Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật
Vinaya Pitaka

Tiểu Phẩm
Cullavagga

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


TẠNG LUẬT - TIỂU PHẨM
TẬP HAI

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri!

V. CHƯƠNG CÁC TIỂU SỰ
(KHUDDAKAVATTHUKKHANDHAKAṂ)

[1] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha (Vương Xá), Veḷuvana (Trúc lâm), nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào thân cây trong lúc tắm. Dân chúng nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào thân cây trong lúc tắm, giống như những võ sĩ đấu vật và giới trẻ ở thôn quê vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. ...(như trên)... Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các vị tỳ khưu hỏi rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu nhóm Lục Sư cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào thân cây trong lúc tắm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm. Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào thân cây trong lúc tắm? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên cọ xát cơ thể vào thân cây trong lúc tắm; vị nào cọ xát thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[2] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào trụ đá trong lúc tắm. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào trụ đá trong lúc tắm, giống như những võ sĩ đấu vật và giới trẻ ở thôn quê vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. …(như trên)… Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói ...(như trên)..., có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên cọ xát cơ thể vào trụ đá trong lúc tắm; vị nào cọ xát thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[3] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào tường nhà trong lúc tắm. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại cọ xát cơ thể, luôn cả bắp chân, cánh tay, ngực, và lưng vào tường nhà trong lúc tắm, giống như những võ sĩ đấu vật và giới trẻ ở thôn quê vậy?

…(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên cọ xát cơ thể vào tường nhà trong lúc tắm; vị nào cọ xát thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[4] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục sư tắm (cọ xát) ở tấm gỗ xẻ (aṭṭhāne). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. …(như trên) … Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, nghe nói ...(như trên)..., có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên tắm (cọ xát) ở tấm gỗ xẻ; vị nào tắm thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[5] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tắm với cây kỳ cọ hình giống bàn tay. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. …(như trên)… Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên tắm với cây kỳ cọ hình giống bàn tay; vị nào tắm thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[6] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tắm với chuổi hột chà lưng (kuruvindakasutti). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên tắm với chuổi hột chà lưng; vị nào tắm thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[7] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư bảo vị khác kỳ cọ theo cách dùng thân thể cọ xát lẫn nhau. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên bảo vị khác kỳ cọ theo cách dùng thân thể cọ xát lẫn nhau; vị nào bảo làm thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[8] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tắm với cây chà lưng (mallaka). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên tắm với cây chà lưng; vị nào tắm thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[9] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh ghẻ. Vị ấy không được thoải mái khi không có cây chà lưng. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép cây chà lưng chưa được chế biến đối với vị bị bệnh.

[10] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ già cả yếu đuối không thể kỳ cọ cơ thể của mình trong lúc tắm. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép việc việc dùng dây vải (ukkāsikaṃ).

[11] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ ngần ngại lúc làm sạch phần lưng. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép dùng tay như thường lệ.

[12] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đeo hoa tai …(như trên)… đeo hoa tai dạng chuổi, đeo xâu chuỗi ở cổ, đeo xâu chuỗi ở hông, đeo vòng, đeo vòng ở ngực, đeo vòng ở tay, đeo nhẫn ở ngón. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. …(như trên)… Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu nhóm Lục Sư đeo hoa tai …(như trên)… đeo hoa tai dạng chuổi, đeo dây chuổi ở cổ, đeo dây chuổi ở hông, đeo vòng, đeo vòng ở ngực, đeo vòng ở tay, đeo nhẫn ở ngón, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên đeo hoa tai, không nên đeo hoa tai dạng chuổi, không nên đeo dây chuổi ở cổ, không nên đeo dây chuổi ở hông, không nên đeo vòng, không nên đeo vòng ở ngực, không nên đeo vòng ở tay, không nên đeo nhẫn; vị nào đeo thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[13] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư để tóc dài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên để tóc dài; vị nào để (tóc dài) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép (để tóc) hai tháng hoặc (để dài) hai lóng tay.

[14] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chải tóc bằng lược, chải tóc bằng vật giống hình mang rắn, chải tóc bằng tay xòe ra, chải tóc với sáp ong, chải tóc với dầu nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên chải tóc bằng lược, không nên chải tóc bằng vật giống hình mang rắn, không nên chải tóc bằng tay xòe ra, không nên chải tóc với sáp ong, không nên chải tóc với dầu nước; vị nào chải tóc thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[15] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nhìn nét mặt ở gương soi, và ở trong chậu nước nữa. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên nhìn nét mặt ở gương soi hoặc ở trong chậu nước; vị nào nhìn thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[16] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị vết thương ở mặt. Vị ấy đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các đại đức, vết thương của tôi ra làm sao?

