Cay Giac Ngo - 00
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Unicode Times font

 

CÂY GIÁC NGỘ
The Tree of Enlightenment

Tiến sĩ Peter Della Santina
Thượng tọa Thích Tâm Quang chuyển dịch

Chùa Tam Bảo, Fresno, California, Hoa Kỳ
Phật lịch 2546 – D.L. 2002


 

MỤC LỤC

  Lời Người Dịch
Lời Tác Giả

[1.1]

PHẦN MỘT: NỀN TẢNG ÐẠO PHẬT

Chương Một: Phật Giáo: Một Nhãn Quan Hiện Ðại
Chương Hai: Bối Cảnh Trước Thời Phật Giáo
Chương Ba: Cuộc Ðời Ðức Phật

[1.2]

Chương Bốn: Tứ Diệu Ðế
Chương Năm: Giới
Chương Sáu: Phát Triển Tinh Thần

[1.3]

Chương Bẩy: Trí Tuệ
Chương Tám: Nghiệp
Chương Chín: Tái Sinh

[1.4]

Chương Mười: Lý Nhân Duyên
Chương Mười Một: Tam Tướng Pháp
Chương Mười Hai: Ngũ Uẩn
Chương Mười Ba: Nguyên Tắc Căn Bản Thực Hành

[2.1]

PHẦN HAI: ÐẠI THỪA

Chương Mười Bốn: Nguồn Gốc Truyền Thống Ðại Thừa
Chương Mười Lăm: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Chương Mười Sáu: Bát Nhã Tâm Kinh
Chương Mười Bẩy: Kinh Lăng Già Tâm Ấn
Chương Mười Tám: Triết Lý về Trung Ðạo

[2.2]

Chương Mười Chín: Triết Lý Duy Tâm
Chương Hai Mươi: Phát Triển Triết Lý Ðại Thừa
Chương Hai Mươi Mốt: Thực Hành Ðại Thừa Phật Giáo

[3.1]

PHẦN BA: KIM CANG THỪA

Chương Hai Mươi Hai: Nguồn Gốc Truyền Thống Kim Cang
Chương Hai Mươi Ba: Nền Tảng Triết Lý và Ðạo Lý
Chương Hai Mươi Bốn: Phương Pháp Học

[3.2]

Chương Hai Mươi Lăm: Thần Thoại và BiểuTượng
Chương Hai Mươi Sáu: Thực Hành Tiên Khởi
Chương Hai Mươi Bẩy: Truyền Tâm Ấn Kim Cang Thừa
Chương Hai Mươi Tám: Thực Hành Kim Cang Thừa Phật Giáo

[4.1]

PHẦN BỐN: VI DIỆU PHÁP

Chương Hai Mươi Chín: Dẫn Nhập Vi Diệu Pháp
Chương Ba Mươi: Triết Lý và Tâm Lý Vi Diệu Pháp
Chương Ba Mươi Mốt: Phương Pháp Học
Chương Ba Mươi Hai: Lý Giải về Thức
Chương Ba Mươi Ba: Cõi Sắc và Vô Sắc
Chương Ba Mươi Bốn: Thức Siêu Trần

[4.2]

Chương Ba Mươi Lăm: Lý Giải về Trạng Thái Tinh Thần
Chương Ba Mươi Sáu: Lý Giải về tiến Trình Tư Tưởng
Chương Ba Mươi Bẩy: Lý giải về Vật
Chương Ba Mươi Tám: Lý Giải về Ðiều Kiện Hóa
Chương Ba Mươi Chín: Ba Mươi Bẩy Yếu Tố về Giác Ngộ
Chương Bốn Mươi: Vi Diệu Pháp Trong Cuộc Sống

[5.0]

Vài nét về Tác giả, Tiến sĩ Peter Della Santina
Vài nét về Dịch giả, Thượng tọa Thích Tâm Quang (Bình Anson ghi chép)

-ooOoo-

LỜI NGƯỜI DỊCH

Tiến Sĩ Peter Della Santina sinh trưởng tại Hoa Kỳ. Ông đã bỏ nhiều năm vào việc nghiên cứu Phật học và giảng dạy tại Á Châu. Ông đậu bằng Tiến Sĩ Phật Học của Viện Ðại Học Delhi Ấn Ðộ năm 1979. Ông đã giảng dạy tại nhiều Ðại Học Phật Giáo tại Âu Châu và Á Châu như Viện Ðại Học Pisa tại Ý, Ðại Học Quốc Gia tại Singapore và Viện Tibet House tại Delhi.

