắc.

Ba loại Hành (Kamma-formations) vừa kể trên là mối liên kết nơi  Thập nhị nhân duyên (Paticcasummuppada).


Phụ lục 3

Phụ Lục chương 8

Những tâm xuất hiện chung với tầm (Vitakka) và tứ (Vicara):

Tầm và tứ cả hai đều xuất hiện chung với 44 tâm  dục giới (Kamavacara cittas), ngoại trừ mười ngũ song thức (Dvi-pancavinnanas).

Liên quan đến các tâm thiền (Jhanacittas) thì tầm (Vitakka) chỉ xuất hiện chung với ba loại tâm sắc giới (Rupavacara)  thuộc giai đoạn thiền đầu tiên mà thôi và tự xuất hiện chung với ba tâm sắc giới cùng với ba tâm sắc giới thuộc giai đoạn thiền thứ nhì (thuộc hệ thống Ngũ thiền), như vậy có cả thảy sáu tâm sắc giới (Rupavacara cittas). Trong trường hợp tâm quả sắc giới (Rupavacara vipakacitta) phải thực hiện vai trò tái sanh (Patisandhi), thì lúc đó tâm không luôn được tầm (Vitakka) và tứ (Vicara) đi kèm, tầm không luôn xuất hiện chung với tâm quả sắc giới (Rupavacara vipakacitta) theo các giai đoạn thiền tuần tự đâu. Tâm quả sắc giới của tầng thiền thứ nhì thuộc hệ thống ngũ thiền không đi chung với tầm nhưng nó đi cùng với tứ. Các tâm quả sắc giới của các tầng thiền cao hơn không đi chung với tầm cũng đi chung với tứ. Còn về phần các tâm vô sắc giới (Arupavacaracittas), cũng có cùng những đặc tính giống như các tâm sắc giới thuộc giai đoạn thiền sắc pháp (Rupa-jhana) bậc năm, như vậy không có tầm và tứ đi kèm theo là đúng.

Khi các tâm thiền siêu thế, xuất hiện chung với các thiền chi  thuộc các giai đoạn thiền khác nhau thì các tâm thiền siêu thế này mới được lưu ý tới, có tới bốn mươi tâm siêu thế thay vì chỉ có tám. Trong số các tâm này có tới tám tâm siêu thế cùng xuất hiện chung với các thiền chi ở  vào giai đoạn thiền đầu tiên. Như vậy cả hai tầm và tứ đều xuất hiện chung với các tâm siêu thế này. Các thiền chi thuộc giai đoạn thiền thứ nhì (theo hệ thống Ngũ thiền) đi kèm theo với tâm siêu thế thì cũng có tứ đi kèm theo nhưng tầm thì không. Các tâm siêu thế đi kèm theo các thiền chi thuộc giai đoạn thiền cao hơn không xuất hiện chung với tứ vì ở những giai đoạn đó đã bị loại ra ngoài. Như vậy, có mười sáu tâm siêu thế đi kèm theo với tứ. Khi đó tâm đạt đến con số 121 (kể cả bốn mươi tâm siêu thế) có tầm đi kèm theo đó là:

44 tâm  dục giới (Kamavacara cittas) 
3 tâm sắc giới (Rupavacara cittas)
8 tâm siêu thế (Lokuttara cittas)
-----------------------------------
Toàn bộ có cả thẩy 55 tâm.

Còn đối với tứ, thì sở hữu tâm này đi kèm theo với:

44 tâm dục giới
6 tâm sắc giới
16 tâm siêu thế.

-----------------------------------
Toàn bộ có cả thẩy 66 tâm.