Các tỳ khưu đã trả lời như sau:

- Này đại đức, vết thương của ngài là như thế đó.

Vị ấy không tin. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, do­ nhân duyên bệnh ta cho phép nhìn nét mặt ở gương soi hoặc ở trong chậu nước.

[17] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thoa dầu khuôn mặt, xoa bóp khuôn mặt, thoa phấn khuôn mặt, tô điểm mặt bằng bột phấn đỏ, vẽ màu ở thân thể, vẽ màu ở mặt, vẽ màu ở thân thể và ở mặt. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên thoa dầu khuôn mặt, không nên xoa bóp khuôn mặt, không nên thoa phấn khuôn mặt, không nên tô điểm mặt bằng bột phấn đỏ, không nên vẽ màu ở thân thể, không nên vẽ màu ở mặt, không nên vẽ màu ở thân thể và ở mặt; vị nào thực hiện thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[18] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh ở mắt. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, do nhân duyên bệnh ta cho phép thoa dầu khuôn mặt.

[19] Vào lúc bấy giờ, tại thành Rājagaha có lễ hội ở trên đỉnh núi. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi xem lễ hội ở trên đỉnh núi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại đi xem vũ, ca, luôn cả tấu nhạc giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc; vị nào đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[20] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các sa-môn Thích tử này ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài giống y như chúng ta ca hát vậy.

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói …(như trên)…, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

…(như trên)… Sau khi thuyết Pháp thoại, ngài đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài: Bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu, luôn cả những kẻ khác cũng bị say đắm trong âm điệu, hàng tại gia phàn nàn, trong khi ra sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán, điều cuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái. Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ khưu, không nên ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[21] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ngần ngại trong khi thuyết giảng với giọng có âm điệu. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép việc thuyết giảng với giọng có âm điệu.

[22] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư mặc áo choàng có phủ lông phía bên ngoài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên mặc áo choàng có phủ lông phía bên ngoài; vị nào mặc thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[23] Vào lúc bấy giờ, trong khu vườn của đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), xoài đang ra trái. Đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã cho phép rằng:

- Hãy để các ngài đại đức thọ dụng xoài một cách thoải mái.

Các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã hái luôn cả xoài non rồi thọ thực. Sau đó, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha muốn dùng xoài. Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã ra lệnh cho mọi người rằng:

- Này các khanh, hãy đi đến vườn và mang xoài lại.

- Tâu bệ hạ, xin vâng.

Những người ấy theo lệnh đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã đi đến vườn và nói với người giữ vườn điều này:

- Này nhà ngươi, đức vua muốn dùng xoài. Nhà ngươi hãy dâng xoài.

- Các ngài ơi, không còn xoài nữa. Các tỳ khưu đã hái luôn cả xoài non và thọ dụng.

Sau đó, những người ấy đã trình sự việc ấy lên đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha.

- Này các khanh, xoài đã được các ngài đại đức thọ dụng ngon lành; tuy nhiên, sự tiết độ đã được đức Thế Tôn ngợi khen cơ mà!

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại thọ dụng xoài của đức vua không biết tiết độ vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. …(như trên)… Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên thọ dụng xoài; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[24] Vào lúc bấy giờ, có bữa trai phạn dâng đến hội chúng của nhóm người nọ. Các miếng xoài đã được trộn vào trong món xúp. Các tỳ khưu ngần ngại không thọ lãnh. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, hãy thọ lãnh và thọ dụng. Này các tỳ khưu, ta cho phép (thọ dụng) xoài miếng.

[25] Vào lúc bấy giờ, có bữa trai phạn dâng đến hội chúng của nhóm người nọ. Họ đã không biết để làm xoài thành miếng. Ở phòng ăn, họ đã dâng các trái xoài hãy còn nguyên vẹn. Các tỳ khưu ngần ngại không thọ lãnh. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, hãy thọ lãnh và thọ dụng. Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng trái cây đã được làm thành được phép đối với sa-môn theo năm cách: đã được hoại bởi lửa, đã được hoại bởi dao, đã được hoại bởi móng tay, không có hột, và hột đã được lấy ra là cách thứ năm. Này các tỳ khưu, ta cho phép thọ dụng trái cây đã được làm thành được phép đối với sa-môn theo năm cách này.