Ông cũng đã phát hành một số tác phẩm Phật Giáo nổi tiếng như "Bức Thư của Ngài Long Thọ Gửi Hoàng Ðế Gautamiputra, xuất bản năm 1978 và " Trường Phái Trung Luận Tại Ấn" xuất bản năm 1986 và "Triết Lý Trung Luận và Tây Phương Hiện Ðại", Triết Lý Ðông và Tây, xuất bản năm 1986.

Cuốn The Tree Of Enlightement (Cây Giác Ngộ) của ông là một bức tranh minh họa toàn thể giáo lý Phật Giáo. Bức tranh này không những nhấn mạnh vào phần cốt lõi của Ðạo Phật mà còn bao quát được giáo lý thuần túy và xác thực về toàn bộ mô hình Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Ðại Thừa, Kim Cang Thừa, Vi Diêu Pháp rất có giá trị về phương diện tư tưởng cũng như rất có hệ thống về phương pháp nghiên cứu.

Với nhiều dữ kiện dẫn chứng trung thực ông đã xây dựng được toàn bộ mô hình Phật Pháp bàng một lối văn trong sáng, ít dùng thuật ngữ, xen dẫn lịch sử, lý luận, giáo lý để phản ánh một nội dung thâm sâu theo nhãn quan Tây Phương hiện đại. Có thể coi đây là cuốn sách nhập môn Phật học hết sức tiện ích cho người mới bắt đầu tìm hiểu Ðạo Phật, cả phương Ðông lẫn phương Tây.

Tự biết khả năng còn nhiều hạn chế nhưng với tấm lòng nhiệt thành, chúng tôi cố gắng hoàn thành cuốn Phật Pháp song ngữ này, mong mang được ít nhiều lợi lạc cho người học Phật.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ chư Tôn Ðức đã khích lệ và góp nhiều ý kiến bổ ích. Ðặc biệt chúng tôi xin tri ân Ðạo hữu Trần Quốc Cường đã bỏ nhiều công phu để hiệu đính sửa chữa những thiếu sót sai lầm, Tiến sĩ Bình Anson đã nhiệt tâm giúp đỡ, điều chỉnh, sắp xếp cách trình bày tác phẩm này. Chúng tôi cũng xin chân thành tri ân Ðạo hữu Chơn Phổ Nguyễn Thị Phương tại Miami, Florida đã phát tâm cúng dường ấn tống để hồi hướng công đức về cho Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được siêu sinh miền Cực Lạc, cho thân nhân hiện tiền Nguyễn Công Hiền, Thiện Hiếu Nguyễn Công Phi Vũ thân xu khương thới mạng vị bình an, và tất cả pháp giới chúng sanh đều thành Phật đạo.

Sau cùng chúng tôi kính mong Chư Tôn Thiền Ðức, các bậc thức giả cao minh, các bậc thiện trí thức, các bạn đạo ân nhân hoan hỉ bổ chính những sai lầm thiếu sót để tác phẩm được hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản.

Phật Ðản 2546, Dương Lịch 2002
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo,
Fresno, California, Hoa Kỳ

-ooOoo-

LỜI TÁC GIẢ

Từ năm 1983 đến năm 1985, khi ở Singapore (Tân Gia Ba) tham gia chương trình nghiên cứu Phật học tại Institute Curriculum Development (Viện Phát Triển Chương Trình Giảng Dạy), tôi được Chùa Phật Giáo Srilankaramaya và một số bạn hữu Phật Giáo mời tôi thuyết giảng bốn loạt bài giảng bao gồm một số những truyền thống căn bản về Phật Giáo. Những bài giảng rất đại chúng, và nhờ những cố gắng của Ông Yeo Eng Chen và một số bạn đạo, những bài giảng này được thâu băng, ghi lại, ấn hành để phát miễn phí cho những học viên Phật Pháp. Từ những năm đó, những bài giảng này được in thành bốn cuốn sách khổ nhỏ thịnh hành trong đại chúng và đã tái bản nhiều lần. Cuối cùng tôi nhận thấy nên tập trung bốn loạt bài giảng này trong một tác phẩm, và sau khi hiệu đính cho thích hợp đem phát hành cho đại chúng tiện sử dụng.

Vẫn giữ những mục tiêu đầu tiên của những bài giảng, tác phẩm này càng ít chuyên môn càng tốt. Nó dành cho các độc giả bình thường không cần có sư ïthành thạo đặc biệt nào trong sự nghiên cứu Phật Giáo hay trong ngôn ngữ chuẩn Phật Giáo. Cho nên những từ ngữ nguyên thủy được hạn chế ở mức độ tối thiểu và tránh chú thích. Tên những bản kinh đôi khi để nguyên không chuyển ngữ, lý do vì chuyển sang tiếng Anh làm cho một số tiêu đề khó hiểu và làm cho chủ đề khó thông suốt. Nói tóm lại tôi muốn cuốn sách này sẽ được dùng cho các độc giả bước đầu học Phật và không phải là phần cuối.

