Atthasalini
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Chú Giải BỘ PHÁP T
(Atthasālinī)

Tác giả: BUDDHAGHOSA
Bản tiếng Anh: PE. MAUNG TIN, M.A
Biên tập:  RHYS DAVIDS

Bản tiếng Việt: TỲ-KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


PHẦN III

PHÁP VỀ ‘MÔN’ (hoặc ‘CỔNG’)
(Dvārakathā)

Chương I

‘MÔN’ CHÍNH LÀ THÂN NGHIỆP

Ðể giải thích ý nghĩa đa dạng của cả tác nghiệp (Kamma) lẫn các ‘môn’ [82], tập Chú Giải Bộ Vị Trí đã trình bày một bài diễn giải (pháp) về các ‘môn’ (hay là các Cổng) như sau.

Trong chương này, những chủ đề sau đây đã được phân loại trong Mẫu đề (mục lục), gồm có: ba loại tác nghiệp (Kamma), ‘Tam Môn’ tác nghiệp, năm loại thức, năm môn thức, sáu loại xúc, ‘Lục Môn’ xúc, tám (cách) không-kiềm chế, tám ‘môn’ không-kiềm chế, tám (cách) kiềm chế, tám ‘môn’ kiềm chế, mười bất thiện nghiệp đạo, mười thiện nghiệp đạo, như đã được sắp xếp trong Mẫu đề (mục lục) (Pt.I). Mặc dù trong Mẫu đề (mục lục) đó, có ba tác nghiệp được mô tả đầu tiên, nhưng chúng ta vẫn để lại và bàn đến sau này, và chỉ triển khai Ba “Môn” thuộc tác nghiệp như cách sắp xếp đã nói đến ở trên. Vậy ‘Ba “Môn” tác nghiệp đó là gì vậy? Thưa đó chính là ‘Môn” thân nghiệp. Môn khẩu nghiệp, và “Môn” ý nghiệp.

Trong cụm từ ‘hành vi thể chất’ hay ‘thân’, ta phân thể xác thành bốn loại sau đây: thân là ‘cái’ có thể sờ mó, do chấp thủ, thân thể được tạo ra nhờ lương thực, nhờ quí tiết, nhờ tâm. Trong số này, có tám loại sắc do tác nghiệp (Kamma) tạo ra, nghĩa là những loại đó bắt đầu bằng nhãn thanh triệt và kết thúc bằng những mạng quyền, có tám sắc cũng do tác nghiệp (Kamma) tạo ra, đó là bốn sắc: sắc, khí, vị và chất dinh dưỡng tạo thành cơ thể, giống như những sắc đã được do chấp thủ (do ước muốn v.v... kèm theo tác nghiệp (Kamma) chúng ta đang thảo luận tới). Tám loại sắc này phát xuất từ lương thực tạo nên thân thể, khi do lương thực tạo ra; tương tự như vậy, tám loại sắc phát xuất từ quí tiết tạo nên thân thể, khi do sức nóng tạo ra; và tương tự như vậy, cũng có loại sắc chất phát xuất từ tâm tạo nên thân thể, do trí tuệ tạo ra.

Trong số ba ‘môn’ này, ‘môn thân nghiệp không phải là (khía cạnh của) thân do nghiệp (Kamma) chấp thủ, cũng chẳng phải tạo thành bằng cách nào khác. Nhưng trong số tám loại sắc do tâm tạo ra, có một loại sắc đó là (khả năng) gợi ý cho biết, và chính vì điều này mà loại sắc này có được coi như là “môn thân nghiệp. Xét về cổng này, có câu hỏi nêu lên như sau ‘Sắc thân nào được gọi là khả năng gợi ý thân? Chính loại sắc thân đặc biệt này cung cấp các thông tin, gợi ý hoặc liên hệ theo một cách thức duy nhất, và sắc đó hỗ trợ, nâng đỡ hay củng cố thân xác cho con người, với tâm thiện, bất thiện hoặc mất tinh thần, chuyển động về phía trước, hoặc bước lùi về phía sau, nhìn thẳng hoặc nhìn xéo, uốn cong hoặc duỗi thẳng tứ chi[1] ra’.

Nói rộng ra: Khi một ý tưởng nổi lên như: ‘Tôi sẽ di chuyển về phía trước, hoặc bước lùi về phía sau’, thì ý tưởng này tạo ra những sắc thân (phát xuất từ tâm) mà ra . Ðến đây, trong số những sắc thân này, lại được phân thành tám nhóm: 4 nhóm đầu tiên thuộc các hành vi: duỗi thẳng, dính liền, sức nóng, sự di động, và bốn nhóm còn lại tùy thuộc vào những yếu tố sau đây: sắc, khí, vị, chất dinh dưỡng (ojā). Trong số những thành tố này, việc chuyển động củng cố, nâng đỡ, lay động, di chuyển về phía trước hoặc về phía sau đối với trạng thái đang hiện hữu của thân thể. Ðến đây, trong quá trình nhận thức về việc ‘phân đoán’ đơn giản (gây sự chú ý), khi thiết lập được bảy sát na tốc lực tâm (tiến trình - javana), sáu khoảng khắc đầu tiên chỉ tạo ra được sự [83] chuyển động mà thôi, trong khi có thể củng cố và nâng đỡ trạng thái hiện hữu nơi thân thể, nhưng không thể tạo ra bất kỳ di chuyển cho thân xác cả. Mặc dù do hậu quả của hành động sáu sát na đầu tiên này, sát na thứ bảy làm cho việc di chuyển có cả hai khả năng di chuyển thân xác về phía trước hoặc phía sau và tạo ra hành vi nhìn thẳng hoặc xéo, uốn cong hoặc duỗi thẳng chân tay. Do đó, những hành động đó đưa đến kết quả là một hành vi đi tới đi lui, hoặc cả hai; (do có sự lập đi lập lại hơn một ngàn lần), giúp chúng ta nói được rằng một người ‘đã đi được một do tuần (yojana), thì cũng đi được cả mười 10 do tuần (yojana)’nữa. Khi có bảy con bò đực cột vào ách cùng kéo một chiếc xe, con bò đựơc cột ở ách đầu tiên có khả năng mang được cái ách, nhưng nó không làm chuyển động được bánh xe. Tương tự như vậy đối với con bò đực cột ở chiếc ách thứ hai... và ách thứ sáu. Nhưng bằng cách đóng yên cương cho những con bò vào cái ách thứ bảy, thì một người có thể điều khiển khéo léo ngồi ở phía trước chiếc xe cầm lấy bộ dây cương và dùng chiếc roi thúc cho những con bò tiến tới, bắt đầu từ con đầu tiên; thế rồi một khi có được sức mạnh liên kết củng cố cho cái ách, thì tất cả những con bò đều xoay chuyển được bánh xe, kéo chiếc xe tiến lên phía trước, giúp chúng ta nói được rằng chiếc xe đó đi được cả mười hay hai mươi do tuần (yojana). Do đó, chúng ta nên hiểu được tính cách toàn diện của quá trình này.

Giờ đây giả sử như tâm tạo ra thân xác điều đó chắc chắn không phải do ‘gợi ý’ đâu’. Nhưng khi được tâm thiết lập, có một vài thay đổi lạ lùng và độc nhất nào đó diễn ra nơi những sắc chủ yếu, như thể là một điều kiện, qua đó việc di chuyển có khả năng củng cố, nâng đỡ và lay động thân xác cùng tồn tại. Ðây chính là ‘sự gợi ý’. Nó không được tâm thiết lập như đối với tám loại sắc kể trên. Nhưng Ðức Phật đã nói: ‘Hỡi chư vị Tỳ-khưu, từ đặc tính mục nát và sự chết của vạn vật không bền vững v.v... sự mục nát và sự chết đều mang tính vô thường và có nguyên nhân cả.v.v[2].... Như vậy, nhờ khả năng truyền đạt do những sắc tâm tạo ra, nên cũng có thể nói được rằng sự gợi ý là do tâm tạo ra. Bởi vì đó là một khả năng truyền đạt, nên khả năng đó được gọi là ‘sự gợi ý’. Vậy khả năng đó truyền đạt những gì? Thưa nó truyền đạt ước muốn có thể truyền đạt được do một hành vi của thân. Nếu có một người nào đó đứng ngay đúng tầm nhìn của ta, đưa hai bàn tay hoặc bàn chân lên, lắc đầu hoặc nhướng chân mày, thì ta có thể nhìn thấy được những cử động của đôi bàn tay v.v... của người đó. Tuy nhiên, sự gợi ý lại không thể nhìn thấy được giống như vậy, nhưng chỉ nhận biết được nhờ tâm mà thôi. Bởi vì nhờ con mắt, người ta nhìn thấy được màu sắc bên ngoài đang chuyển động do sự thay đổi của vị trí hai bàn tay v.v... Nhưng bằng cách phản ánh trên con mắt như là sự gợi ý, nhờ tâm ý môn, người ta nhận biết được sự gợi ý đó là: ‘Tôi hình dung ra rằng người này muốn tôi làm hành vi này hoặc hành vi kia’. Bởi vì giống như trong suốt mùa nóng, ở những nơi nào có nước, người ta cột những chiếc lá cọ v.v... trên ngọn một thân cây trong rừng và nói rằng: ‘Nhờ dấu hiệu này, người ta sẽ nhận biết được rằng ở đây có nước’; [84] hoặc người ta treo một lá cờ trên ‘cổng’ một quán rượu; và khi ngọn gió lay động thân cây, sẽ thổi lá cờ đó và khi những con cá đang quẫy động dưới nước, thì trên bề mặt nước xuất hiện những bong bóng; lại nữa, giống như lúc một trận lụt lớn đang diễn ra rất quyết liệt, cuốn theo cây cỏ, lá cây, rách bươm, và vì thế, nơi những chiếc lá cọ, nơi ngọn cờ, trong tán lá đang nhấp nhô, nơi những chiếc bong bóng trên mặt nước, cây cỏ, những chiếc lá rách bươm, mặc dù không nhìn thấy được những mục tiêu hiện có, nhưng nhờ tâm, người ta vẫn nhận biết được như sau: ‘Chắc hẳn là ở đây, mặt nước, quán rượu, thân cây, những đàn cá ở dưới nước đã bị gió bão va đập, chắc hẳn giòng chảy của trận lụt đã tràn đến tận chỗ này’, ngay cả như vậy, tuy không nhìn thấy được sự gợi ý, nhưng vẫn nhận biết được. Bằng con mắt, người ta chỉ nhìn thấy màu sắc của đối tượng đang lay động do sự thay đổi vị trí ở hai bàn tay v.v... Nhưng bằng cách suy nghĩ về sự gợi ý, người ta hiểu được sự gợi ý bằng cách nhận biết ý muốn như sau: ‘Tôi cho rằng người đó muốn tôi làm hành vi này hoặc hành vi nọ’.

Và người ta gọi đó là sự gợi ý không chỉ vì nó truyền đạt, nhưng nó truyền đạt được thông tin. Sự truyền đạt bằng dấu hiệu rất dễ hiểu đối với người khác, ngay cả đối với những loài vật thấp kém hơn. Bất cứ nơi nào có những con chó, con cáo, con quạ và loài gia súc tụ tập, và khi chúng nhìn thấy những cử chỉ tấn công, bằng gậy hoặc bằng cách ném một hòn đá, chúng đều biết là ‘Người đó muốn tấn công chúng’, và chúng liền bỏ chạy tán loạn. Có lúc sự gợi ý không được biểu lộ ra, đối tượng bị một bức tường, hàng rào v.v... ngăn cách. Nhưng mặc dù lúc đó không được biểu lộ ra, tuy nhiên, khi được biểu lộ ra cho những đối tượng đang có mặt, thì vẫn được gọi là sự gợi ý.

Khi thân xác cử động do tâm điều khiển, phải chăng thân xác cử động là do ba nguyên nhân kia điều khiển không? Thưa cùng với thân xác do tâm điều hành cử động, thân xác do ba nguyên nhân kia thiết lập cũng cử động y như vậy, và lúc nào cũng đi theo đó. Giống như khi những cây gậy khô ráo, ngọn cỏ v.v... rơi xuống mặt nước đang khi trôi, thì chúng cũng trôi đi hoặc ngừng lại theo giòng nước, như vậy, chúng ta nên hiểu toàn bộ quá trình theo cách này. Do đó, trong số những loại sắc do tâm thiết lập, chúng ta nên hiểu ‘sự gợi ý’ như là ‘môn’ thuộc thân nghiệp.

Bằng ước muốn biểu lộ qua ‘môn’ đó, người ta đã sát hại mạng sống, phạm tội trộm cướp, phạm tội ngoại tình; hoặc nếu không, người ta tự kiềm chế việc sát hại mạng sống v.v... ý muốn này được gọi là một thân nghiệp.