[26] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị rắn cắn và chết đi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, chắc chắn là vị tỳ khưu ấy đã không rải tâm từ đến bốn loài rắn chúa rồi. Này các tỳ khưu, bởi vì nếu vị tỳ khưu ấy rải tâm từ đến bốn loài rắn chúa, này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy dầu bị rắn cắn cũng không thể nào chết được. Bốn loài rắn chúa ấy là các loài nào? - Loài rắn chúa Virūpakkha, loài rắn chúa Erāpatha, loài rắn chúa Chabyāputta, loài rắn chúa Kaṇhāgotama. Này các tỳ khưu, chắc chắn là tỳ khưu ấy đã không rải tâm từ đến bốn loài rắn chúa này rồi. Này các tỳ khưu, bởi vì nếu vị tỳ khưu ấy rải tâm từ đến bốn loài rắn chúa này, này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy dầu bị rắn cắn cũng không thể nào chết được. Này các tỳ khưu, ta cho phép rải tâm từ đến bốn loài rắn chúa này nhằm mục đích gìn giữ bản thân, bảo vệ bản thân, và hộ trì bản thân. Và này các tỳ khưu, nên thực hành như vầy:

[27]

Tôi có tâm từ đối với các Virūpakkha;
tôi có tâm từ đối với các Erāpatha;
tôi có tâm từ đối với các Chabyāputta;
và tôi có tâm từ đối với các Kaṇhāgotamaka.
Tôi có tâm từ đối với các loài không chân;
tôi có tâm từ đối với các loài hai chân;
tôi có tâm từ đối với các loài bốn chân;
tôi có tâm từ đối với các loài nhiều chân.
Loài không chân đừng hãm hại tôi;
loài hai chân đừng hãm hại tôi;
loài bốn chân đừng hãm hại tôi;
loài nhiều chân đừng hãm hại tôi. 
Hởi tất cả chúng sanh, tất cả các sinh vật,
và hết thảy tất cả sanh linh,
xin tất cả hãy thấy được các điều lành,
chớ để xảy đến bất cứ điều gì xấu xa.
Đức Phật là vô lượng,
đức Pháp là vô lượng,
đức Tăng là vô lượng,
các loài bò sát (như là) các loài rắn,
bọ cạp, rết, nhện, thằn lằn, chuột là có hạn lượng.
Tôi đã thực hiện các sự bảo vệ,
tôi đã thực hiện sự hộ trì,
xin các sanh linh hãy tránh xa.
Tôi đây đảnh lễ đức Thế Tôn,
đảnh lễ bảy vị Chánh Đẳng Giác.

[28] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị dằn vặt bởi sự không được thỏa thích nên đã cắt đi dương vật của bản thân. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, trong khi vật khác cần được đoạn trừ, kẻ rồ dại ấy lại đoạn trừ vật khác. Này các tỳ khưu, không nên cắt đi dương vật của bản thân; vị nào cắt thì phạm tội thullaccaya (trọng tội).

[29] Vào lúc bấy giờ, nhà đại phú ở thành Rājagaha có được khúc gỗ đàn hương thuộc loại đàn hương rất quý giá. Khi ấy, nhà đại phú thành Rājagaha đã khởi ý điều này: “Hay là ta cho đẻo thành cái bình bát với khúc gỗ đàn hương này? Và phần gỗ vụn sẽ là sở hữu của ta, còn cái bát ta sẽ cho đi làm quà biếu.”

Sau đó, nhà đại phú thành Rājagaha đã cho đẻo thành cái bình bát với khúc gỗ đàn hương ấy rồi buộc với một sợi dây và bảo treo ở trên ngọn một cây tre, xong buộc nhiều cây tre tiếp nối nhau và nói như vầy:

- Vị sa-môn hoặc Bà-la-môn nào là vị A-la-hán và lại có thần thông nữa thì hãy lấy quà biếu chính là cái bình bát xuống.

[30] Khi ấy, Pūraṇa Kassapa đã đi đến gặp nhà đại phú thành Rājagaha, sau khi đến đã nói với nhà đại phú thành Rājagaha điều này:

- Này gia chủ, chính ta là vị A-la-hán và lại có thần thông nữa, ngươi hãy dâng cái bình bát cho ta.