Phụ lục 4

Phục lục chương 9

Tinh tấn (Viriya) đi kèm với các tâm sau đây: toàn bộ các tâm bất thiện và các tâm tịnh hảo, kể cả các tâm tinh tấn thuộc dục giới (Sense-sphere) các tâm sắc giới (Rupavacaracittas) tâm vô sắc giới (Arupavacaracittas) cũng như tâm siêu thế  (Lokuttaracittas). Vả lại, ngoài mười tám loại tâm vô nhân (Ahetukacittas) còn có hai loại tâm đi kèm theo với tinh tấn đó là tâm khán ý môn (Mano-dvaravajjna-citta) trong qui trình căn môn đang thực hiện chức năng xác định các đối tượng (Votthapana) cũng như trong qui trình ý môn lại thực hiện chức năng khán lại đối tượng, và tâm sinh tiếu (Hasituppada-citta) tạo ra nụ cười nơi A-la-hán. Còn có mười sáu loại tâm trong số 89 tâm không đi kèm theo với tinh tấn. Như vậy, có mười sáu loại tâm trong số 89 tâm không cùng xuất hiện với tinh tấn. Toàn bộ có cả thẩy 73 loại tâm đi kèm theo với tinh tấn.

Tâm tái sanh (Patisandhi-citta), tâm hộ kiếp (Bhavanga-citta) và tâm tử (Cuti-citta) không đi kèm theo với tinh tấn nếu phận sự của chúng được thực hiện do tâm quan sát (Santirana-citta) (có hai loại, một là dị thục thiện (Kusala vipaka) và một là dị thục bất thiện (Akusala vipaka) [219] nếu chúng có phận sự do tâm đại quả (Vipakacitta) thực hiện thì chúng sẽ đi kèm theo với tinh tấn.

Tóm lại các tâm đi kèm theo với tinh tấn bao gồm những tâm sau đây:

12 Tâm bất thiện (Akusala cittas)
2 Tâm vô nhân (Ahetuka cittas)
8 Tâm đại thiện (Maha-kusala cittas)
8 Tâm đại quả (Maha-vipakacittas)
8 Tâm  đại tố (Maha-kiriyacittas)
5 Tâm thiện sắc giới (Rupavacara kusala cittas)
5 Tâm quả sắc giới (Rupavacara vipakacitta)
5 Tâm tố sắc giới (Rupavacara kiriyacitta)
4 Tâm thiện vô sắc giới (Arupavacara kusala cittas)
4 Tâm quả vô sắc giới (Arupavacaravipakacittas)
4 Tâm tố vô sắc giới (Arupavacarakiriyacittas)
8 Tâm siêu thế (Lokuttara cittas)

-----------------------------------
Toàn bộ bao gồm 73 tâm

Khi các tâm siêu thế xuất hiện chung với các thiền chi thuộc nhiều giai đoạn thiền khác nhau được đề cập đến, thì có tới bốn mươi tâm siêu thế thay vì chỉ có tám tâm siêu thế;  như vậy, trong trường hợp đó lại có tới một trăm lẻ năm tâm đi cùng xuất hiện chung với tinh tấn.


Phụ lục 5

Phụ lục chương 11

Pháp hỷ (Piti) cùng xuất hiện chung với các tâm khác như sau:

Pháp hỷ cùng xuất hiện chung với bốn loại tâm căn tham (Lobha-mula-citta), gồm các loại do câu hành hỷ (Somanassa) đi kèm theo. Pháp hỷ đi kèm theo với hai loại tâm vô nhân (Ahetuka cittas), đó là tâm quan sát (Santirana-citta) chính là dị thục thiện hay quả báo thiện (Vipaka) và tâm điều tra nghiên cứu một cảnh rất tốt và tâm sinh tiếu (Hasituppada-citta) nụ cười của vị A-la-hán do tâm tố vô nhân (Ahetuka kiriyacitta). Ngoài ra, pháp hỷ còn đi kèm theo với bốn loại tâm đại thiện, bốn loại tâm đại quả (Maha-vipakacitta) và bốn loại tâm đại tố (Maha-kiriyacittas), như thế, mười hai loại tâm dục giới tịnh hảo (Kamavacara sobhana cittas). Còn về tâm thiền, pháp hỷ đi kèm theo với tâm thiện sắc giới (Rupavacara kusala cittas), tâm quả sắc giới (Rupavacara - vipakacitta) và tâm tố sắc giới (Rupavacara  kiriyacitta) thuộc ba bậc thiền thuộc hệ thống năm bậc thiền như vậy có 9 tâm sắc giới. Khi tâm thiền siêu thế (Lokuttara jhanacittas), các tâm siêu thế cùng xuất hiện với các thiền chi  thuộc các giai đoạn thiền khác nhau, được lưu tâm tới, các tâm siêu thế được chia thành bốn mươi. Vì pháp hỷ không xuất hiện trong giai đoạn thiền thứ tư và thứ năm, duy nhất chỉ có các tâm siêu thế xuất hiện với các thiền chi thuộc ba giai đoạn thiền được đi kèm theo với pháp hỷ. như vậy có hết thảy hai mươi tư (8 x 3) loại tâm siêu thế được pháp hỷ đi kèm theo.