Có một quan điểm Dị giáo cho rằng thân xác chính là ‘môn’, ý muốn tự biểu lộ trong ‘môn’ đó là một thân nghiệp, nên được phân loại là theo thiện hoặc bất thiện. Nhưng khi đặt quan điểm này sang một bên, thì cũng nên bao gồm cả những hành vi mất tinh thần, do đó, hợp lại thành cả ba yếu tố.

Ở đây, khi cổng-thành phố toạ lạc ngay nơi đã được xây dựng, thậm chí một ngón tay cũng không hề di chuyển tới lui, và người ta đi qua ‘cổng, như vậy, trong khi ‘cổng’ không hề thay đổi chỗ so với những ‘cổng’ khác, thì hành động xuất hiện tại ‘cổng’ này hoặc ‘cổng’ kia lại thay đổi. Do đó, cổ nhân nói rằng:

Những hành vi băng ngang qua các ‘môn’ chứ các’môn’ không băng qua các ‘môn’ khác bao giờ

người ta có thể phân loại được một cách rõ ràng hành vi này với hành vi kia.

[85] Trong số các môn này có một ‘‘môn’’ tiếp nhận tên từ hành động nào đó và ngược lại. Bởi vì những nơi tâm v.v... được thiết lập, ta gọi là ‘‘môn’’ tâm, ‘‘môn’’ tiếp xúc, ‘‘môn’’ không-kiềm chế, ‘‘môn’’ kiềm chế, như vậy nơi xuất hiện một hành vi thể chất được biết đến bằng tên gọi ‘‘môn’ thuộc thân nghiệp’. Và tương tự như vậy đối với ‘những ‘môn’’ thuộc khẩu nghiệp và ý nghiệp. Khi một nàng tiên xuất hiện tại thân cây này hay thân cây kia được đặt tên bằng chính cây mang tên đang lưu lại đó, chẳng hạn như nàng tiên bông vải, nàng tiên cây-butea, nàng tiên cây-nimba, hoặc nàng tiên cây-phandana, như vậy nơi xuất hiện thân nghiệp thì mang tên là ‘‘môn’ của thân nghiệp đó’. Và tương tự như vậy đối với những khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Trong số này, thân xác là một vật và hành động cũng là một vật khác. Nhưng khi được thân thể thực hiện, thì điều này được gọi là thân nghiệp. Do đó, các Luận sư đã nói rằng:

Hành động do cây kim mà có là hành động của cây kim;
cây kim và hành động của cây kim hoàn toàn khác nhau.
Hành động do một cây rìu tạo ra là hành động của cây rìu;
cây rìu và hành động của cây rìu lại hoàn toàn khác nhau.
Hành động do con người tạo ra là nghiệp con người;
con người và hành động con người là những điều khác biệt nhau.
Một hành vi do thân tạo ra là thân nghiệp;
thân xác và thân nghiệp là hai điều khác biệt nhau.

(Người ta có thể phản đối rằng) nếu như vậy thì những ‘môn’ không được xác định một cách đúng đắn, cả những hành vi cũng vậy. Như thế nào vậy? Thưa trong gợi ý của thân xác, có câu nói rằng:

‘Những hành vi đi xuyên suốt qua các ‘môn’...’[3]

cũng có thể xuất hiện một khẩu nghiệp; do đó, xác định việc ‘gợi ý thể chỉ là một‘‘môn’ thân nghiệp’ là không đúng. Còn nữa, thân nghiệp có thể xuất hiện trong việc gợi ý lời nói; chính vì thế, cách xác định đây là một thân nghiệp là không đúng đắn. (câu trả lời của chúng ta) – Ðiều này là đúng. Tại sao vậy? Thưa đó là do tính thường xuyên hay xảy ra và ưu thể áp đảo to lớn (của thân nghiệp). Bởi vì thường thường một thân nghiệp, chứ không phải là khẩu nghiệp hoặc ý nghiệp thường xuất hiện nơi việc gợi ý thân; chính vì thế, việc gợi ý bằng cử chỉ có thể được gọi là ‘môn’ của hành vi thân. Những hành vi được xác định một cách đúng đắn y như các thuật ngữ vậy: ngôi làng Bà-la-môn, rừng xoài, rừng gỗ-thép đã được áp dụng một cách đúng đắn. Một thân nghiệp xuất hiện vượt trội tại thân môn, nhẹ nhàng tại ‘khẩu môn’. Do đó, xuất phát từ việc các hành vi nổi lên chủ yếu tại tại ‘thân môn’,[86] hiện trạng một thân nghiệp (coi như được thực hiện tại ‘môn’ đó); như chúng ta thường gọi ‘tiều phu’ là những người thường xuyên hiện diện ở trong rừng, và (nói chung)‘những thiếu nữ đầy sức sống’, cùng một cách thức như vậy, những hành vi này cũng được xác định[4] y hệt như vậy.

Ðến đây, kết thúc Bài Chú Giải về ‘môn’ thuộc thân nghiệp..

-ooOoo-

Chương II

‘MÔN’ THUỘC KHẨU NGHIỆP

Trong lý thuyết về ‘khẩu môn’, ta có thể cứu xét lời nói dưới ba góc độ đó là: góc độ ý chí, kiềm chế và âm thanh. Chẳng hạn như câu: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, đối với người trí tuệ[5], lời nói được phú cho bốn nhân tố sau đây: nói đúng, không nói điều tội lỗi, không nói sai lời, và không chê trách được vào đâu’ –Ở đây, lời nói mang tính tự giác. ‘Việc tránh nói tầm bậy và kiềm chế bốn điều tội lỗi trong lời nói ... ta gọi là chánh ngữ[6] –lời nói này mang tính tiết chế. ‘Lời nói, tiếng nói, cách phát âm, lời phát biểu, tiếng động, tạo tiếng ồn, cách thức nói, những âm thanh lưu loát[7]’ – là những thuộc tính của âm thanh. Ðến đây, trong những gì ta vừa nêu trên, ‘‘môn’ thuộc khẩu nghiệp’ không phải là tên gọi đặt cho lời nói bằng cách ước muốn hay tiết chế. Nhưng có một gợi ý nào đó đi kèm với âm thanh (hoặc lời nói): - đây là ‘môn’ khẩu nghiệp. Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra: ‘Ðiều gì được gọi là gợi ý bằng lời nói? Thưa lời nói, tiếng nói, cách phát âm, lời phát biểu, tiếng ồn, gây tiếng ồn, cách nói, tính lưu loát của một người có tâm thiện, tâm bất thiện hoặc tâm vô ký được gọi là lời nói. Nhờ lời nói, ta có được gợi ý, thông tin, cách truyền đạt; thuộc tính này là việc gợi ý bằng lời nói[8]. ‘Tôi sẽ nói điều này, tôi sẽ nói điều kia’ - bởi vì một ý nghĩ theo cách đó sẽ xuất hiện một âm thanh được tạo ra do sự truyền đạt cách ứng dụng ban đầu của tâm. Ta có thể nhận thức được điều này không phải nhờ lỗ tai, nhưng nhờ tâm. Quan điểm này được công bố trong Tập Chú Giải Bộ Vị Trí. Nhưng trong những Bài Chú Giải theo truyền thống về các Kinh tạng, cách nói ‘âm thanh được tạo ra do sự truyền đạt cách ứng dụng tâm ban đầu’ được giải thích là âm thanh xuất hiện đối với người nghiềm ngẫm khi nghe thấy những lời, qua việc truyền bá cách ứng dụng tâm ban đầu, được thì thầm cả trong giấc ngủ hoặc khi bị ngất xỉu. Liên quan đến những lời này, người đó suy nghĩ ‘Như vậy đó là điều bạn đang suy nghĩ; như vậy đó cũng là tâm bạn đang bộc lộ!’ và vì thế, ý nghĩ nói lên những câu chuyện[9] có tính cách diễn giải.

Trong Bộ Patthāna, cũng xuất hiện câu này ‘Tự bản thân âm thanh xuất phát từ trí tuệ liên quan đến nguyên nhân với ý nghĩa nơi điều nghe được, qua phương tiện làm đối tượng’. Vì thế, do cách truyền đạt ứng dụng tâm ban đầu, không có âm thanh nào xuất hiện mà không có tác động của việc gợi ý cả, và không có thể nhận thức được nhờ lỗ tai[10]. Ý tưởng suy nghĩ ‘Tôi sẽ nói điều này, tôi sẽ nói điều kia’ tạo ra tám loại Sắc – tính mở rộng, [87] tính gắn kết, sức nóng, tính di động, sắc, mùi, vị và chất dinh dưỡng. Trong số đó, xuất hiện sự mở rộng ảnh hưởng do tâm tạo ra, hoặc tác động lên giới mang tính chất cứng do tác nghiệp (Kamma) chấp thủ. Âm thanh xuất hiện cùng với tác động đó nơi các giới. Âm thanh do ý thức thiết lập, không phải do việc gợi ý. Nhưng có một sự thay đổi duy nhất nào đó (trong những điều cốt lõi do ý thức thiết lập nên) là nguyên nhân đưa đến tác động của giới, do tác nghiệp (Kamma) chấp thủ, do tâm thiết lập trên đó. Ðây là việc gợi ý bằng lời nói. Việc gợi ý này đi theo sau với những điều vừa mới được nói đến ở trên, nghĩa là ‘Ðiều này không do tâm tạo ra, giống như tám loại sắc vừa nêu trên’ v.v...

Nhưng ở đây, nghĩa là trong trường hợp ‘môn’ khẩu nghiệp, hoặc việc gợi ý bằng lời nói, nếu chúng ta nghe được rằng âm thanh của một tiếng nói khác đang gọi tên chúng ta ‘Tissa’, ‘Datta’, hoặc ‘Mitta’ chẳng hạn, và suy nghĩ về lời gợi ý, chúng ta nhận thức được điều gợi ý như là ‘Theo ý tôi, người đó mong muốn tôi làm điều này hoặc điều kia’. Giống như trong việc gợi ý bằng cử chỉ, điều này cũng dễ hiểu cả đối với những động vật cấp thấp nữa. Khi nghe được những âm thanh như ‘hãy đến’, ‘hãy đi’, chúng đều nhận biết rằng, ‘theo ý tôi, người đó mong muốn tôi làm điều này’ và chúng đến hoặc đi một cách phù hợp. Nhưng lối nói thay thế ‘hãy di chuyển hoặc đừng đụng chạm thân do ba nguyên nhân tạo ra’ không có ở đây. Cũng không có chức năng củng cố (sự mở rộng, hoặc hành vi tác động) do sát na đầu tiên của tốc lực tạo ra. Chính do ý muốn được thực hiện trong ‘khẩu môn’đó, mà chúng ta nói điều sai lầm, vu khống, những lời chói tai, những lời phù phiếm, hoặc chúng ta kiềm chế tất cả những lối nói này. Ðây là một khẩu nghiệp. Từ nay trở đi, chúng ta nên hiểu toàn bộ việc xác định về nghiệp và về ‘môn’ như đã nói ở trên.

Ðến đây, Kết thúc Bài chú giải về ‘môn’ thuộc khẩu nghiệp.

 -ooOoo-

Chương III

‘MÔN’ THUỘC Ý NGHIỆP

Trong Bài Pháp về ‘môn’ ý nghiệp, trí tuệ coi như được phân làm bốn lãnh vực, do phương tiện thuộc các cõi cuộc sống.

Trong số này, cõi tâm dục giới lại chia thành năm mươi bốn loại; những loại thuộc về cõi Sắc giới có tất cả 15 loại; những loại thuộc cõi vô sắc giới có cả thảy mười hai loại; cõi vô sắc có tám loại– toàn bộ gồm tất cả là tám mươi chín loại.

Trong số này, ta không thể nói rằng ‘cái gọi là’ tâm không phải là ‘ý môn’, chẳng có gì hơn ngoài điều ta có thể nói rằng ý chí không phải là tác nghiệp (kamma). Thậm chí đúng như ý chí liên kết với ngũ song thức (nghĩa là ngũ song thức) đã được trình bày như là tác nghiệp (kamma) trong Bộ Vị Trí, ngay cả như thế, chúng ta cũng không nên cho rằng tâm không phải là ‘ý môn’.

Ở đây, ta có thể đề ra một câu hỏi: tác nghiệp (Kamma) thuộc (tâm) này là gì vậy? Thưa nó điều hòa, phân loại, phối hợp, suy nghĩ, kích thích và quyết định. Như vậy, ý chí thuộc ngũ song thức điều hòa, phân loại, [88] phối hợp điều gì vậy? Thưa đó là những nhân tố cùng tồn tại. Bởi vì nó điều hòa, phân loại, phối hợp, suy nghĩ, kích thích và quyết định những uẩn liên kết cùng tồn tại. Nói chung, phần này được (các nhà luận sư) thuyết trình qua bản tóm tắt. Bản tóm tắt này có nghĩa là gì? Sau đây là câu trả lời được chọn ở đây: – tâm có hai mươi chín giai đoạn, theo thiện hoặc bất thiện, và khá phổ biến thuộc ba cõi, đó là ‘môn’ thuộc ý nghiệp. Yù chí được ‘môn’ đó thực hiện. Thông qua ý chí, chúng ta xét đến tham ác, sân ác, những tà kiến, hoặc vô tham, vô sân, và chánh kiến: - ý muốn này là một ý nghiệp.