- Thưa ngài, nếu ngài là vị A-la-hán và lại có thần thông nữa thì ngài hãy lấy quà biếu chính là cái bình bát xuống đi.

Sau đó, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Velaṭṭhaputta, Nigaṇṭha Nāṭaputta [1] đã đi đến gặp nhà đại phú thành Rājagaha, sau khi đến đã nói với nhà đại phú thành Rājagaha điều này:

- Này gia chủ, chính ta là vị A-la-hán và lại có thần thông nữa, ngươi hãy dâng cái bình bát cho ta.

- Thưa ngài, nếu ngài là vị A-la-hán và lại có thần thông nữa thì ngài hãy lấy quà biếu chính là cái bình bát xuống đi.

[31] Vào lúc bấy giờ, đại đức Mahāmoggallāna và đại đức Piṇḍolabhāradvāja vào buổi sáng đã mặc y, cầm y bát, rồi đi vào thành Rājagaha để khất thực. Đại đức Piṇḍolabhāradvāja là vị A-la-hán và lại có thần thông nữa. Đại đức Mahāmoggallāna cũng là vị A-la-hán và lại có thần thông nữa. Khi ấy, đại đức Piṇḍolabhāradvāja đã nói với đại đức Mahāmoggallāna điều này:

- Này đại đức Mahāmoggallāna, hãy đi và lấy xuống cái bình bát kia đi. Cái bình bát ấy là của đại đức.

Đại đức Mahāmoggallāna cũng đã nói với đại đức Piṇḍolabhāradvāja điều này:

- Này đại đức Piṇḍolabhāradvāja, hãy đi và lấy xuống cái bình bát kia đi. Cái bình bát ấy là của đại đức.

Khi ấy, đại đức Piṇḍolabhāradvāja đã bay lên không trung, cầm lấy cái bình bát, và đi (trên không) quanh thành Rājagaha ba vòng.

[32] Vào lúc bấy giờ, nhà đại phú thành Rājagaha cùng vợ và con đang đứng ở tại nhà của họ, hai tay chắp lên, thành kính làm lễ rằng:

- Thưa ngài, xin ngài đại đức Bhāradvāja hãy ngự đến nhà của chúng tôi ở ngay chỗ này.

Sau đó, đại đức Piṇḍolabhāradvāja đã ngự đến tư gia của nhà đại phú thành Rājagaha. Khi ấy, nhà đại phú thành Rājagaha đã nhận lấy cái bình bát từ tay của đại đức Piṇḍolabhāradvāja, chất đầy vật thực cứng loại đắt giá rồi dâng lại cho đại đức Piṇḍolabhāradvāja. Khi ấy, đại đức Piṇḍolabhāradvāja đã nhận lại bình bát ấy rồi đi về tu viện.

Dân chúng đã nghe rằng: “Nghe nói cái bình bát của nhà đại phú thành Rājagaha đã được lấy xuống bởi ngài đại đức Piṇḍolabhāradvāja.” Và các người ấy với âm thanh ồn ào ầm ĩ đã nối đuôi nhau đi phía sau đại đức Piṇḍolabhāradvāja. Đức Thế Tôn đã nghe âm thanh ồn ào và ầm ĩ, sau khi nghe đã bảo đại đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda, âm thanh ồn ào và ầm ĩ ấy là gì vậy?

- Bạch ngài, cái bình bát của nhà đại phú thành Rājagaha đã được lấy xuống bởi đại đức Piṇḍolabhāradvāja. Bạch ngài, dân chúng đã nghe rằng: “Nghe nói cái bình bát của nhà đại phú thành Rājagaha đã được lấy xuống bởi ngài đại đức Piṇḍolabhāradvāja.” Và bạch ngài, những người ấy với âm thanh ồn ào và ầm ĩ đã nối đuôi nhau đi phía sau đại đức Piṇḍolabhāradvāja. Bạch Thế Tôn, âm thanh ồn ào và ầm ĩ kia là chuyện ấy.