Nếu chúng ta tính các tâm là một trăm hai mươi mốt (kể cả bốn mươi tâm siêu thế) thì pháp hỷ đi kèm theo được tóm lược lại như sau:

3 Tâm bất thiện (Akusalacittas)
2 Tâm  vô nhân (Ahetuka cittas)
12 Tâm dục giới tịnh hảo (Kamavacara sobhana cittas) 
9  Tâm sắc giới (Rupavacara cittas)
24 Tâm siêu thế (Lokutara cittas)

-----------------------------------
Tất cả có 51 tâm


Phụ lục 6

Phụ lục chương 12.

Các tâm xuất hiện chung với dục (Chanda) hay là mong muốn.

Dục có thể liệt kê tất cả thành bốn loại. Nhưng đối với loại được gọi là dị thục hay quả báo thì dục chỉ xuất hiện chung với các tâm đại quả (Maha-vipakacittas) không xuất hiện chung với các tâm quả vô nhân (Ahetuka vipakacittas); liên quan đến các tâm gọi là tố (Kiriya), thì dục chỉ xuất hiện với các tâm đại tố mà thôi, không đi kèm với tâm tố vô nhân. Trong tám mươi chín tâm, có tới hai mươi tâm không xuất hiện chung với dục: có hai loại thuộc các tâm si căn và mười tám tâm vô nhân.

Tóm lại các tâm được xuất hiện chung với dục, chúng gồm các tâm sau đây. Khi các tâm được coi như là con số 89:

10 Tâm bất thiện (Akusala cittas)
24 Tâm dục giới tịnh hảo (Kamavacara sobhana cittas)
15 Tâm sắc giới (Rupavacara cittas)
12 Tâm vô sắc giới (Arupavacara cittas)
8 Tâm siêu thế (Lokuttara cittas)

-----------------------------------
Tất cả gồm có 69 tâm

Khi các tâm siêu thế đi kèm theo với các thiền chi thuộc các giai đoạn thiện khác nhau được kể đến, thì có đến 40 tâm siêu thế thay vì chỉ có 8 mà thôi. trong trường hợp đó ta phải kể đến con số 101  tâm xuất hiện chung với dục.


Phụ lục 7

Phụ lục chương 20

Tóm tắt các sở hữu bất thiện.

Được tóm lược lại thành mười bốn sở hữu bất thiện như sau:

1) Vô minh (Moha)

2) Vô tàm (Ahirita)

3) Vô quí (Anottappa) hay sợ bị khiển trách.

4) Phóng tâm (Uddhacca)

Cả bốn sở hữu tâm trên đều xuất hiện với tất cả mọi tâm bất thiện hay sở hữu bất thiện biến hành.

5) Tham xuất hiện chung với tám loại tâm, các tâm là tâm căn tham (Lobha - mula-cittas).

6) Tà kiến xuất hiện chung với bốn loại tâm có tham căn.

7) Ngã mạn (Mana), xuất hiện chung với bốn loại tâm có tham căn không đi kèm theo với tà kiến.