Từ nay trở đi, chúng ta nên hiểu toàn bộ việc xác định về nghiệp và về ‘môn’ như đã trình bày ở trên.

Ðến đây kết thúc Bài chú giải về ‘môn’ thuộc ý nghiệp. Ðây là ba ‘môn’ của nghiệp.

-ooOoo-

Chương IV

NGHIỆP (KAMMA)

(‘Tam môn’ Nghiệp) đã được diễn giải không xét đến ba nghiệp[11] (Kamma). Giờ đây, đang khi giải thích ba nghiệp (Kamma) này, chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu chi tiết Mẫu đề (mục lục) trong phần còn lại của Pháp về các ‘môn’.

Ðó là ba nghiệp (Kamma): Thân nghiệp (Kamma), Khẩu nghiệp (Kamma) và Ý nghiệp (Kamma). Vậy những nghiệp (Kamma) này là gì vậy? Thưa đó là cố ý, cùng với một số hiện trạng liên đới với cố ý đó. Những Kinh sau đây chứng tỏ cố ý đó chính là một hiện trạng tạo nghiệp (Kamma). ‘Hỡi các Tỳ-khưu, ta tuyên bố rằng cố ý đó chính là tạo nghiệp (Kamma). Khi đã cố ý, người ta hành động về thân, khẩu và ý’[12]. ‘Hỡi Ananda, Khi có hành động về thân, khẩu hoặc ý diễn ra, thì đau khổ và hạnh phúc sẽ xuất hiện nơi bản thân người đó, vì lý do cố ý có khả năng tạo ra một thân, khẩu, ý.[13] Nầy chư Tỳ-khưu ba thứ cố ý đó có khả năng tạo ra một hành vi biến thành thân nghiệp, bất thiện, gia tăng đau đớn và tạo ra hậu quả đau khổ; Nầy chư Tỳ-khưu, bốn cố ý đó cũng có khả năng tạo thành khẩu nghiệp bất thiện, v.v... Nầy chư Tỳ-khưu, ba cố ý đó cũng có khả năng tạo thành ý nghiệp bất thiện v.v[14]... Cũng tương tự như vậy thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp thiện, tăng thêm đau khổ và mang lại một kết quả sảng khoái.[15] Hỡi Ananda, nếu như con người vô dụng Samiddhi này, bị chất vấn, hẳn nhà người sẽ phải trả lời cho vị hành giả Pātaliputta rằng ‘Hỡi chư Tỳ-khưu Pātaliputta bất kỳ người nào thực hiện một hành vi cố ý sảng khoái qua thân, khẩu và ý đều cảm nghiệm được điều sảng khoái, nếu người đó lại thực hiện một hành vi ... đem lại đau khổ... nếu là một hành vi... phi lạc phi khổ ....người đó ắt chẳng cảm nghiệm được phi khổ hay phi lạc gì.” Sau đó người vô dụng Samiddhi trả lời ngay cho vị hành giả Pātaliputta mà rằng, Ôi thưa ngài Ananda,[16] - rằng đây chính là những Kinh tạng chứng tỏ cho thấy ngay lúc đầu thì cố ý cũng chỉ là một tác nghiệp (Kamma) mà thôi.

Và pháp tương ưng với cố ý cũng là nghiệp (Kamma) đã được bốn cách phân loại nghiệp (Kamma) chứng minh rõ ràng: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, có bốn điều [89] Như Lai đã tự thực chứng giác ngộ, thắng trí. Bốn điều đó là gì vậy? Nầy chư Tỳ-khưu, 1/ có loại nghiệp (Kamma), 2/ không trong sạch và tạo ra mọi điều chính trực; nầy chư Tỳ-khưu, 3/ có loại nghiệp (Kamma) vừa tinh khiết lại vừa ô uế, và vừa tạo ra sự trong sạch đồng thời cũng tạo ra cả những điều ô uế; nầy chư Tỳ-khưu, 4/ có loại nghiệp (Kamma) phi bất tịnh phi tịnh, nên chẳng tạo ra được điều trong sạch mà cũng chẳng tạo ra điều ô uế nào cả, và qua chính nghiệp (Kamma), đã dẫn đến sự hủy diệt các nghiệp (Kamma) đó. Và nầy chư Tỳ-khưu, nghiệp (Kamma) nào không phải là ô uế và cũng chẳng phải là trong sạch, chẳng đã tạo ra được điều trong sạch lẫn điều ô uế? Thế nào là chính nghiệp (Kamma), dẫn đến hủy diệt được nghiệp (Kamma) khác đây? Có thể nói rằng thất giác chi : Chánh Niệm v.v... cũng có thể được coi là nghiệp (Kamma) phi bất tịnh phi tịnh, không tạo ra được điều trong sạch mà cũng chẳng tạo thành điều ô uế, và dẫn đến hủy diệt các nghiệp (Kamma) khác. Cũng như vậy đối với thất giác chi[17], được đề cập đến thay thế Bát Chánh Ðạo. Do đó, bốn cách phân biệt nghiệp (Kamma) đã chứng tỏ cho thấy có 15 pháp vô sân này, đó là Thất giác chi và những nhân tố Bát Chánh Ðạo vậy.

Có hai mươi mốt pháp, tức là 15 pháp này cộng với sáu pháp như: - lòng tham lam, tính sân hận, tà kiến, vô sân, chánh kiến - nên được hiểu như là pháp tương ưng với cố ý (volition).

Trong số đó, Ðạo siêu thế có thể bao hàm và phân loại thành ba hình thức nghiệp (Kamma) (thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp). Nói rộng ra: khi thân kiềm chế được những vi phạm điều xấu xa, chúng ta nên hiểu đó là thân nghiệp; khi khẩu kiềm chế được những vi phạm điều xấu xa, chúng ta nên hiểu đó là khẩu nghiệp. Chính vì thế hành động chính là thân nghiệp và chánh ngữ chính là khẩu nghiệp vậy. Khi có được cả đôi chánh ngữ, chánh nghiệp này, tức khắc ta có được chánh mạng, bởi vì chánh mạng này bao gồm cả hai tác nghiệp (Kamma) đó. Khi tâm kiềm chế được những điều vi phạm xấu xa, thì đó là ý nghiệp. Ý nghiệp lại gồm năm khía cạnh khác nhau đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Vì thế nếu được phân loại, thì Ðạo siêu thế được phân loại dưới ba hình thức nghiệp (Kamma). Ðến điểm này là chủ đề bàn về tác nghiệp (Kamma) lồng tóm với các ‘môn’. Mặc dù những thân nghiệp và khẩu nghiệp phát xuất từ ‘ý môn’- nhưng vẫn có một nghiệp (Kamma) đã không diễn ra với đầy đủ tiến trình của nó. [90] Những loại nghiệp (Kamma) này đã được gộp lại dưới những ‘môn’khác nhau. Sau đây là một để ví dụ minh họa:

Có người nghĩ rằng ‘Tôi sẽ đi săn nai’, liền chuẩn bị sẵn sàng cung tên của mình, cuộn[18] những sợi dây cung, mài sắc những ngọn giáo, ăn uống, sắp xếp quần áo – người đó đã lên đường. Sau khi đi lang thang trong rừng suốt cả ngày, người đó không bắt được thậm chí một con thỏ hoặc một con mèo rừng nào cả. Vậy điều này phải chăng là do thân nghiệp (Kamma) bất thiện mà ra hay chăng? Thưa không phải. Tại sao vậy? Thưa đó là do nghiệp (Kamma) đó không đạt đến đầy đủ tiến trình hành động. Nghiệp (Kamma) này chỉ nên hiểu như là một hành động thân kém cỏi mà thôi. Tương tự như vậy đối với những hành động khác như bắt cá v.v...

Ðặt trường hợp những ‘môn’ tiếng nói, người đó ra lệnh: ‘Tôi sẽ đi săn; hãy nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng cung tên và những thứ cần thiết còn lại’. Và tương tự như lần trước, người đó chẳng hề bắt được con mồi nào trong rừng cả. Trong trường hợp này, mặc dù có khẩu nghiệp, nhưng động tác chẳng khác gì thân nghiệp cả, bởi vì nó không xuyên suốt được đầy đủ tiến trình hành động. [Do đó, nghiệp (Kamma) này cũng chỉ nên hiểu như là một hành động kém cỏi trong lời nói mà thôi][19].

Nhưng trong trường hợp ‘ý môn’ ta thấy có sự khác biệt này: Chỉ nguyên việc che giấu ý định sát sanh cũng đã là nghiệp (Kamma) rồi, và đó mới chỉ là ý định xấu mà thôi chứ chưa phải là hành động sát sanh thực sự. Bởi vì thân nghiệp (Kamma) bất thiện xuất hiện trong các ‘thân-môn’ và “khẩu-môn’, nhưng không xuất hiện nơi ‘ý môn’ khẩu nghiệp bất thiện cũng như vậy. Nhưng ý nghiệp bất thiện phát sanh trong ba môn. Tương tự như vậy đối với thân nghiệp (Kamma) thiện, khẩu-nghiệp và ý nghiệp. Bằng cách nào vậy? Người nào tự tay mình đoạt mạng sống, ăn cắp của người khác và phạm tội gian tham, tức là ta đã vi phạm thân nghiệp (Kamma) thông qua ‘thân-môn’. Vì thế trước hết, thân nghiệp(kamma) bất thiện xuất hiện nơi ‘thân-môn’. Lòng tham, sân ác và tà kiến cùng tồn tại với những tâm đó, đều đi đôi với cố ý và (với tư cách là thân nghiệp (kamma) đều không đáng kể[20]. Ðối với những ai đang thực sự ra lệnh cho người khác như: ‘Nào, hãy lấy mạng (giết) người này, người nọ cho ta, hãy lấy đem về đây của này của nọ’, thì người đó đã thực hiện thân-nghiệp (kamma) thông qua ‘khẩu-môn’ rồi đó. Vì thế, thân-nghiệp (kamma) bất thiện xuất hiện nơi ‘khẩu-môn’-. Nhưng lòng tham ác, sân ác và tà kiến cùng tồn tại với những tâm này, đi đôi với cố ý và (với tư cách là khẩu nghiệp (kamma) thì đều không đáng kể. Cho đến bây giờ, các nhà Luận sư đều đồng ý với cách diễn giải này.