[33] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi đại đức Piṇḍolabhāradvāja rằng:

- Này Bhāradvāja, nghe nói cái bình bát của nhà đại phú thành Rājagaha đã được nhà ngươi lấy xuống, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này Bhāradvāja, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm. Này Bhāradvāja, vì sao ngươi lại để lộ pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông trước hàng tại gia vì mục đích cái bình bát gỗ tầm thường? Này Bhāradvāja, giống như người đàn bà cho xem chỗ kín vì mục đích của đồng xu tầm thường; này Bhāradvāja, tương tợ như thế vì mục đích cái bình bát gỗ tầm thường, pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông đã bị ngươi để lộ ra trước hàng tại gia. Này Bhāradvāja, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên để lộ pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông trước hàng tại gia; vị nào để lộ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, hãy đập vỡ bình bát ấy, nghiền thành bột vụn, rồi hãy dâng đến các tỳ khưu làm hương liệu của thuốc cao. Này các tỳ khưu, không nên sử dụng bình bát bằng gỗ; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[34] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng những bình bát loại đặc biệt làm bằng vàng, làm bằng bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng bình bát làm bằng vàng, không nên sử dụng bình bát làm bằng bạc, không nên sử dụng bình bát làm bằng ngọc ma-ni, không nên sử dụng bình bát làm bằng ngọc bích, không nên sử dụng bình bát làm bằng pha-lê, không nên sử dụng bình bát làm bằng đồng đỏ, không nên sử dụng bình bát làm bằng thủy tinh, không nên sử dụng bình bát làm bằng thiếc, không nên sử dụng bình bát làm bằng chì, không nên sử dụng bình bát làm bằng đồng thau; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép hai loại bình bát: bình bát sắt và bình bát đất.

[35] Vào lúc bấy giờ, phần đáy bình bát bị trầy. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) vòng đế bình bát.[2]

[36] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng các vòng đế bình bát loại đặc biệt làm bằng vàng, làm bằng bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng các vòng đế bình bát loại đặc biệt; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép hai loại vòng đế bình bát: loại làm bằng thiếc và loại làm bằng chì.

Những vòng đế dày cộm không giữ yên (bình bát). Các vị đã trình việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép đẻo gọt bớt.

Chúng bị lỏng chỏng. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép cắt răng cá kiếm (cắm vào để giữ bình bát).

[37] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng các vòng đế bình bát màu sặc sỡ: loại có tranh vẽ, loại có đắp hình nổi. Các vị đi đó đây phô trương những thứ ấy ngay cả ở nơi đường phố. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng các vòng đế bình bát màu sặc sỡ: loại có tranh vẽ, loại có đắp hình nổi; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép loại vòng đế bình thường.[3]

[38] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đem cất bình bát còn nước. Bình bát bị hư hỏng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đem cất bình bát còn nước; vị nào đem cất thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép đem cất bình bát sau khi phơi nắng.

[39] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đem phơi nắng bình bát còn nước. Bình bát có mùi hôi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đem phơi nắng bình bát còn nước; vị nào đem phơi nắng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép đem cất bình bát sau khi làm ráo nước và đem phơi nắng.

[40] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu lưu trữ bình bát ở chỗ nóng. Màu sắc của bình bát bị hoại. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên lưu trữ bình bát ở chỗ nóng; vị nào lưu trữ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép đem cất bình bát sau khi phơi nắng ở chỗ nóng trong chốc lát.

[41] Vào lúc bấy giờ, có nhiều bình bát được đặt xuống ở ngoài trời không có vật kềm giữ. Các bình bát đã bị cơn gió xoáy làm va chạm lẫn nhau và bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) giá giữ bình bát.

[42] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đặt bình bát xuống ở mép của băng ghế gắn sát tường (miḍhanta). Bình bát rơi xuống và bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đặt bình bát xuống ở mép của băng ghế gắn sát tường; vị nào đặt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[43] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đặt bình bát xuống ở mép giường đúc (paribhaṇḍanta). Bình bát rơi xuống và bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đặt bình bát xuống ở mép giường đúc; vị nào đặt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[44] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu lật úp bình bát ở trên mặt đất. Vành miệng (bình bát) bị trầy. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) miếng lót bằng cỏ.

Miếng lót bằng cỏ bị các con mối ăn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) mảnh vải.

Mảnh vải bị các con mối ăn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) bục kê bình bát.

Bình bát rơi từ bục kê bình bát và bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) giỏ mây chứa bình bát.

Ở trong giỏ mây chứa bình bát, bình bát bị trầy. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) túi đựng bát.

Dây mang vai không có. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dây mang vai là chỉ kết lại.