8) Sân (Dosa) hay là ác cảm, xuất hiện với hai loại tâm. Các tâm là tâm căn sân (Dosa-mula-citta)  các tâm có sân căn nơi ác cảm.

9) Tật (Issa)

10) Hận, Xan tham (Macchariya) hay là keo kiệt

11) Hối hận (Kukkucca)

Ba loại sở hữu vừa đề cập đến (9,10,11) có thể hay không xuất hiện chung với hai loại tâm có sân căn. Nhưng không bao giờ chúng xuất hiện chung với nhau.

12) Hôn trầm (Thina)

13) Thụy miên (Middha)

Hai loại sở hữu vừa kể (12,13) có thể hay không có thể xuất hiện với bốn loại tâm căn tham bị “thôi thúc” và với một loại tâm căn sân lại bị thôi thúc. Thụy miên và hôn trầm luôn luôn xuất hiện chung với nhau.

14) Hoài nghi (Vicikiccha) xuất hiện với một loại tâm si căn, tâm có gốc vô minh.

Tóm tắt các tâm bất thiện và các sở hữu đi kèm như sau:

1) Tâm căn tham (Lobha-mula-citta) đi kèm với thọ hỷ, với tà kiến, không bị thôi thúc, xuất hiện chung với: bảy sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana), sáu sở hữu biệt cảnh (Pakinnaka) và bốn sở hữu tâm bất thiện biến hành. Kể cả vô minh, vô tàm (Ahirita) vô quí (Anottappa) và phóng tâm (Uddhacca) và với tham và tà kiến như vậy cũng xuất hiện chung với 19 sở hữu tâm.

2) Tâm căn tham, đi kèm theo với thọ hỷ, với tà kiến bị thôi thúc, thì đi kèm theo với 7 sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana)  6 sở hữu biệt cảnh (Pakinnaka) và bốn sở hữu tâm bất thiện biến hành. Do tham và tà kiến có có thể hay không đi kèm theo với hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha)  như vậy có tới 19 hay 21 sở hữu tâm.

3) Tâm căn tham, đi kèm theo với một thọ hỷ, không kèm theo tà kiến, không bị thôi thúc, xuất hiện chung với: 7 sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana), 6 sở hữu biệt cảnh (Pakinnaka), bốn sở hữu tâm bất thiện biến hành. Và kèm theo là tham. Ngã mạn có thể hoặc không xuất hiện, như vậy ta có 18 hay 19 sở hữu tâm.

4) Tâm căn tham. Có thọ hỷ đi kèm theo, không có là kiến, bị thôi thúc, do cùng sở hữu tâm thuộc loại ba đi kèm theo, và theo vào đó nó có thể hoặc không đi kèm theo với hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha).

Như vậy, có thể đi kèm theo với 18 sở hữu tâm nếu hôn trầm (Thina) thụy miên (Middha) và ngã mạn không xuất hiện, với 19 nếu như ngã mạn xuất hiện, với 20, nếu hôn trầm (Thina) và trạo hối (Middha) xuất hiện nhưng ngã mạn thì không, hoặc với 21 sở hữu nếu như hôn trầm (Thina), thụy miên (Middha) và ngã mạn cùng xuất hiện.

5) Tâm căn tham, có thọ xả đi kèm, cộng với tà kiến, không bị thôi thúc, đi chung với: 7 sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana), 5 sở hữu biệt cảnh (pakinnaka, trừ hỷ (Piti) bốn sở hữu bất thiện biến hành, cộng với tham và tà kiến, như vậy có 18 sở hữu tâm cả thảy.

6) Tâm căn tham, do thọ xả kèm theo, với tà kiến, được thôi thúc đi kèm theo là: cùng loại sở hữu tâm ở đây có (18) loại như tâm căn tham thứ 5, nhưng hôn trầm (Thina) và thụy miên (Middha) có thể hay không thể xuất hiện, như vậy có 18 hay 20 sở hữu tâm xuất hiện trong trường hợp này.