Nhưng một số thành viên (giáo phái) lại cho rằng nghiệp thân bất thiện thực hiện cũng có thể xuất hiện trong ‘ý môn’. Khi bị ép phải trích dẫn bất cứ Bộ kinh nào đã được Ba Ðại Hội thông qua để chứng minh điều này, thành viên đó trích dẫn kinh Kulumpa: - “Nầy chư Tỳ-khưu,[91] vả lại ở trên cõi đời này, có một số người, vốn sống cuộc đời ẩn sĩ hay Bà la môn (brahmin), được phú cho sức mạnh thần thông, và có khả năng kiềm chế được ý muốn của mình, nhưng lại liên tục có ý định xấu, có quan hệ tình dục để có con với người phụ nữ nào đó. nhưng lại không muốn thai nhi đó sanh ra đời một cách an toàn! Nầy chư Tỳ-khưu, đó là tội sát sanh trẻ em mà Kulumpa đã vi phạm’. Sau khi đã trích dẫn Bộ kinh này, thành viên đó nói ‘Như vậy, chỉ cần có ý tưởng thôi, thì bào thai đó coi như đã bị tiêu diệt giống như một đám bọt bóng (con cá làm) nổi trên mặt nước. Về điểm này động tác của thân và khẩu do đâu mà có? Thưa chính tại ‘ý môn’, mà thân nghiệp (kamma) bất thiện xuất hiện’. Sau khi nói rằng ‘Chúng ta sẽ cân nhắc ý nghĩa Bộ kinh[21] của chư Tỳ-khưu’, các vị Luận sư đã cân nhắc như sau: ‘Chư Tỳ-khưu đã khẳng định việc sát sanh qua thần thông (năng lực tầm)’.Vậy thì có mười loại thần thông: (1) quyết đoán,(2) phép biến hoá, (3) do trí tuệ hoàn tất (4) do tuệ giác phổ biến (5) thuộc bậc thánh (6) bẩm sinh đã mang lại kết quả nghiệp (kamma) (7) thần thông đem lại công đức (8) có kỷ xảo hoàn tất được (9) qua Tuệ giác và hiểu biết (10) thực hiện được công việc này nọ qua các qui trình công nghệ[22] ‘Trong số những điều vừa liệt kê trên, chư Tỳ-khưu muốn ám chỉ thần thông nào vậy?’ ‘Thưa đó là thần thông do hiểu biết mà có được.’ ‘Cái gì? Chẳng lẽ lại có một hành động sát sanh do thần thông được thực hiện qua hiểu biết sao?’. ‘Dạ thưa có ạ’ (Một số Luận sư cho rằng mỗi hành động chỉ được thực hiện có một lần mà thôi. Chẳng hạn, khi một người muốn gây đau đớn cho người khác liền ném vào người đó một chiếc bình đựng nước, chiếc bình đó vỡ tan và nước chảy hết ra ngoài, như vậy, do thần thông thực hiện nhờ hiểu biết, hành động sát sanh chỉ có thể được thực hiện có một lần mà thôi. (Kể từ đây, hành động đó đã biến mất). Qua sự việc này, sau khi tuyên bố rằng thần thông được thực hiện qua hiểu biết, hành động sát sanh được thực hiện không phải là một lần hoặc hai lần, các vị Luận sư đã chất vấn chư Tỳ-khưu đó về những khái niệm ‘Vậy có phải thần thông được thực hiện nhờ hiểu biết lại đặc tính thiện, bất thiện hoặc vô ký sao; tương ưng với thọ lạc, thọ khổ hoặc thọ xả; có liên quan với hữu Tầm hữu tứ có liên quan với vô Tầm hữu tứ không có liên quan với vô tầm vô tứ được cảm nghiệm thấy nơi cõi Dục giới, Sắc và cả vô sắc giới nữa hay sao?’. Thành viên nào biết câu trả lời, sẽ đáp lại như sau: ‘Thần thông được thực hiện nhờ hiểu biết thì vừa không mang đặc tính cách thiện hay vô ký, nhưng chỉ tương ưng với thọ xả, mà không có tương quan hệ gì với tầm hoặc Tứ, và chỉ cảm nghiệm được nơi cõi Sắc giới (ta nên chất vấn) ‘Ýù định sát sanh bao hàm loại giá trị đạo đức nào?’. Nếu am hiểu vấn đề, người đó sẽ trả lời ‘Ýù định sát sanh chỉ là một hành động bất thiện mà thôi, và chỉ liên quan tới cảm giác đau khổ, chỉ xảy ra nơi với tầm và Tứ và chỉ được cảm nghiệm qua cõi Dục giới mà thôi’. Câu đáp lại câu hỏi này là ‘Nếu đúng như vậy, thì lối giải thích của huynh không hài hòa với tam đề thiện,[92] tam đề thọ, tam đề hữu tầm hữu Tứ, cũng không hài hòa với vũ trụ quan đâu’. ‘Sao cơ! thế thì Kinh tạng Vĩ Ðại như vậy lại vô dụng sao?’. Câu trả lời chính thức là ‘Không hề vô dụng đâu, nhưng chư Tỳ-khưu không biết ý nghĩa của Bộ kinh này đâu’. Ðể giải thích: - ở đây, cách nói ‘được phú cho thần thông siêu phàm, và đạt được kiềm chế ý muốn của mình’ không ám chỉ đến thần thông được thực hiện nhờ Thiền định, nhưng ám chỉ thần thông được luận giải trong bộ A-thát vệ đà[23] (Atharvaveda) mà thôi. Trong đoạn Bộ kinh này, quả thật người đó đã đạt đến thần thông. Và không thể nào giành được thần thông nếu không nhờ đến các các căn và giọng nói hoặc các ‘môn’ khác. Bởi vì những ai ao ước thần thôn A-thát (Atharva) này đều phải tu luyện lối sống khổ hạnh trong vòng bảy ngày, như ăn thức ăn lạt(không có muối), và nằm trên cỏ dabba trải trên mặt đất, và trong vòng bảy ngày, phải trải qua một chuỗi hành động nào đó tại một nghĩa trang với tư thế đứng yên, sau khi đã tiến hành xong bảy bước và xoay bàn tay ra đang khi lập đi lập lại một số câu thần chú nào đó; sau đó, họ mới hoàn tất được công việc. Như vậy, không thể nào đạt được thần thông này mà không thông qua những ‘thân-môn’ và khẩu-môn. Ðến đây, ta có thể kết luận thân nghiệp (Kamma) đó không xuất hiện tại ‘ý môn’được.

Hành động của người nói điều sai lầm v.v..., bằng cách ra hiệu bằng tay cũng là một khẩu nghiệp, nhưng ‘môn’ đó lại là thân nghiệp. Do đó, khẩu nghiệp bất thiện cũng xuất hiện tại ‘thân-môn’. Nhưng tham lam, ác tâm, tà kiến lại cùng tồn tại với những tâm đi đôi với cố ý và (với tư cách là những thân nghiệp), thì đều không đáng kể. Nhưng hành động của một người đang nói điều sai lầm v. v. . là khẩu nghiệp, và ‘môn’ cũng là ‘khẩu-môn’. Do đó, mà khẩu nghiệp bất thiện xuất hiện trong ‘khẩu-môn’. Nhưng tham lam, ác tâm, tà kiến cùng tồn tại với những tâm đi đôi với cố ý và (với tư cách là những khẩu nghiệp), thì đều không đáng kể. Ðến đây, các vị Luận sư đều đồng ý.

Nhưng người thành viên đó lại nói ‘Một khẩu nghiệp bất thiện cũng xuất hiện trong ‘ý môn’- Khi được yêu cầu trích dẫn một Bộ kinh đã được thông qua tại đại hội ba, thành viên đó trích dẫn trong kinh Uposathakkhandha: - Nếu chư vị Tỳ-khưu, nếu như sau khi đã được triệu tập lên để thú nhận đến ba lần, nhưng vị Tỳ-khưu đó vẫn không nhớ lại và không thú nhận được mình đã thực sự vi phạm điều gì, thì người đó đã cố ý[24] nói dối’. Trong khi trích dẫn Bộ kinh này, người đó nói. ‘Vì không thú nhận được tội đã vi phạm, mà vẫn giữ im lặng, nên vị Tỳ-khưu đó lại phạm phải một lỗi phạm khác. Ở đây, do đâu mà có thân nghiệp và khẩu nghiệp nơi vị Tỳ-khưu đó? Thưa khẩu nghiệp bất thiện này từ trong ‘ý- môn’ nổi lên.

Câu trả lời lại là: - ‘Ðến đây thì sao? Kinh tạng của quý vị trích đó có ám chỉ, hoặc mang ý nghĩa trực tiếp nào không?’ ‘Thưa kinh tạng của tôi mang ý nghĩa trực tiếp.’ Chúng ta nên nhắc các vị đó, ‘Không nên nói như vậy; chúng ta sẽ cân nhắc kỹ ý nghĩa của Bộ kinh này’ và chúng ta nên chất vấn chư vị Tỳ-khưu đó, ‘Người nào cố ý nói dối thì phạm tội vậy?’. Một người đối lập có hiểu biết sẽ trả lời rằng đó là phạm tội dukkata (tác ác), cố ý nói dối[25]. Sau đó, chúng ta nên nói với thành viên đó rằng[93]: ‘Thân và khẩu là hai cái gốc của giới luật. Bởi vì tất cả mọi loại tội mà Ðức Phật Tối Cao đã công bố đều có liên quan đến hai ‘môn’ này. Không có đạo luật nào về những sai phạm lại ám chỉ đến ‘ý môn’ cả. Chư Tỳ-khưu đã quá quen thuộc với tính chất của Giáo pháp, qua đó, chính chư Tỳ-khưu đã đưa ra qui định về vi phạm những lỗi phạm trầm trọng, chứ không phải do Ðức Phật ban hành. Chư Tỳ-khưu đã tố cáo Ðức Phật toàn giác (là không toàn giác), chư Tỳ-khưu đã giáng một cú vào lãnh vực uy quyền của Ðấng Chinh Phục (Conqueror)’. Sau khi phát biểu những lời này để hạ bệ Ðức Thế Tôn, chúng ta nên chất vấn thêm người đó về vấn đề sau:

‘Phải chăng điều sai trái cố ý đó xuất hiện từ lỗi phạm hoặc quên sót?’ Nếu có Tuệ giác, người đó sẽ nói rằng ‘Thưa từ quên sót mà ra’. Sau đó, người đó sẽ phải đương đầu với câu hỏi này ‘Kẻ nào không chịu thú nhận lỗi phạm của mình, thì thực sự người đó đã hành động như thế vậy?’. Một khi không tận mắt chứng kiến bất kỳ hành động cụ thể nào, chắc chắn người này sẽ lo lắng. Vì thế, ta nên thuyết phục người đó bằng ý nghĩa có trong Bộ kinh này. Ý nghĩa Bộ kinh này chính là điều sẽ được nói: Qua lỗi phạm, Ðức Phật đã nói gì đến những lỗi phạm cố tình? Nói cách khác, đó là loại lỗi phạm gì vậy? Ðó là lỗi phạm về tình trạng tác ác (dukkata), và đúng là như vậy, không phải do đặc điểm của lời nói sai lầm, nhưng qua những lời Ðức Phật, chúng ta nên hiểu điều này như là sự vi phạm xuất hiện từ thiếu sót trong ‘khẩu-môn’.

Và có câu nói:

Nếu không hàn huyên với bất kỳ ai,
Không để kẻ khác lợi tận lời nói của mình,
Thì đã lỗi phạm trong lời nói chứ không trong hành động: -
Kẻ đó có thể phán đoán ở đây như là một lời cảnh báo
[26].

Như vậy lời kết luận đúng đắn ở đây là: khẩu nghiệp bất thiện không xuất phát từ ‘ý môn’ đâu.

Nhưng bằng cách khua múa chân tay, khi có tâm đi kèm cộng tính thèm khát, kẻ nào nắm lấy tay của người phụ nữ v.v.... nắm lấy cây gậy với ác ý v.v... với tà kiến, người đó lại tỏ lòng tôn kính, chào hỏi, kính trọng, sửa soạn thực hiện bố thí trước bàn thờ Ðức Phật, trong khi nói rằng ‘Khandha[27], Siva hoặc (những vị chư thiên) khác đều là những vị Cao Tăng cả, thế rồi hành động là ý nghiệp còn ‘môn’ chính là thân môn. Do đó, một ý nghiệp bất thiện xuất phát từ ‘thân-môn’, nhưng ở đây, không thể gọi cố ý là một thân nghiệp được (thật vậy, tác nghiệp này là điều không đáng kể).

Một khi các cơ quan tiếng nói đó rung động có tâm đi kèm theo với tham lam một người nào đó ham thích tài sản của người khác lại suy nghĩ: “Giá như những điều thuộc sở hữu của kẻ khác lại là của tôi thì hay quá!’; với ác tâm người còn tuyên bố, ‘Cứ để mặc cho những người đó bị giết, bị bỏ tù, bị xẻ ra từng mảnh, hoặc không tồn tại nữa; với tà kiến, người đó còn nói ‘Của bố thí, việc bố thí cũng chẳng đem lại lợi lộc gì.[28] v.v... thế thì hành vi đó lại trở thành ý nghiệp còn ‘môn’ lại là ‘khẩu-môn’. Do đó, một khẩu nghiệp bất thiện xuất hiện tại ‘khẩu-môn’- nhưng ở đây, cố ý không được gọi là khẩu nghiệp (nghĩa đen là không đáng kể).

Nhưng khi ta không hề động chân, động tay hoặc nói năng gì cả, ta cứ ngồi nơi kín đáo, ấp ủ những tâm kèm theo với tham lam, ác ý và tà kiến, thì hành vi đó lại là ý nghiệp và ‘môn’ cũng chính là ‘ý môn’. Nhưng ở đây, cố ý và các pháp đi kèm với cố ý đó xuất hiện tại ‘ý môn’. Do đó, chúng ta nên hiểu rằng một ý nghiệp bất thiện xuất hiện ở tại cả ba ‘môn’.

Và với những gì đã được trình bày đến ở trên, cùng những thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý ngiệp[29] cũng đều tương tự như vậy cả.’ Ðây chính là phương pháp cần áp dụng: Vì bất cứ nguyên nhân nào, một khi ta chỉ dùng bàn tay để ra dấu hiệu, vì không có khả năng nói, người đó tiếp nhận những điều học như: - ‘Tôi kiêng không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm’, thì tác nghiệp đó là thân nghiệp và ‘môn’ cũng chỉ là ‘thân-môn’ mà thôi. Do đó, một thân nghiệp thiện xuất hiện tại ‘thân-môn’. Và lòng vị tha, tâm từ, chánh kiến đi kèm với những tâm đó, liên kết với cố ý, nhưng không được gọi là những ý nghiệp[30]. Nhưng khi người này tiếp nhận cả ba điều học đó bằng lời nói xuất phát ra từ cửa miệng mình, thì nghiệp đó lại chính là thân nghiệp, nhưng ‘môn’ lại là ‘khẩu-môn’. Do đó, một thân nghiệp thiện xuất hiện tại ‘khẩu-môn’. Và lòng vô vị lợi v.v... đi kèm với những tâm đó, liên kết với cố ý, nhưng không được gọi là ý nghiệp. Nhưng khi những điều học như vậy được ban ra, và lúc ta tiếp nhận chúng, mà không hề cử động chân tay hoặc nói năng tiếng nào cả, người đó nhẩm trong đầu: - Tôi kiêng không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, thì nghiệp đó lại là thân nghiệp, và ‘môn’ chỉ có thể là ‘ý môn’mà thôi. Do đó, một thân nghiệp thiện xuất hiện tại ‘ý môn’. Và lòng vô vị lợi, v.v... đi kèm với những tâm đó, liên kết với cố ý, nhưng lại không được gọi là những ý nghiệp.