[45] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu treo bình bát ở chốt đinh gắn vào tường và ở móc ngà voi. Bình bát rơi xuống và bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên treo bình bát; vị nào treo thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[46] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đặt bình bát xuống ở giường, khi ngồi xuống không nhớ đã va chạm và làm vỡ bình bát. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đặt bình bát xuống ở giường; vị nào đặt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[47] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đặt bình bát xuống ở ghế, khi ngồi xuống không nhớ đã va chạm và làm vỡ bình bát. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đặt bình bát xuống ở ghế; vị nào đặt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[48] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đặt bình bát xuống ở trên bắp vế, khi đứng dậy không nhớ khiến bình bát rơi xuống và bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đặt bình bát xuống ở trên bắp vế; vị nào đặt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[49] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đặt bình bát xuống ở trên cái dù. Cái dù bị bật lên vì gió xoáy khiến bình bát rơi xuống và bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đặt bình bát xuống ở trên cái dù; vị nào đặt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[50] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu mở cửa với bình bát ở tay. Cánh cửa bật trở lại khiến bình bát bị vỡ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên mở cửa với bình bát ở tay; vị nào mở cửa thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[51] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đi khất thực (chứa) bằng bầu đựng nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các tu sĩ ngoại đạo vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đi khất thực (chứa) bằng bầu đựng nước; vị nào đi (khất thực như thế) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[52] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đi khất thực (chứa) bằng hũ đựng nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các tu sĩ ngoại đạo vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đi khất thực (chứa) bằng hũ đựng nước; vị nào đi (khất thực như thế) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[53] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ chỉ sử dụng các vật bị quăng bỏ. Vị ấy sử dụng bình bát (làm bằng) đầu lâu của người chết. Có phụ nữ nọ nhìn thấy, hoảng sợ, đã mất tự chủ (thét lên):

- Gã này đúng là quỷ sứ khiến ta hết hồn!

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại sử dụng bình bát (làm bằng) đầu lâu của người chết, giống như kẻ thờ phụng quỷ thần vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng bình bát (làm bằng) đầu lâu của người chết; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, không nên sinh tồn chỉ nhờ vào các vật bị quăng bỏ; vị nào sinh tồn (như thế) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[54] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu dùng bình bát để mang đi các đồ thừa thải, xương xóc, và nước cặn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các vị sa-môn Thích tử này thọ thực trong chính cái vật chứa rác của họ!

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên dùng bình bát để mang đi các đồ thừa thải, xương xóc, hay nước cặn; vị nào mang đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) vật chứa rác.

[55] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu xé (vải) bằng tay rồi may y. Y không thẩm mỹ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dao nhỏ có vỏ bọc.

[56] Vào lúc bấy giờ, dao nhỏ có cán đã được phát sanh đến hội chúng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dao nhỏ có cán.

[57] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng các cán dao loại đặc biệt làm bằng vàng, làm bằng bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng các cán dao loại đặc biệt; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép làm bằng xương, làm bằng ngà răng, làm bằng sừng, làm bằng sậy, làm bằng tre, làm bằng gỗ, làm bằng nhựa cây, làm bằng phiến đá, làm bằng đồng, làm bằng vỏ sò.

[58] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu may y bằng lông gà và lạt tre. Y được may vụng về. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) kim khâu.

Các kim khâu bị rỉ sét. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) ống đựng kim khâu.

Ngay cả trong ống đựng, các kim khâu cũng bị rỉ sét. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép phủ đầy bằng bột gây men.

Dù (chứa) trong bột gây men, các kim khâu cũng bị rỉ sét. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép phủ đầy bằng bột lúa mạch.

Dù (chứa) trong bột lúa mạch, các kim khâu cũng bị rỉ sét. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép phủ đầy bằng bột đá.

Dù (chứa) trong bột đá, các kim khâu cũng bị rỉ sét. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép trộn với mật và sáp ong.

Bột đá bị tách rời.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (trộn) bột đá với nhựa cây.

[59] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu cắm cọc ở các nơi, buộc (vải) lại với nhau rồi may y. Y có các góc không vuông vức. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) tấm y mẫu (kaṭhina), sau khi buộc dây của tấm y mẫu vào chỗ này chỗ kia rồi mới may y.

Các vị đã trải tấm y mẫu ở chỗ không bằng phẳng. Tấm y mẫu bị rời ra. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên căng tấm y mẫu ở chỗ không bằng phẳng; vị nào căng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Các vị đã trải tấm y mẫu ở trên mặt đất. Tấm y mẫu bị dơ. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) thảm cỏ.

Đường viền của tấm y mẫu bị sờn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép thiết lập đường biên tức là vòng đai xung quanh.