7) Tâm căn tham, cũng đi kèm theo là thọ xả, không có tà kiến, không bị thôi thúc, đi kèm theo là cùng loại các sở hữu như tâm căn tham được xếp vào loại thứ năm, nhưng không phải là tà kiến, như vậy có 17 loại sở hữu tâm; tuy nhiên ngã mạn có thể hay không thể xuất hiện, như vậy đi kèm theo là 17 hoặc 18 sở hữu tâm.

8) Tâm căn tham, có thọ xả đi kèm, không có tà kiến, được thôi thúc, và kèm theo cùng các loại sở hữu tâm như là tâm tham căn được xếp vào loại thứ bảy, và hơn thể nữa, hôn trầm và thụy miên có thể hay không thể xuất hiện, như vậy có ít nhất 17 sở hữu hay nếu có ngã mạn xuất hiện, thì con số lên đến 18; 19 sở hữu tâm nếu hôn trầm và thụy miên xuất hiện mà không đi kèm theo ngã mạn. 20 sở hữu nếu có ngã mạn, hôn trầm và trạo hối cùng xuất hiện.

9) Tâm căn sân (Dosa-mula-citta) có thọ ưu đi kèm, không bị thôi thúc, gồm có: 7 sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana) và 5 sở hữu biệt cảnh trừ pháp hỷ có bốn sở hữu bất thiện biến hành và sân (ác cảm) như vậy ít nhất có 17 sở hữu tâm cả thẩy, hơn thế nữa, ganh tị tính keo kiệt (Macchariya) hay hối hận có thể hay không thể xuất hiện; nếu chúng xuất hiện thì chỉ xuất hiện từng loại một mà thôi. và như vậy loại tâm này có thể đi kèm theo với 17 hay 18 sở hữu tâm.

10) Tâm căn sân, có thọ ưu kèm theo, thôi thúc, cùng các loại sở hữu tâm giống như loại tâm thứ 9 đi kèm, như vậy có tới 17 hoặc 18 sở hữu tâm, và hơn thế, nếu hôn trầm và thụy miên có thể hay không thế xuất hiện, nếu chúng xuất hiện thì  có tới 19 hoặc 20 sở hữu tâm đi kèm.

11) Tâm căn si, do thọ xả đi kèm, cộng với nghi ngờ, kèm theo với: 7 sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana) và 3 sở hữu biệt cảnh (Pakinnaka) không có hỷ thắng giải (Adhimakkha) và căn hay là dục và bốn sở hữu tâm bất thiện biến hành, kể cả nghi ngờ, như vậy có 15 sở hữu tâm.

12) Tâm căn si, kèm theo là thọ xả, tương ưng phóng tâm (Uddhacca-sampayutta) kèm theo với: 7 sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana) bốn sở hữu biệt cảnh, không có hỷ và dục và bốn sở hữu tâm bất thiện biến hành, như vậy có tới 15 sở hữu tâm đi kèm.


Phụ lục 8

Phụ lục chương 31

Có 19 sở hữu tịnh hảo đi kèm theo với tâm tịnh hảo như sau:

Tín (Saddha) 
Niệm (Sati)
Tàm (Hiri)
Quí (Ottapa)
Vô tham (Alobha)
Vô sân (Adosa)
Hành xã (Tatramajjhattata)

Sáu cặp sở hữu tâm đó là:

Sở hữu tịnh thân (Kaya-passaddhi)
Sở hữu tịnh tâm (Citta-passaddhi)

Sở hữu khinh thân (Kaya-lahuta)
Sở hữu khinh tâm (Citta-lahuta)

Sở hữu nhu thân (Kaya-muduta)
Sở hữu nhu tâm (Citta-muduta)

Sở hữu thích thân (Kaya-kammannata)
Sở hữu thích tâm (Citta-kammannata)

Sở hữu thuần thân (Kaya-pagunnata)
Sở hữu thuần tâm (Citta-pagunnata)