Một khẩu nghiệp có đạo đức của người nào luôn nương nhờ bốn điều học kiêng không làm những điều tội lỗi v.v... bằng thân  mình v.v... bằng cách thức như đã mô tả ở trên nên được hiểu là xuất phát từ ba ‘môn’ ta nên hiểu là nổi dậy nơi ba ‘môn’. Ở đây lòng vị tha v.v... liên kết với cố ý, nhưng không gọi là ý nghiệp. Nhưng hành động của một cử động tay chân do tâm câu hành với vô vị tha và thực hiện những hành vi như quét dọn nơi chánh điện và tôn kính chánh điện đó bằng cách dâng cúng hương hoa. Là một ý nghiệp và môn chính là thân môn. Như vậy một ý nghiệp thiện xuất hiện nơi ‘thân-môn nhưng cố ý ở đây không được gọi là một ý nghiệp. Còn một người nào đó đang khi đang khi sử dụng nhưng cơ quan tiếng nói qua tâm đi kèm với vô vị lợi, v.v... lại nói rằng: ‘Phải chăng điều gì thuộc về những người khác lại không thuộc về tôi’; nhưng ai là người với tâm đi kèm theo với tâm từ, lại nghĩ rằng, ‘[95] Chớ gì hết thảy mọi chúng sanh được thoát khỏi mọi thù hằn, mọi ác ý, thoát khỏi mọi nỗi đau khổ; giá mà họ có thể tự giữ mình một cách hạnh phúc’; hay người đó có thể suy nghĩ theo chánh kiến rằng ‘việc bố thí sẽ đem lại nhiều lợi ích v.v... thì nghiệp đó là ý nghiệp, nhưng ‘môn’ lại là ‘khẩu-môn’. Do đó, một ý nghiệp thiện xuất hiện tại ‘khẩu-môn’, nhưng ở đây, cố ý không được gọi là một ý nghiệp – nghĩa là không đáng kể. Nhưng khi không hề cử động chân tay hoặc nói năng gì cả, người đó cứ ngồi một mình, ấp ủ tâm đi kèm với tính vô vị lợi v.v... thì tác nghiệp là ý nghiệp, và ‘môn’ là ‘ý môn’. Do đó, một ý nghiệp thiện xuất hiện tại ‘ý môn’.

Nhưng tại nơi này, cố ý và các pháp đi kèm với nó chỉ xuất hiện ở ‘ý môn’. Về điểm này, khi người nào nói rằng theo mệnh lệnh xúi giục, nghiệp sát sanh, trộm cắp là những thân nghiệp, và môn vốn nhờ vào nghiệp đó, lại chính là ‘thân-môn bảo toàn được nghiệp đó nhưng lại phá bỏ được nghiệp đó. Chính vì thế với ý đồ bảo vệ nghiệp chúng ta không nên ‘phá bỏ’‘môn’, cũng không nên vì mục đích ‘duy trì’ ‘môn mà ‘phá bỏ’ nghiệp. Nghiệp và ‘môn nên được hiểu như đã được nói đến ở trên thân, và chính vì ‘môn’ đó, nên hành động là một thân nghiệp, đã ‘bảo vệ’ ‘môn’, nhưng lại ‘bẻ gãy’ hành động. Do đó, với ý định ‘bảo vệ’ hành động, người ta không nên ‘bẻ gãy’ ‘môn’; không nên vì ý định ‘bảo vệ’ ‘môn’, mà lại ‘bẻ gãy’ hành động. Vậy chúng ta nên hiểu được hành động và ‘môn’ theo như đã được đề cập đến. Do đó, bằng lời nói, ta sẽ không nên phá bỏ là gì cả nghiệp lẫn ‘môn’.

Ðến đây, kết thúc Bài giảng về Nghiệp (Kamma).

-ooOoo-

Chương V

BẤT THIỆN NGHIỆP ÐẠO

Giờ đây chúng ta khảo sát các thuật ngữ: (a) ‘Năm ngoại xứ, (b) ‘năm ‘xứ-môn’-, thuật ngữ (a) muốn đề cập đến tâm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức; còn thuật ngữ (b) muốn nói đến các ‘Môn’ (tức là các cổng) qua đó năm môn nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn và thân môn được thể hiện. Ta nên hiểu cố ý nổi lên nhờ năm ‘Môn’ này như là một hành động không thuộc thân và khẩu, nhưng là ‘môn’thuộc về ý môn.

‘Việc tiếp xúc’ nơi con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, lưỡi, thân và ý được gọi là sáu xúc giác. Có sáu ‘môn’ xúc là những ‘môn’ thuộc các tương quan ta thực hiện bằng nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc. lại có tám điều “không kiềm chế” đó là không kiềm chế con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, lưỡi, thân xác nhậy cảm, thân xác-vận động, khẩu và ý

Xét về góc độ nội dung, tám điều không kiềm chế này được rút lại thành năm pháp, cụ thể là: không giới, thất niệm, thiếu trí, thiếu kiên nhẫn, và lười biếng. Không một pháp nào trong số đó lại [96] xuất hiện ở năm ‘môn’ trong quá trình nhận thức, sau khi chúng đã được xác định rõ ràng. Các pháp này chỉ xuất hiện ngay vào lúc bắt đầu qui trình tri giác. Tâm về hiện trạng ‘không-kiềm chế’ xuất hiện ngay trong qui trình tốc lực tâm được gọi là việc ‘không-kiềm chế trong năm ‘môn’. Sự tiếp xúc cùng-tồn tại với nhãn thức được gọi là nhãn xúc và cố ý là một ý nghiệp. Và tâm đó (nghĩa là nhãn thức) được gọi là ‘môn’ của một ý nghiệp. Trong nhãn thức, không có năm điều “không-kiềm chế”; sự tiếp xúc cùng-tồn ở (sát na) ‘tâm tiếp thu’ là tâm xúc, và cố ý là một ý nghiệp. Và cũng tâm đó (tức là tâm tiếp thu) là ‘môn’ của một ý nghiệp. Ở đây, cũng không có năm điều “không-kiềm chế.” Tương tự như vậy đối với trường hợp ‘quan sát’ và ‘phân đoán[31]’. Tiếp xúc cùng-tồn tại với tốc lực tâm là một tâm xúc; cố ý là ý nghiệp và tốc lực tâm là ‘môn’ của ý nghiệp đó. Ở đây, việc “không-kiềm chế” là không kiềm chế về nhãn thức, và tương tự như vậy là phương pháp cần được áp dụng trong ‘môn’ thuộc nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn và thân môn. Nhưng khi tốc lực tâm về ‘ý môn xuất hiện, với đối tượng là một trong những đối tượng của giác quan hoặc đối tượng khác, ảnh hưởng đến sự cử động (của thân xác), được gọi một cách đơn giản là thân ‘môn’ (nghĩa là thậm chí không có sự trợ giúp của ‘khẩu-môn’ (cổng lời nói), thì sự tiếp xúc cùng-tồn tại với tốc lực tâm là ý xúc.

Cố ý là một hành vi dẫn đến nghiệp. Nhưng tốc lực tâm thường xuyên không được nhắc[32] đến như là ‘ý môn’. (Ý muốn nói ở đây là) do thân nghiệp xuất hiện, những sự xuất hiện này không phải là ‘ý môn’. Ở đây, việc “không-kiềm chế” chính là không-kiềm chế thân nghiệp. Khi tốc lực tâm đó xuất hiện, ảnh hưởng đến những vận động ‘khẩu-môn’ (lời nói), trong sạch và đơn giản, mà không có ‘thân-môn’, thì sự tiếp xúc cùng-tồn tại với tâm đó chính là ý xúc.

Cố ý là một hành vi làm xuất hiện lời nói. Nhưng tốc lực tâm thường không được gọi là ‘ý- môn’. Do bởi vì có sự xuất hiện các vận động (của cơ quan giọng nói), nên sự xuất hiện này không được gọi là ‘ý môn’. Ở đây, không-kiềm chế chính là không-kiềm chế khẩu. Nhưng khi xuất hiện tốc lực tâm đó, lại không có sự trợ giúp của tay chân và tiếng nói, với tư cách là ‘ý môn’ thuần túy, thì sự tiếp xúc cùng-tồn tại với tâm đó chính là ý xúc.

Ýù muốn là một ý nghiệp; tâm đó là ‘môn’ của ý nghiệp đó. Ở đây, không-kiềm chế chính lại là công việc không-kiềm chế tâm vậy.

Những ‘môn’ không-kiềm chế nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân xác nhậy cảm, thân xác-vận động-, lời nói và tâm, do tám hiện trạng không-kiềm chế này, nên được hiểu như là tám ‘môn’ không-kiềm chế.

Tám hiện trạng không-kiềm chế là không-kiềm chế nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thân xác-vận động- lời nói và tâm. Theo nghĩa tuyệt đối, đây chính là năm nguyên lý, có nghĩa là: trì giới, chánh niệm, trí tuệ, kiên nhẫn và tinh tấn. [97] Không thấy xuất hiện bất kỳ nguyên lý nào trong số tám nguyên lý này trong các qui trình tâm cho đến sát na xác định cuối cùng xuất hiện. Mặc dù xuất hiện cùng với tốc lực tâm, việc kiềm chế này lại ám chỉ đến các ‘môn’. Chúng ta nên hiểu việc toàn bộ các kiềm chế này xuất hiện giống như phương pháp trong trường hợp nhưng ‘không-kiềm chế’: ‘Tiếp xúc cùng-tồn tại với nhãn thức là nhãn xúc v.v... Chính vì thế, nhờ tám kiềm chế đó, chúng ta nên hiểu ‘kiềm chế nhãn môn” giống hệt như tám ‘môn’ kiềm chế vậy.

Mười bất thiện nghiệp đạo là: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, lòng tham ác, sân ác và tà kiến.

Trong những hành vị kể trên, ‘sát sanh’ có nghĩa là tàn sát hay giết chết các sinh vật. ‘Sinh mạng’ nói chung là một chúng sanh (nghĩa đen ám chỉ bất kỳ vật gì có hơi thở) hiểu theo nghĩa tuyệt đối, đó là sinh linh[33] (mạng sống). Và thuật ngữ ‘sát sanh’ được áp dụng cả trong ‘khẩu-môn’ lẫn ‘thân-môn’ nơi bất kỳ ai biết được chúng sanh đó là một “sinh vật”, mà lại cố tình cắt đứt sinh mạng nơi chúng sanh đó. Trong số những sinh vật gây hại [không có ích (guna)], sát sanh là một hành động hơi xấu trong trường hợp giết hại những sinh vật nhỏ bé, còn trong trường hợp những sinh vật lớn sát sanh quả là một hành vi vô cùng xấu xa. Tại sao vậy? Thưa đó là tuỳ thuộc vào khối lượng nỗ lực bỏ ra và kích cỡ to lớn nơi đối tượng bị giết hại, cho dù cố gắng bỏ ra có thể giống nhau. Trong số những người (thực hiện sát sanh) v.v... rất có thể là những người đức hạnh, thì sát sanh những sinh vật nhỏ gây tổn hại đến đức hạnh của họ nhỏ thôi, nhưng nếu là những sinh vật lớn thì tổn hại gây ra đối với đức hạnh của họ càng lớn hơn. Chúng ta nên hiểu rằng khi ích lợi Sắc bằng nhau, tội nhẹ hơn hoặc nặng hơn tùy thuộc vào mức độ những điều gây tổn hại và nỗ lực (của người lỗi phạm) bỏ ra ít hay nhiều. Có năm chi tạo nên mức độ nặng nhẹ ở lỗi phạm sát sanh đó phải là: - một chúng sanh đang sống, biết rõ ràng đó là một chúng sanh có mạng sống, cố ý giết hại, nỗ lực và hậu quả gây ra do cái chết của chúng sanh đó. Và cũng còn có sáu phương tiện để thực hiện nỗ lực (sát sanh) đó là: - do chính bàn tay của (kẻ sát sanh), người nào chủ mưu, phương tiện (sát sanh), mưu chước (ý đồ) lâu dài, phương cách và nỗ lực (thực hiện sát sanh). Bởi vì luận giải chi tiết những điểm trên sẽ rất dài dòng, thế nên chúng tôi bỏ qua phần này, cũng như những cách giải thích khác. Những ai muốn biết đầy đủ chi tiết, xin đọc tập Chú Giải Sāmantapāsādikā về Luật Tạng[34].