Ðây có thể là cuốn sách nhập môn tổng quát về những truyền thống căn bản của Phật Giáo, nhưng không có ý dám cho là đầy đủ và dứt khoát. Tôi thành thực xác nhận rằng không thể tránh khỏi những lầm lẫn nên tôi xin được xin lỗi trước về bất cứ lầm lẫn nào còn sót lại mặc dù tôi đã hết sức cố gắng.

Một số từ ngữ nguyên thủy và tên riêng nay đã được phổ biến trong Anh Văn như "Pháp", "Nghiệp", "Niết Bàn" và "Thích Ca Mâu Ni" đã được sử dụng trong toàn bộ cuốn sách dưới dạng tiếng Phạn. Về phần còn lại, từ ngữ Pali nguyên thủy, tựa đề kinh điển và tên riêng được sử dụng trong phần I và IV phần lớn dựa vào nguồn gốc tiếng Pali, trong khi thuật ngữ tiếng Phạn, tựa đề và tên riêng được sử dụng trong phần II và III căn cứ phần lớn theo nguồn gốc từ tiếng Phạn và Tây Tạng. Ðôi khi qui tắc chung này được bỏ qua khi tên kinh sách và tên người được đề cập đến trong một đoạn nào đó lại xuất hiện trong một đoạn khác của ngôn ngữ kinh điển. Hầu hết các trường hợp dù là tiếng Pali hay tiếng Phạn đều giống nhau, tôi tin tưởng độc giả bình thường sẽ không gặp khó khăn gì với việc sắp xếp này.

Tôi tri ân một số đông quý vị về việc thực hiện tác phẩm này. Trước tiên và trên hết, tôi cảm ơn Ngài Hòa Thượng Sakya Trizin, nếu không có sự quan tâm của Ngài thì Phật giáo tôi trình bày có lẽ vẫn còn hời hợt và chỉ có tính cách trí thức.

Kế tiếp tôi xin cảm ơn Ông Yeo Eng Chen và nhiều thành viên của Cộng Ðồng Phật Giáo Singapore (Tân Gia Ba) nếu không có sự giúp đỡ và khuyến khích của quý vị thì những bài giảng của tôi không bao giờ có thể thực hiện được cũng như những ghi chép nguyên thủy mà tác phẩm này căn cứ vào. Rồi tôi cũng xin cảm ơn một số đông bạn hữu và sinh viên ở Á Châu, Âu Châu và Mỹ Châu đã khích lệ tôi nghĩ rằng những bài giảng có thể rất hữu ích cho một số đông độc giả. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người tham gia soạn thảo tác phẩm này. Trong số những người này bao gồm những nhân viên của nhóm nghiên cứu Phật Pháp Chico, nhất là Jo và Jim Murphy, và Victoria Scott vì sự giúp đỡ của Cô về tập bản thảo, L. Jamspal vì sự giúp đỡ của ông về những thuật ngữ nguyên thủy, và Keishna Ghosh, vợ tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ để duyệt xét bản thảo, và Siddharta Della Santina, con tôi về phác họa hình bìa và cách trình bày tác phẩm.

Tóm lại, tôi muốn nói thêm là hiến dâng tác phẩm này đến đại chúng, tổ chức nghiên cứu Phật Pháp Chico hy vọng khởi xướng một chương trình mà qua chương trình này tài liêu nghiên cứu Phật Giáo có thể tặng không cho những học viên Phật Pháp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Hiện nay, tác phẩm này không chỉ có sẵn trong những bản in mà còn được phổ biến trên mạng internet. Trong tương lai, tổ chức nghiên cứu Phật Pháp Chico dự định sản xuất những tài liệu quan trọng trong những lãnh vực triết lý, thực hành, văn hóa dân gian Phật Giáo gồm cả những tài liệu cho trẻ em và thanh niên. Chúng tôi hoan nghênh bất cứ quí vị nào muốn đóng góp vào hoạt động giáo dục của tổ chức dưới bất cứ hình thức nào và chúng tôi kính mời quí vị tiếp xúc với chúng tôi cùng với những đề nghị của quý vị.

Peter Della Santina.
Ngày 7 Tháng 7, 1997,
Chico, California, USA

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 2.1 | 2.2 | 3.1 | 3.2 | 4.1 | 4.2 | 5.0

 

Chân thành cám ơn  Thượng tọa Thích Tâm Quang đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2003)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-05-2003