Sở hữu chánh thân (Kaya-ujukata)
Sở hữu chánh tâm (Citta-ujukata)

Các sở hữu này đi kèm theo với:

Tám tâm đại thiện (Maha-kusala-cittas)
Tám tâm đại  quả (Maha-vipakacitta) 
Tám Tâm  đại tố (Kiriyacitta)
24 Tâm tịnh hảo thuộc dục giới, tâm tịnh hảo dục giới (Kamavaca sobhana cittas)

5 Tâm thiện sắc giới (Rupavacara kusala cittas)
5 Tâm quả sắc giới (Rupavacara vipakacittas)
5 Tâm tố sắc giới (Rupavacara kiriyacitta) 
Là 15 tâm thiền sắc giới (Rupa-jhanacittas) gồm năm giai đoạn.

4 Tâm thiện vô sắc giới (Arupavacara  kusala cittas)
4 Tâm quả vô sắc giới (Arupavacara vipakacittas)
4 Tâm tố vô sắc giới (Arupavacara kiriyacittas)
Đó là 12 tâm thiền vô sắc thuộc bốn giai đoạn

Tám tâm siêu thế (Lokuttara cittas) - hay là bốn mươi, khi các tâm siêu thế đi kèm theo với các thiền chi thuộc các giai đoạn thiền khác nhau được chú tâm tới.

Có 6 sở hữu tịnh hảo không đi kèm với từng tâm tịnh hảo một như sau:

Tránh xa tà ngữ (Vaciduccarita virati)
Tránh xa tà mạng (Kayaduccarita virati)
Tránh xa tà nghiệp (Ajivaduccarita virati)

Tâm bi (Karuna)
Tâm hỷ (Mudita)
Trí tuệ (Panna)

Như vậy, có tất cả 25 sở hữu tâm tịnh hảo. Trong đó có 19 sở hữu xuất hiện với từng tâm tịnh hảo một hay sở hữu biến hành và 6 sở hữu không xuất hiện chung với mỗi tâm tịnh hảo.

Ba điều tránh xa hay giới phần có thể đi kèm theo với những tâm sau đây:

8 Tâm đại thiện thuộc dục giới (Kamavacara cittas)
8 (hoặc 40) tâm siêu thế (Lokuttara cittas) luôn đi kèm theo với cả sở hữu Giới phần vừa kể đến ở trên.

Tâm bi (Karuna)  có thể đi kèm theo với các tâm sau đây:

8 Tâm đại thiện (Maha-kusala cittas)
8 Tâm đại tố (Kiriyacitta)
12 tâm sắc giới (Rupavacara kusala cittas), các tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta) thuộc các giai đoạn thiền nhất, nhì, ba, tư (nếu là hệ thống ngũ thiền)

Như vậy, từ bi (Karuna) có thể đi kèm theo với 28 loại tâm

Tâm hỷ (Mudita) có thể đi kèm theo với những tâm sau đây:

8 Tâm đại thiện (Maha-kusala-cittas)
8 Tâm đại  tố (Maha-kiriyacittas)
12 Tâm sắc giới (Rupavacara cittas)   

Như vậy, tâm hỷ (Mudita) có thể đi kèm theo tới 28 loại tâm cả thảy.

Huệ (Panna) Trí tuệ hay thông minh có thể đi kèm theo với các tâm sau đây:

4 Tâm đại thiện (những tâm này gọi là trí tương ưng trí (Nana-sampayutta)
4 Tâm đại quả (Maha-vipakacitta) trí tương ưng trí (Nana sampayutta)
4 Tâm đại tố (Kiriyacitta), trí tương ưng trí
5 Tâm thiện sắc giới (Rupavacara kusula cittas), năm giai đoạn thiền sắc giới (Rùpa-jhàna)
Năm tâm quả sắc giới (Rupavacara vipakacitta)
Năm tâm  đại tố sắc giới (Rupavacara kiriyacitta)
4 tâm thiện vô sắc giới (Arupavacara kusala cittas), bốn giai đoạn thiền vô sắc giới.
4 tâm quả vô sắc giới (Arùpàvacara vipàkacitta)
4 tâm đại tố vô sắc giới (Arùpàvacara kiriyacitta)
8 tâm siêu thế (Lokutta cittas)

Như vậy, tuệ (Panna) đi kèm theo với 47 lại tâm cả thảy: 12 tâm  dục giới (Kamavacara cittas)  15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới, và 8 tâm siêu thế.

