BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Tương Ưng Bộ, SN XL.2

Tình bạn


Trong bài kinh, Ðức Phật giảng rằng tình bạn thân thiện là một điều kiện tối trọng cho đời sống tu hành.

 

Tương Ưng, SN XL.2

Một nửa

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú giữa các dân chúng Saka, tại thị trấn của dân chúng Saka tên là Nagaraka. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn :

-- Một nửa Phạm hạnh này, bạch Thế Tôn, là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình.

-- Chớ có nói vậy, này Ananda! Chớ có nói vậy, này Ananda! Toàn bộ Phạm hạnh này, này Ananda, là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Với Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, này Ananda, thời được chờ đợi Thánh đạo Tám ngành được tu tập, Thánh đạo Tám ngành được làm cho viên mãn.

Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Thánh đạo Tám ngành? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tỷ-kheo tu tập chánh tư duy... tu tập chánh ngữ... tu tập chánh nghiệp... tu tập chánh mạng... tu tập chánh tinh tấn... tu tập chánh niệm... tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này Ananda, là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập Thánh đạo Tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành.

Này Ananda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Do Ta lấy thiện làm bạn hữu, này Ananda, nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Chính với pháp môn này, này Ananda, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình.

Samyutta Nikaya, SN XL.2

Half the Holy Life

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans where there was a town of the Sakyans named Nagaraka. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, sat down to one side, and said to him:

"Venerable sir, this is half of the holy life, that is, good friendship, good companionship, good comradeship."

"Not so, Ananda! Not so, Ananda! This is the entire holy life, Ananda, that is, good friendship, good companionship, good comradeship. When a bhikkhu has a good friend, a good companion, a good comrade, it is to be expected that he will develop and cultivate the noble eightfold path.

"And how, Ananda, does a bhikkhu who has a good friend, a good companion, a good comrade, develop and cultivate the noble eightfold path? Here, Ananda, a bhikkhu develops right view, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in relinquishment. He develops right intention ... right speech ... right action ... right livelihood ... right effort ... right mindfulness ... right concentration, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in relinquishment. It is in this way, Ananda, that a bhikkhu who has a good friend, a good companion, a good comrade, develops and cultivates the noble eightfold path.

"By this method too, Ananda, it may be understood how the entire holy life is good friendship, good companionship, good comradeship: by relying upon me as a good friend, Ananda, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to aging are freed from aging; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair are freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair. By this method too, Ananda, it may be understood how the entire holy life is good friendship, good companionship, good comradeship."

HT Minh Châu dịch Việt

English translation by Bhikkhu Bodhi


[Trở về trang Thư Mục]