Tấm y mẫu không đạt kích thước. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép buộc (vải) vào cọc căng, cây dùi, que gỗ, dây buộc, chỉ buộc rồi mới may y.

Khoảng cách ở giữa các đoạn chỉ khâu không đều nhau. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép việc làm dấu bằng mực.

Các đường chỉ bị cong quẹo. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép đường chỉ may tạm.

[60] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu bước lên tấm y mẫu với các bàn chân chưa rửa. Tấm y mẫu bị dơ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên bước lên tấm y mẫu với các bàn chân chưa rửa; vị nào bước lên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[61] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu bước lên tấm y mẫu với các bàn chân đẫm nước. Tấm y mẫu bị dơ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên bước lên tấm y mẫu với các bàn chân đẫm nước; vị nào bước lên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[62] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu mang giày dép bước lên tấm y mẫu. Tấm y mẫu bị dơ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên mang giày dép bước lên tấm y mẫu; vị nào bước lên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[63] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu dùng ngón tay (cầm kim) khi may y. Các ngón tay bị đau. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) vật bao ngón tay (khi may vá).

[64] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng các vật bao ngón tay loại đặc biệt làm bằng vàng, làm bằng bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng các vật bao ngón tay loại đặc biệt; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép làm bằng xương, …(như trên)… làm bằng vỏ sò.

[65] Vào lúc bấy giờ, những kim khâu, những con dao nhỏ, luôn cả những vật bao ngón tay bị thất lạc. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) thùng chứa. Những vật trên bị lẫn lộn trong thùng chứa. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) túi để đựng vật bao ngón tay.

Dây mang vai không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dây mang vai là chỉ kết lại.

[66] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu trong khi may y ở ngoài trời bị mệt mỏi vì lạnh và nóng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) nhà may y hoặc mái che tạm để may y.

Nhà may y có nền thấp nên bị ngập nước. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại nền móng: nền móng bằng gạch, nền móng bằng đá, nền móng bằng gỗ.

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại bậc thang: bậc thang bằng gạch, bậc thang bằng đá, bậc thang bằng gỗ.

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

[67] Vào lúc bấy giờ, rác cỏ và bụi bặm rơi vào trong nhà may y. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái và thực hiện việc tô vữa bên trong và bên ngoài, việc sơn màu trắng, sơn màu đen, trét màu đỏ, trang hoàng hình vòng hoa, trang hoàng hình tua, chốt treo bằng răng cá kiếm, vải trang hoàng năm loại, sào máng y, dây treo y.

[68] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu sau khi may y xong đã bỏ bê tấm y mẫu ngay tại chỗ ấy rồi ra đi. Tấm y mẫu bị gặm nhấm bởi các con chuột và các con mối. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép gấp tấm y mẫu lại.

Tấm y mẫu bị rời ra thành mảnh. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép đặt cây gỗ hoặc tre ở bên trong rồi cuốn lại.

Tấm y mẫu bị bung ra. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép dây buộc.

[69] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đã đưa tấm y mẫu lên cất ở trên vách tường hoặc ở trên cột nhà rồi ra đi. Tấm y mẫu rơi xuống và bị bung ra. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép treo lên ở chốt đinh gắn vào tường hoặc ở móc ngà voi.

[70] Sau đó, đức Thế Tôn khi đã ngự tại thành Rājagaha theo như ý thích đã lên đường đi đến thành Vesāli. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đã dùng bát chứa đựng kim khâu, dao nhỏ, và thuốc men rồi ra đi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) túi đựng thuốc men.

Dây mang vai không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dây mang vai là chỉ kết lại.

[71] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã buộc đôi dép bằng dây thắt lưng rồi đi vào làng để khất thực. Có nam cư sĩ nọ trong khi đảnh lễ vị tỳ khưu ấy đã bị đôi dép chạm vào đầu. Vị tỳ khưu ấy đã bị xấu hổ. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) túi đựng dép.

Dây mang vai không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dây mang vai là chỉ kết lại.

[72] Vào lúc bấy giờ, ở khoảng giữa cuộc hành trình nước không được làm thành đúng phép (akappiyaṃ). Đồ lược nước không có. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) đồ lược nước.

Mảnh vải lược không có hiệu quả. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) đồ lược nước gắn ở gáo múc.

Mảnh vải lược không có hiệu quả. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép bình đựng nước theo thông lệ.