Ngay khi 40 tâm siêu thế được liệt kê thay vì chỉ có 8, cụ thể là những tâm siêu thế đi kèm theo với các thiền chi thuộc thiền năm giai đoạn. Có cả thẩy đến  79 tâm tất cả đi kèm theo tuệ


Phụ lục 9

Các giai đoạn thiền quán (Vipassana)   

Có ba giai đoạn thiền quán còn yếu  (Taruna vipassana) như sau:

Trí phân biệt danh sắc (Nama-rupa pariccheda nana)
Trí phân tích nhân quả (Paccaya pariggaha nana)
Trí suy xét danh sắc vô thường khổ, vô ngã (Sammasana Nàna)

Tám giai đoạn tuệ đại minh sát (Maha-vipassana Nana) như sau:

Sanh diệt trí (Udaybbhaya nana)
Hoại trí (Bhanga nana)
Bố úy trí (Bhaya nana)
Quá hoạn trí (Adinava nana)
Yếm ly trí (Nibbida nana)
Dục thoát trí (Muccitukamyata nana)
Tư duy trí (Patisankha nana)
Hành xả trí (Sankharùpekkha  nana)
Thuận thứ trí (Anuloma nana)


[206] Trích trong tác phẩm "Vi Diệu Pháp áp dụng vào đời thường" (Abhidamma in daily life), chương 9).

[207] Như trên, chương 9

[208] Như trên, ở chương 19. tâm dục giới tịnh hảo: tám loại tâm đại thiện (maha-kusala-cittas) tám loại tâm đại dị thục (maha vipakacittas) và tám loại tâm đại tố (maha-kiriyacittas)  mà chỉ có các đấng A-la-hán mới đạt đến mà thôi.

[209]  Như trên, chương 19.

[210] Tâm hộ kiếp thuộc cùng một loại tâm đồng bản chất với tâm tái tục (patisandhicitta)

[211] Đây chính là lý do tại sao các tâm được liệt kê tới tám mươi chín hay một trăm hai mươi mốt, trong đó có cả các tâm thiền siêu thế.

[212] Unprompted: không tức khắc, xuất hiện không bất kỳ điều gì khích lệ, tự nhiên xuất hiện; còn prompted: thì xuất hiện được là do có yếu tố chi phối do chính chúng ta hay do người nào khác chi phối.

[213] Xem "Vi Diệu Pháp trong đời thường" (Abhidhamma in daily life), chương 7

[214] tâm quan sát (santirana-citta)  cũng có thể thực hiện nhiện vụ tái sanh. Khi nó là dị thục bất thiện đi kèm theo với xả (upekkha) nó có thể thực hiện phận sự tái sinh nơi cõi dữ. Nó là dị thục thiện, được xả (upekkha) đi kèm theo, nó có thể thực hiện phận sự tái sanh của những người nào bị dị tật ngay sát-na đầu tiên trong cuộc sống. Cũng một loại tâm như vậy cũng thực hiện phận sự, tái sinh, phận sự hộ kiếp (bhavanga) phận sự tử, diệt ngay cuộc sống đó.

[215] xem "Vi Diệu Pháp áp dùng trong đời thường", chương 9

[216] Punna có nghĩa là phước, điều thiện.

[217] Xin đọc "Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường", chương 10.

[218] Xin đọc "Vi Diệu Pháp  trong cuộc sống đời thường" chương 22.

[219] Xin đọc "Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường", chương 11.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: https://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
21-08-2004