‘Trộm cắp’ (adinnādāna) có nghĩa là “lấy đi thứ gì không được cho”; lấy đi thứ gì là tài sản của người khác, trộm cướp, hoặc hiện trạng đang làm kẻ trộm. Ở đây, ‘không được cho” ám chỉ tài sản đó thuộc sở hữu của người khác. Một tài sản được gọi là thuộc sở hữu của người khác, có nghĩa là người sở hữu tài sản đó có thể thực hiện bất cứ điều gì họ thích đối với tài sản đó, mà không hề bị trừng phạt hoặc khiển trách. Ý định ăn cắp, cố gắng lấy một vật gì đó, với tâm biết rằng vật đó [98]thuộc quyền sở hữu của người khác, những điều vừa nêu trên được gọi là ‘trộm cắp’. Và hành vi này gây ra lỗi phạm nhẹ, nếu vật thuộc sở hữu của người khác thuộc loại tầm thường, và gây ra lỗi phạm nặng, nếu vật thuộc sở hữu của người khác thuộc loại có chất lượng cao. Tại sao vậy? Thưa đó là do đặc tính phẩm chất nơi đối tượng. Nếu có giá trị ngang nhau, thì lấy cắp những vật thuộc quyền sở hữu của người có đức hạnh sẽ lỗi nặng hơn, so với việc lấy cắp những vật thuộc sử hữu những người có ít (hay kém) đức hạnh hơn. Có năm chi tạo nên (tội trộm cắp): - tài sản của người khác, biết rõ về vật đó có chủ, có tâm trộm cắp, nỗ lực lấy cắp, và hậu quả gây ra. – và có sáu phương tiện thực hiện “trộm cắp”: - tự tay lấy cắp v.v... Một trong những phương tiện này có thể được thực hiện tùy thuộc vào hoàn cảnh, trong việc lấy cắp bằng những dụng cụ đó như: cân đo sai lệch, bằng sức mạnh, bằng giả mạo, bằng âm mưu hoặc bằng sự mạo danh. Ðây là một bản báo cáo phác thảo về tội trộm cắp. Bản báo cáo chi tiết xin đọc trong Tập Chú giải Sāmantapāsādikā. (Luật tạng)

Trong cụm từ ‘tà dâm, ‘dâm dục’ có nghĩa là ‘trong những chuyện giao cấu tính dục’; ‘tà hạnh’ có nghĩa là ‘tính cách cơ bản và thực sự đáng khiển trách’. Ðặc điểm của ‘tà hạnh là cố ý xuất hiện tại ‘thân-môn’, thông qua ý định không hợp pháp, qua việc xâm phạm đến một con người mà mình không có quyền làm như vậy. Ở đây, những người mà mình không có quyền xâm phạm đến là: (a) mười hạng phụ nữ chưa kết hôn: - một phụ nữ còn đang dưới sự giám hộ (1) của người mẹ, (2) của người cha, (3) của cả cha mẹ, (4) của anh trai, (5) của chị gái, (6) của họ hàng, (7) của thị tộc, (8) của người hướng dẫn tinh thần, (9) người phụ nữ đã đính hôn, (10) người phụ nữ đang thi hành án phạt; và (b) mười hạng phụ nữ đã kết hôn, nghĩa là: (1) người phụ nữ được bỏ tiền ra mua, (2) người phụ nữ tự nguyện làm vợ cho một người đàn ông nào đó, hoặc (3) do lòng ham muốn tài sản của người ấy, hoặc (4) ham muốn có quần áo đẹp, (5) người phụ nữ do cha mẹ kết hôn cho theo đúng luật pháp, sau nghi lễ nhúng bàn tay hai vợ chồng vào một tô nước, (6) người phụ nữ được giải thoát khỏi tầng lớp nghèo khổ, (7) người vợ-nô lệ, (8) người vợ-của-người -hầu, (9) người vợ là tù binh chiến tranh (bắt được trong chiến tranh), (10) một tình nhân.

Trong số những phụ nữ này, người phụ nữ đã đính hôn và người phụ nữ đang bị phạt tù, cùng với hạng người phụ nữ trong loại (b): - nam giới không được đến gần mười hạng phụ nữ này. Và tội phạm nặng hơn hoặc nhẹ hơn, tùy thuộc vào cảnh phụ nữ cấm đoán đó có được nhân đức nhiều hay ít, cụ thể là tuân giữ Giáo pháp. Có bốn chi tạo thành tội này: chủ tâm hưởng lạc với đối tượng bị cấm, nỗ lực gắng đạt được sự hưởng lạc đó, những thủ đoạn nhằm đạt được và chiếm đoạt người phụ nữ đó. Và chỉ có một phương tiện duy nhất đó là: kinh nghiệm cá nhân.

‘Vọng ngôn’ được áp dụng trong thân nghiệp và khẩu nghiệp, đối với người nói dối, để làm hại đến của cải của người khác. Ýù muốn đưa ra đầy đủ nỗ lực của bản thân và lời nói để lừa dối, với ý đồ lừa đảo người khác, [99] được gọi là ‘vọng ngữ.’ Một định nghĩa khác nữa: - ‘Dối’ áp dụng với điều không xác thực hay không tồn tại, và ‘Nói’ có nghĩa là dùng lời nói mà trình bày điều đó là đích thực và tồn tại. Ðặc điểm của ‘lời nói dối’ hoặc ‘nói lời sai trái’ hay ‘cách cư xử sai trái’ là cố ý của một người mong muốn trình bày cho người khác một điều không có thật như là điều xác thực, điều này đưa đến một sự gợi ý tương ứng. Lỗi phạm này nặng hoặc nhẹ, tùy thuộc vào niềm vui bị tổn hại lớn hơn hoặc nhỏ hơn do ‘nói dối’ tạo ra. Hoặc nói cách khác: Ðây chỉ là một lỗi nhẹ trong trường hợp những người bình thường, nếu họ nói một điều không có thật: -‘Tôi không có cái đó’ – vì không muốn cho đi một thứ gì đó của chính họ; và là một lỗi nặng nếu, với tư cách là chứng nhân, họ khai man nhằm mục đích gây thiệt hại (cho người khác). Ðối với những người sống xa cách mọi người, đây là một lỗi nhẹ nếu, bằng cách nói đùa trong khi chỉ xin một ít bơ hoặc dầu, người đó nói rằng: - ‘Theo ý tôi, hôm nay, có một con sông đầy dầu tuôn chảy trong làng’. Tuy nhiên, đó lại là một lỗi nặng đối với những người nói rằng họ đã nhìn thấy một điều gì đó mà họ không hề thấy’. Có bốn chi tạo nên lỗi phạm này đó là: điều không có thật, ý đồ lừa đảo, nỗ lực tương ứng, truyền đạt vấn đề cho những người khác. Chỉ có một phương tiện duy nhất đó: hành vi của cá nhân; và chúng ta nên hiểu về hành vi này như là hành động lừa dối người khác bằng thân thể, hoặc bằng cách nào đó liên quan đến thân thể[35], hoặc bằng lời nói. Nếu bằng hành động đó, người khác nhận biết được ý nghĩa của hành động đó, thì lúc đó, cố ý tạo ra hành động đó liên kết với hành động dối trá. Tương tự như vậy đối với một người lừa dối người khác bằng hành vi, bằng một cách nào đó liên kết với hành vi này, hoặc bằng lời nói; cũng tương tự như vậy, đối với một người xúi giục người khác ‘Hãy nói điều đó với anh ta’, hoặc đặt một chiếc lá có viết chữ trước mặt một người khác, hoặc ghi một hàng chữ cố định trên những bức tường v.v... với mục đích ‘Chúng ta nên hiểu ý nghĩa này theo cách đó’, như vậy cũng là lừa dối người khác. Do đó, thật hợp lý khi khẳng định là những cách ghi chép mang tính cách xui giục, truyền đạt và cố định cũng liên quan đến hình thức bất thiện này. Nhưng khi những bài bình luận không thừa nhận điều này, thì chỉ nên thông qua sau khi đã xem xét phê bình mà thôi.

‘Lưỡng thiệt’ có nghĩa là lời nói đặt điều, khi nói điều gì đó với một người khác, làm tổn hại đến lòng quý mến và tôn trọng của người bị vu khống, hoặc chính người nói lời vu khống đó cũng bị tổn hại đối với một nhân vật thứ ba.

Ác khẩu[36] làm cho chính bản thân người nói trở nên lỗ mãng, hoặc làm cho người khác trở nên thô bỉ, tự bản thân lời nói đó là chói tai, không dễ nghe và cũng không thu thập được nhân tâm. Một lời nói như vậy được gọi là ‘ác khẩu’.

‘Ỷ ngữ’ là nói những điều vô nghĩa, vô ích. Ở đây, được hiểu là cố ý nằm sâu trong tất cả những lời nói thuộc loại này và được gọi là cách nói vu khống v.v... Với tâm đồi bại, một người cứ cố gắng dùng lời nói và thái độ để gây mất hòa khí giữa những người khác, hoặc để làm cho người khác quý mến mình, điều đó được gọi là cố ý nói lời vu khống. [100] Lỗi này nặng hay nhẹ, tùy theo người bị chia rẽ có đức độ nhiều hơn hoặc ít hơn. Có bốn nhân tố tạo nên tội này: (1) Chia rẽ người khác; (2) có mục đích: ‘họ sẽ bị chia rẽ’, hoặc mong muốn cho bản thân mình được người khác quý mến; (3) cố gắng tương ứng; (4) truyền đạt thông tin. Nhưng khi không gây ra sự tuyệt giao, thì sự vi phạm rốt cuộc không phải là một cách giải quyết đầy đủ; chỉ khi có sự tuyệt giao, thì mới đúng là sự vi phạm.

‘Ác khẩu[37]’ có nghĩa là với cố ý hoàn toàn nhẫn tâm, cố gắng dùng lời nói và thái độ để gây đau khổ cho người khác bằng một vết thương chết người[38]. Câu chuyện sau đây là một minh họa: Một cậu bé không vâng lời mẹ, đã đi vào rừng. Không ngăn cản được con trai, bà nói rằng: ‘Giá mà có một con trâu rừng rượt đuổi nó!’ . Và một con trâu đã xuất hiện theo đúng ý nguyện của bà. Cậu bé quả quyết một sự thật rằng ‘Mong sao lời mẹ mình nói không xảy ra; giá mà xảy ra điều mẹ mình nghĩ trong tâm!’. Con trâu đứng trân như chết khiếp[39] tại đó’. Do đó, mặc dù nỗ lực qua lời nói của bà làm tổn thương cực kỳ, tuy nhiên, lời nói của bà không thực sự độc địa, bởi vì tấm lòng của bà nhân hậu. Bởi vì đôi khi, các bậc cha mẹ thường nói kiểu này với con cái của họ ‘Giá mà bọn cướp cắt tụi con thành từng mảnh!’ Tuy nhiên, họ không mong muốn, thậm chí một chiếc lá sen rơi xuống trên con cái họ. Thỉnh thoảng, các thầy giáo và những người hướng dẫn tinh thần cũng nói với các học sinh của họ ‘Chúng ta phải làm gì cho bọn học trò trơ trẽn, khinh suất này? Cứ tống cổ chúng đi thôi!’ Nhưng tuy nhiên, họ vẫn mong muốn rằng các học sinh của họ có thể thành đạt và hoàn tất công việc học hành. Nhưng bởi vì nếu có trái tim nhân hậu, thì những từ ngữ không thể trở nên cay nghiệt được, cũng vậy, phải chăng họ không phải là người hòa nhã chỉ vì lối nói thiếu mềm mại của họ. Lời nói của một người có ý muốn giết hại: ‘Hãy cứ để cho anh ta ngủ thoải mái!’ không hề thiếu nhẹ nhàng; bởi vì với tư tưởng cay nghiệt, thì từ ngữ hẳn là lỗ mãng. Lời nói cay nghiệt cân xứng với cách cư xử của một người nói những lời chói tai. Ba nhân tố tạo nên lối nói xúc phạm này là: Người bị xỉ nhục, tư tưởng bực dọc, và sự xỉ nhục.

Cố ý bất thiện tạo ra lời nói và thái độ truyền đạt những điều vô ích, được gọi là ‘nói chuyện phù phiếm’. Lỗi phạm này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào việc phạm phải những lỗi phạm đó một cách lập đi lập lại nhiều lần hay là không. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: khuynh hướng nói những điều vô bổ - chẳng hạn như những câu chuyện về cuộc chiến đấu Bharatas và việc bắt cóc Sita[40] v.v... và việc thuật lại những chủ đề này. Nhưng lỗi phạm không diễn ra xuyên suốt quá trình hành động, nếu những người khác [101] không chấp nhận câu chuyện; chỉ khi nào họ chấp nhận, thì mới đúng là có lỗi phạm.

‘Lòng tham ác’ có nghĩa là lòng tham lam: một quá trình nhắm chiếm đoạt tài sản của người khác khi đối mặt với tài sản đó. Lòng tham có dấu hiệu suy nghĩ đặc trưng như ‘A! giá mà món đồ đó thuộc về mình!’. Lỗi vi phạm này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào trường hợp hành vi trộm cắp xảy ra sau đó. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: Tài sản thuộc sở hữu người khác và khuynh hướng của bản thân. Mặc dù xuất hiện lòng tham đối với món tài sản vốn là của người khác, nhưng vẫn chưa phân biệt được quá trình đầy đủ của hành động, chừng nào người ta không có khuynh hướng nói là ‘A! giá mà món đồ đó thuộc về mình!’.

YÙù muốn làm tổn hại đến sự thịnh vượng hay hạnh phúc được gọi là ‘Sân ác. Ý đồ này có dấu hiệu đặc trưng là lỗi phạm về tinh thần, gây tổn hại đến những người khác. Mức độ lỗi phạm tùy thuộc trường hợp lối nói độc địa là như thế nào. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: Người khác và cố ý làm hại. Chỉ có tức giận với người khác mà thôi, thì chưa đạt đến giai đoạn phân biệt qui trình hành động[41], chừng nào không có ý làm hại, chẳng hạn như ‘Cầu cho hắn ta bị chết đột ngột và bị tiêu hủy!’.

‘Tà kiến’ có nghĩa là nhìn nhận một cách sai lệch, bằng cách không chấp nhận chánh kiến. Ðặc điểm của tà kiến là những cái nhìn sai lệch, chẳng hạn như ‘Một món quà tặng không có (ích lợi) gì cả’. Và lỗi phạm nặng hay nhẹ tùy thuộc vào trường hợp lối nói phù phiếm đó, hoặc tùy thuộc vào tà kiến mang tính tạm thời hay lâu dài. Hai chi tạo nên lỗi phạm này là: sai lệch về cách nhìn nhận một đối tượng và cách thể hiện sự sai lệch này tùy thuộc vào tà kiến trái ngược với quan điểm này. Sau đây là quan điểm đạt đến giai đoạn phân biệt được quá trình hành động: (1) không có kết quả (trong một nghiệp thiện); (2) không có nguyên nhân (nơi những điều xảy ra); (3) không có hành động (thiện), và không do những quan điểm khác.

Với mười bất thiện nghiệp đạo, chúng ta có thể đi đến những quyết định liên quan tới chúng theo năm khía cạnh, nghĩa là: (1) với tư cách là những nhân tố tâm lý cơ bản (2) với tư cách là các nhóm, (3) với tư cách là những đối tượng, (4) với tư cách là cảm thọ, (5) với tư cách là nguồn gốc[42] (căn). (1) Theo thứ tự là những nghiệp đạo, bảy nhân tố đầu tiên chỉ là những cố ý mà thôi; ba quá trình bắt đầu bằng lòng tham ác là những nhân tố liên kết với ý muốn. (2) bảy nhóm đầu tiên và những tà kiến– tám nhóm này là những nghiệp đạo, không phải là nguồn gốc. Nhưng cả lòng tham ác lẫn sân ác đều là những nghiệp đạo và nguồn gốc. Với tư cách là nguồn gốc, tham ác là nguồn gốc Bất thiện tham, với tư cách là nguồn gốc, sân ác là nguồn gốc Bất thiện sân. (3) Hành vi sát sanh có một sự vật nhân duyên làm đối tượng, vì hành vi sát sanh này có mạng sống làm cảnh. Hành vi trộm cắp có chúng sanh hoặc sự vật làm đối tượng. Tà dâm có sự vật làm điều kiện và làm đối tượng, hoặc theo như một số người nói, đó là do tiếp xúc với một chúng sanh. Vọng ngôn cũng có một chúng sanh hay một sự vật nhân duyên làm đối tượng. Lưỡng thiệt cũng y như vậy. Ác khẩu chỉ có đối tượng là chúng sanh. Ỷ ngữ có cả chúng sanh lẫn sự vật nhân duyên làm đối tượng, bằng cách thấy, nghe, cảm thọ và ý. Tương tự như vậy đối với tính tham ác. Sân ác có đối tượng là chúng sanh và tà kiến có cảnh là sự vật nhân duyên ở ba cõi. (4) Hành vi sát sanh liên quan đến thọ khổ. Bởi vì mặc dù là nhà vua, khi nhìn thấy một tên trộm, vẫn có thể vừa nói vừa cười mà rằng ‘Nào, hãy giết chết hắn ta đi!’, ý định chỉ liên kết với thọ khổ mà thôi. Hành vi trộm cắp có thể liên kết với ba loại thọ. Khi nhìn thấy tài sản thuộc sở hữu của người khác, tên trộm sẵn sàng vớ lấy với thọ lạc; nếu hắn ta ăn cắp tài sản này trong nỗi sợ sệt, thì hắn có thọ khổ; hắn có cảm giác tương tự như vậy, nếu hắn ăn cắp trong khi suy nghĩ về những hậu quả sẽ xảy ra. Nếu hắn ăn cắp một cách hững hờ, thì đó là thọ xả (phi lạc phi khổ). Tà dâm liên kết với hai loại thọ lạc hoặc thọ xả; nhưng trong ý tưởng quyết định, không có thọ xả. Vọng ngôn có cả ba loại thọ giống như hành vi trộm cắp; lưỡng thiệt cũng y như vậy. Ác khẩu liên kết với thọ khổ; ỷ ngữ có cả ba loại thọ. Ðể minh họa: - Khi người dẫn chuyện kể lại câu chuyện bắt cóc Sita, hoặc cuộc chiến đấu Bharatas v.v... cử tọa vỗ tay hoan hô và ném những chiếc khăn của họ lên trời v.v..., đối với người dẫn chuyện, có một thọ lạc và dễ chịu. Sau này, khi có một người đã từng khen thưởng tiến lên và nói ‘Xin kể lại cho chúng tôi từ đầu đi’, người dẫn chuyện không hài lòng với đề nghị này và suy nghĩ rằng ‘Liệu mình đã nói điều gì đó không xác đáng và lảm nhảm chăng?’. Trong trường hợp như vậy, thọ khổ trong lúc kể chuyện sẽ xuất hiện; nếu người dẫn chuyện cảm thấy không hưng phấn trong khi kể chuyện, một thọ xả sẽ diễn ra. Tham ác có hai thọ, lạc và xả; tương tự như vậy đối với những tà kiến. Sân ác sẽ tạo ra một thọ khổ. (5) Hành vi sát sanh có hai nhân, do sân và si; hành vi trộm cắp cũng xuất phát từ hai căn nguyên, do sân và si, hoặc do tham với si; tà dâm cũng có hai căn nguyên, do tham và si; cũng thế, vọng ngôn là do sân và si, hoặc do tham và si mà ra; tương tự như vậy đối với lưỡng thiệt và ỷ ngữ. Ác khẩu do sân và si, và tham ác do lừa dối, đều có duy nhất một căn nguyên; tương tự như vậy đối với sân ác. Tà kiến có hai nhân là tham và si.

Ðến đây, kết thúc Bất Thiện Nghiệp Ðạo.

-ooOoo-

Chương VI

THIỆN NGHIỆP ÐẠO

Có mười thiện nghiệp đạo là: - tiết giảm hành vi sát sanh v.v.... vô tham, vô sân và chánh kiến.

Trong số những hành vi này, sát sanh v.v[43]... đã được giải thích ở trên. Nhờ ‘tiết chế, người ta kiêng không thực hiện sát sanh v.v... hoặc tự mình tiết chế; hoặc đó chỉ là hành vi tiết chế. Trong đoạn văn có câu: ‘Vào thời điểm đó, việc tránh né hay tiết chế sát sanh nơi một người kiêng không sát sanh[44] – sự tiết chế liên kết với tâm thiện có ba khía cạnh: (1) (bất chấp) cơ hội đạt được, (2) do việc tuân thủ, (3) do việc tiệt trừ.

(1) Khi họ không tiến hành tuân theo bất kỳ điều học đặc biệt nào, nhưng kẻ nào đang khi suy tư về ngày sinh, tuổi tác, kinh nghiệm của riêng mình v.v... và lên tiếng nói rằng ‘Thực hiện một điều xấu xa như vậy thật không thích hợp với chúng ta một chút nào cả,’lúc đó họ không lỗi phạm đến một đối tượng mà họ thực sự đã bắt gặp, việc tiết chế phải được coi như ‘bất kỳ trường hợp nào’, giống như việc tiết chế của Cakkana, một đệ tử tại đảo quốc Ceylon. Câu chuyện kể lại rằng khi đệ tử đó còn trẻ, mẹ của anh đã phải chịu đau đớn do bệnh tật gây ra, và bác sĩ khuyên nên ăn thịt thỏ rừng. Sau đó, người anh trai của Cakkana liền bảo em trai mình mà rằng ‘Em thân yêu, em hãy ra đi, và rảo quanh các cánh đồng’ và rồi người em đã được sai đi. Người em đã đi đến đó, lúc đó có một con thỏ rừng chạy ngang qua đó và đang thưởng thức những ngọn cây non. Khi nhìn thấy anh, thỏ rừng liền chạy thật nhanh, và bị vướng vào những bụi cây leo gần đó, nó liền kêu lên kiri! kiri! Nghe tiếng kêu, Cakkana chạy tới bắt được con thỏ và suy nghĩ rằng ‘Mình sẽ làm thuốc cho mẹ mình uống’. Một lần nữa, anh lại suy nghĩ ‘Nếu chỉ vì mục đích cứu sống mẹ mình, thì điều đó không đúng, mình nên cứu sống một sinh mạng khác’. Sau đó, anh đã thả con thỏ ra, và nói rằng, ‘Thỏ ơi hãy đi đi, hãy tận hưởng cỏ và nước cùng với những con thỏ khác trong rừng’, và khi người anh hỏi ‘Em đã bắt được con thỏ nào chưa?’, cậu em liền kể lại sự việc đã xảy ra. Vì thế, người anh đã quở trách người em thậm tệ. Nhưng anh đã đến đứng trước mặt bà mẹ và xác nhận sự thật ‘Kể từ khi con được ra đời, con tuyên bố rằng con không hề cố tình sát sanh bất cứ tạo vật nào’. Và ngay lập tức, người mẹ đã được bình phục.

(2) Những người đã tuân giữ điều học mà còn thực hiện tiết chế, cả trong lẫn ngoài một thời gian hạn định nào đó, người đó đã không lỗi phạm chống lại bất kỳ đối tượng nào, ngay cả khi phải chịu đau đớn đến chết, phải được coi như ‘do việc tuân thủ tiết chế mà ra’, giống như việc tiết chế của người đệ tử đạo hữu cư ngụ ở trong vùng núi Uttaravaddhamāna. Câu chuyện kể lại rằng, sau khi đón nhận điều học trước sự hiện diện của Trưởng Lão Pingalabuddharakkhita, người đang cư ngụ tại thiền viện Ambariya, đạo hữu đã đi cày cánh đồng của mình. Nhưng con bò của anh đã bị thất lạc. Trong khi đi kiếm bò, người đạo hữu đi xuống núi Uttaravaddhamana, tại đó đã bị một con trăn khổng lồ quấn chặt. Người đệ tử suy nghĩ ‘Mình sẽ chặt đứt đầu con rắn bằng chiếc rìu bén này chăng?. Một lần nữa, đệ tử đó lại nghĩ ‘Mình đã được đón nhận điều học từ nơi vị Luận sư, nếu mình vi phạm lời giáo huấn này, thì quả thật là không đúng đắn’. Và lần thứ ba người đệ tử đó lại suy nghĩ ‘Mình sẽ phải hy sinh tính mạng của mình, nhưng không thể vi phạm lời giáo huấn được’, rồi đệ tử đã quẳng cây rìu sắc cùng với ngọn giáo trên vai của mình đi. Ngay tức khắc, con trăn đang quấn lấy anh đã thả anh ra và chạy mất.

[104] (3) Việc tiết chế ‘bằng cách tiệt trừ’nên được hiểu như là việc liên kết với Thánh Ðạo. Khi Thánh Ðạo đã xuất hiện một lần, thì thậm chí tư tưởng ‘chúng ta sẽ sát hại một tạo vật’ cũng không xuất hiện nơi suy nghĩ của các vị bậc thánh nữa. Bây giờ, cùng với trạng thái bất thiện cũng như Thiện pháp, năm khía cạnh theo đó, ta có thể thấu đạt được những quyết định liên quan – nghĩa là (1) với tư cách là những nhân tố tâm lý cơ bản, (2) với tư cách là các nhóm, (3) với tư cách là những đối tượng, (4) với tư cách là cảm thọ, (5) và với tư cách là những căn nguyên.

(1) Trong mười nhân tố, thật phù hợp khi ta gọi bảy nhân tố đầu tiên là cố ý, cũng như việc tiết chế; còn ba nhân tố sau là những nhân tố liên kết với cố ý.

(2) Bảy nhóm đầu là những nghiệp đạo chứ không phải là căn nguyên; ba nhóm sau cuối cùng là những nghiệp đạo và căn nguyên. Với tư cách là căn nguyên, vô tham, vô sân và chánh kiến, với tư cách là căn nguyên cũng sẽ trở thành những căn thiện: đây là những điều trái với tham, sân và si.

(3) Những đối tượng này cũng tương tự như các hành vi sát sanh v.v... Bởi vì việc tiết chế khỏi (lỗi phạm chống lại) đối tượng đã bị lỗi phạm. Tương tự như vậy Thánh Ðạo cùng với Niết Bàn, với tư cách là đối tượng của Thánh Ðạo, đã trừ tiệt những phiền não. Cũng vậy, khi có được mạng căn, với tư cách là đối tượng, những tác nghiệp này đã loại bỏ được phiền não đó v.v....

(4) Tất cả đều là thọ lạc, thọ xả, là bởi vì cùng với việc đạt đến được thiện pháp, thì không còn thọ khổ nữa.

(5) Bảy căn nguyên (đầu tiên) lại gồm ba nhân, tức là vô tham, tâm từ, trí thông minh, nơi một người đang tiết chế, với tâm tương ưng với trí; có hai nhân, nơi một người đang tiết chế, với tâm bất tương ưng của trí. Vô tham ác có hai nhân, nơi một người đang tiết chế, với tâm tương ưng với trí, và có một đặc tính, khi tâm bất tương ưng với trí. Tự bản thân vô tham ác không phải là căn nguyên riêng của mình. Vô sân ác cũng vậy. Chánh kiến cũng có hai nhân, giống như vô tham ác và tâm từ. Ðó là mười thiện nghiệp đạo.

-ooOoo-

Chương VII

KẾT LUẬN

Với phần thảo luận vừa trình bày ở trên, nên được bổ sung với việc nghiên cứu về những nghiệp đạo liên kết với việc tự kiềm chế v.v.... Ý muốn tự kiềm chế xuất hiện thông qua năm ‘môn’ tiếp xúc chính là một ý nghiệp bất thiện. Hành vi nào xuất hiện thông qua ý, thì ‘môn’ nội xúc đều có ba khía cạnh nơi hoạt động. Bởi vì khi đạt thấu được sự vận động nơi ‘thân-môn’-, thì đó là một thân nghiệp bất thiện; khi đạt được cách vận động của ‘khẩu-môn’- thì đó là một khẩu nghiệp bất thiện. Khi không đạt thấu được sự vận động thuộc cả hai ‘môn’ đó, thì đó là một ý nghiệp bất thiện.

Ý muốn tự kiềm chế xuất hiện qua năm ‘môn’ cũng chỉ là một thân nghiệp Bất thiện; ý muốn không kiềm chế xuất hiện thông qua năm ‘thân-môn’ không kiềm chế đang hoạt động cũng chỉ là thân nghiệp bất thiện; ý muốn tự kiềm chế xuất hiện qua năm ‘ngữ-môn’ hoặc qua ‘ý môn’ cũng chỉ là những khẩu nghiệp và ý nghiệp bất thiện mà thôi[105] thuộc khẩu hay ý tương ứng[45]. Ba tư cách Bất thiện thuộc thân xác cũng chỉ là thân nghiệp bất thiện; bốn tư cách Bất thiện thuộc lời nói cũng là một khẩu nghiệp Bất thiện và ba tư cách Bất thiện thuộc ý cũng chỉ là một ý nghiệp Bất thiện mà thôi.

Việc tự kiềm chế xuất hiện qua năm ‘môn’ ngoại xúc chỉ là một ý nghiệp thiện; nếu việc tự kiềm chế này xuất hiện thông qua ‘môn’ ý xúc, thì lại nổi lên ba nghiệp giống như trường hợp của việc không-kiềm chế ta đã triển khai ở trên. việc tự kiềm chế xuất hiện thông qua năm ‘môn’ chỉ là một ý nghiệp thiện; nếu việc tự kiềm chế này xuất hiện thông qua ‘thân-môn’ đang hoạt động, hoặc thông qua ‘khẩu-môn’, hoặc thông qua ‘ý môn’, thì đó cũng chỉ là thân nghiệp thiện, khẩu nghiệp, hoặc ý nghiệp tương ứng.

Ba tư cách đạo đức tốt của thân thể cũng chỉ là thân thiện nghiệp; bốn tư cách đạo đức tốt thuộc lời nói chỉ là một khẩu nghiệp thiện; ba tư cách thiện thuộc cũng chỉ là một ý nghiệp thiện mà thôi.

Một thân nghiệp bất thiện không xuất hiện thông qua năm ‘môn’ tiếp xúc (bên ngoài), nhưng chỉ thông qua ‘môn’ gừng mà thôi; tương tự như vậy đối với một khẩu môn bất thiện. Nhưng một ý nghiệp bất thiện lại xuất hiện thông qua sáu ‘môn’ tiếp xúc. Nếu đây là kết quả nơi hành động trong các thân-môn và khẩu môn, thì đó là một thân nghiệp và khẩu nghiệp Bất thiện; khi không đạt đến được nơi những nghiệp này, thì đó lại là những ý nghiệp bất thiện. Bởi vì nó không xuất hiện thông qua ‘môn’ tiếp xúc, nên không một thân-nghiệp bất thiện nào xảy ra thông qua năm ‘môn’ không kiềm chế. Nhưng nếu chúng xuất hiện qua ‘thân-môn’ và ‘khẩu-môn’[46]không kiềm chế đang vận động; nó không xuất hiện thông qua các ‘ý-môn’ không kiềm chế. Khi không kiềm chế, thì không có một khẩu nghiệp bất thiện nào xuất hiện qua năm ‘môn’ cả; nó xuất hiện thông qua ‘thân-môn’ đang vận động khi không kiềm chế, và khẩu-môn đang vận động; nó không xuất hiện thông qua ‘ý-môn’ không kiềm chế mà thôi.

Một ý nghiệp bất thiện thậm chí còn xuất hiện thông qua tám ‘môn’ không kiềm chế; và cùng một phương cách đó tiếp tục xuất hiện trong những thân nghiệp thiện v.v.... nhưng với sự khác biệt sau đây: - những ‘thân-môn’ và ‘khẩu-môn’ bất thiện không xuất hiện thông qua ‘ý-môn’ không kiềm chế, nhưng những nghiệp này không phải là như vậy. Khi không có hành động của tay chân và lời nói, thì chúng xuất hiện trong ‘ý-môn’ không kiềm chế nơi người đang đón nhận những điều học.

Trong trường hợp như vậy, tâm thiện dục giới xuất hiện thông qua ba ‘môn’ nghiệp, và không thông qua năm ‘môn’ (ngoại xứ’. Thọ lạc, thọ khổ, hoặc thọ xả là do nhãn xúc đặt điều kiện. Có cảm giác như vậy là thông qua sáu ‘môn’ tiếp xúc, nhưng khi không kiềm chế, thì cảm giác này không thông qua tám ‘môn’ đó; nó không xuất hiện thông qua mười bất thiện nghiệp đạo; nhưng lại xuất hiện qua mười thiện nghiệp đạo. Do đó, mặc dù tâm này (loại tâm thiện pháp chính yếu đầu tiên) đã xuất hiện thông qua những ‘môn’ thuộc ba nghiệp, hoặc thông qua thông qua sáu ‘môn’ tiếp xúc, hoặc thông qua tám ‘môn’ không kiềm chế, hoặc mười thiện nghiệp đạo, thì ta vẫn coi như chúng tương quan với tất cả những loại tâm dục giới, vì ‘tâm thiện dục giới xuất hiện đã có cả một tương quan cảnh sắc hoặc một cảnh thinh v.v... hoặc một ý tưởng làm đối tượng cho chúng.’

-ooOoo-


[1] Dhs. § 636

[2] S. ii. 26

[3] Ðang khi trong qui trình biểu hiện chỉ có một loại phân đoán nơi một đối tượng tâm tại ý môn mà thôi. trong qui trình nhận thức trực tiếp có tới hai loại phân đoán xẩy ra cùng một lúc, trước tiên là một cảnh trần bên ngoài diễn ra tại ‘môn’ ngoại vi, sau đó là một khái niệm xẩy ra tại môn nội vi. – Tr.

[4] Một ngôi làng được gọi là Ngôi làng Bà-la-môn, cho dù có nhiều người không phải là người Bà-la-môn chung sống trông đó. Cũng vậy đối với một rừng xoài. Bà-la-môn muốn ám chỉ hành vi thể chất còn ngôi làng là ‘môn’ ý hệt như ngôi làng đông nghẹt những người Bà-la-môn như vậy ‘môn’ thuộc về các hành vi đó.- Ariyālankāra. Muốn biết thêm chi tiết về ‘những thiếu nữ đầy sinh lực’ xin đọc Kinh Bản Sinh (Jataka) iv. 220.- Ed (NXB)

[5] Sn. câu 78; S. I, 189 (xin đọc Kindred Sayings i., tr. 239) bốn điều đó là ‘nói đúng, nói chính xác, nói tế nhị và nói sự thật. – Ed (NXB)

[6] Vibhanga

[7] Dhs. § 637

[8] Dhs. § 637

[9] Xin đọc Dialogues i. 278 (Kinh Kaveddha)

[10] Xin đọc Thuyết Luận Sự (Kathāvatthu) ix. 9

[11] Xin đọc ở trên. Tr. 109

[12] A. iii. 415.

[13] A. ii. 39tt.; A. ii 157 tt.

[14] không xác định được xuất xứ đoạn kinh trên.

[15] Câu này không thấy xuất hiện trong Hội Thánh Ðiển Pāli xuất bản.

[16] Trung Bộ Kinh (Majjhima) iii. 208tt.

[17] Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara) ii. 230 tt.

[18] Lege vtteti.

[19] Không thấy xuất hiện trong tác phẩm Hội Thánh Ðiển Pāli xuất bản.

[20] Vì ta không được phép nhắm chiếm được những gì thuộc sở hữu của người khác, cũng chẳng có ai được phép ra lệnh cho ta phải sát sanh cả. – Anutīkā – còn về ‘điều không đáng kể’(abbohārikā) xin đọc những điểm tranh luậân (points of Controversy. 361, n.4

[21] Ðiều này có nghĩa là kinh này không được chấp nhận tai Ðại Hội (Công nghị).

[22] Pts. Ii. 205 tt; Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga). Mag. Xii.;’ Compendium, 60tt

[23] thần thông đề cập đến trong kinh này, tức cuốn Vệ đà thú tư, được gọi là thần thông có được nhờ tập luyện và Tuệ giác (vijjamayiddhi). – Pyī

[24] Luật tạng i., 243 (Vin. I 103)

[25] Luật tạng i. 32. thực chất là tội Pācittiya. Nhưng thành viên này muốn ám chỉ là người cố tình nói dối, vì nhớ lại điều đó và không thú nhận , chính là tội dukkata vậy – theo Ariyālankāra.

[26] Vin., v. 216 qua đó ta phát hiện ra bài đọc sai sót được in trong tạp chí Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) ed có thể được chữa lại.- Ed (NXB)

[27] có nghĩa là Skanda. Muốn biết về vị thần Saivite này xin đọc Hopkins: Tôn giáo Ấn độ (Religions of India. 410, 414. – Ed (NXB)

[28] xin đọc Dialogues. I. 73

[29] xin đọc ở trên tr. 120, hàng 6.

[30] Abbogaruka:có nghĩa là không đáng kể.

[31] Xin đọc kinh văn. Tr. 271; Compendium 28 tt

[32] Abbodarika, xin đọc. tr. 120

[33] Jivitindriyam. Khả năng kiềm chế đó là sự sống.” Ed (NXB)

[34] Giáo sư tiến sĩ J. Takakusu đã sửa soạn ấn bản tác phẩm này cho Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.). Ed (NXB)

[35] Như là một cây dù hoặc là một cây gậy. - Ariyākankāra

[36] Giống như cạnh một lưới cưa. – Tỵkā

[37] Ðoạn này nên đặt tiếp theo đoạn trên.

[38] Mamma=marati anenāti, yasmin tālite na jīvati, tam thānam mannam nāma- chố đó được gọi là ‘mamma’ có nghĩa là bị đánh đạp, khiến cho không sống nổi. - Do tuần (yoja)

[39] Mandā viya; Burn xuất bản, baddhā hay là bandhā viya.

[40] Summangala-Vilāsinī, I 76; Rhys Davids, Phật giáo Ấn độ 183.

[41] (1) Từ chối kết quả nghiệp chướng; (2) từ chối cả nguyên nhân lẫn kết quả; (3) Từ chối nghiệp.- tr. Xin đọc tác phẩm Dialogues of the Buddha. I. 73

[42] hay căn nguyên tác nghiệp, như truyền thống thường gọi như vậy- Tr.

[43] Có nghĩa là, trộm cướp, hành vi tà dâm, và bốn loại tà ngữ. Xin đọc chương V

[44] Vibb, 285

[45] Tạp chí Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) , cũng ghi lại một bài đọc khác nữa

[46] “đó là nghiệp Danh nơi các ‘môn’ đó - Pyī

 -ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 12-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-01-2006