[73] Vào lúc bấy giờ, có hai vị tỳ khưu đang đi đường xa trong xứ Kosaka. Một tỳ khưu thường thực hành điều không tốt đẹp. Vị tỳ khưu thứ hai đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này:

- Này đại đức, chớ làm như thế. Điều ấy không được phép.

Vị tỳ khưu ấy đã sanh ác cảm với vị kia (về sự phê bình). Sau đó, vị tỳ khưu kia bị khó chịu vì khát nước đã nói với vị tỳ khưu đang mang mối ác cảm điều này:

- Này đại đức, hãy đưa cho tôi đồ lược nước, tôi sẽ uống nước.

Vị tỳ khưu mang mối ác cảm đã không đưa cho. Vị tỳ khưu kia bị khó chịu vì khát nước đã chết đi. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu.

- Này đại đức, có phải đại đức đã không đưa cho khi được hỏi mượn đồ lược nước?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỳ khưu ít ham muốn,…(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỳ khưu lại không đưa cho khi được hỏi mượn đồ lược nước?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

[74] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi vị tỳ khưu ấy rằng:

- Này tỳ khưu, nghe nói ngươi đã không đưa cho khi được hỏi mượn đồ lược nước, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại kia, thật không đúng đắn cho ngươi, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm. Này kẻ rồ dại kia, vì sao ngươi lại không đưa cho khi được hỏi mượn đồ lược nước vậy? Này kẻ rồ dại kia, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu đi đường xa khi được (vị khác) hỏi mượn đồ lược nước không thể không đưa cho; vị nào không đưa cho thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Và này các tỳ khưu, vị không có đồ lược nước không nên đi đường xa; vị nào đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Nếu không có đồ lược nước hoặc bình đựng nước theo thông lệ, có thể chú nguyện chéo y hai lớp (saṅghāṭi): “Tôi sẽ uống sau khi lược nước bằng vật này.”

[75] Sau đó, trong khi tuần tự du hành đức Thế Tôn đã ngự đến thành Vesālī. Tại nơi đó trong xứ Vesālī, đức Thế Tôn ngự tại Mahāvana (Đại Lâm), giảng đường Kūṭāgāra.

[76] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu thực hiện công trình (xây dựng) mới. Đồ lược nước không làm trong (nước) được. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép đồ lược nước hai lớp.

Đồ lược nước hai lớp không làm trong (nước) được. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) bể lọc nước (ottharakaṃ).

[77] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu bị khuấy rối bởi các con muỗi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) lều chống muỗi.

[78] Vào lúc bấy giờ, ở xứ Vesālī, sự luân phiên bữa ăn gồm các thức ăn thượng hạng được thiết lập. Các tỳ khưu thọ dụng các thức ăn thượng hạng nên cơ thể bị tiêu chảy và sanh nhiều chứng bệnh. Khi ấy, (thầy thuốc) Jīvaka Komārabhacca đã đi đến Vesālī do công việc cần làm nào đó. Jīvaka Komārabhacca đã thấy các tỳ khưu có cơ thể bị tiêu chảy và sanh nhiều chứng bệnh, sau khi thấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Jīvaka Komārabhacca đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, hiện nay các tỳ khưu có cơ thể bị tiêu chảy và sanh nhiều chứng bệnh. Bạch ngài, lành thay xin đức Thế Tôn cho phép các tỳ khưu (sử dụng) đường kinh hành và phòng tắm hơi; như thế, các tỳ khưu sẽ bớt bệnh hoạn.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho Jīvaka Komārabhacca bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, Jīvaka Komārabhacca đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

[79] Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) đường kinh hành và phòng tắm hơi.

[80] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đi kinh hành ở đường kinh hành không bằng phẳng. Các bàn chân bị đau. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm cho bằng phẳng.

[81] Đường kinh hành có nền thấp nên bị ngập nước. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại nền móng: nền móng bằng gạch, nền móng bằng đá, nền móng bằng gỗ.

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại bậc thang: bậc thang bằng gạch, bậc thang bằng đá, bậc thang bằng gỗ.

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

[82] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu trong khi đi kinh hành ở đường kinh hành bị té. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) tay vịn ở đường kinh hành.

[83] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu trong khi đi kinh hành ở ngoài trời bị mệt mỏi vì lạnh và nóng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) nhà đi kinh hành.

Rác cỏ và bụi bặm rơi vào trong nhà đi kinh hành. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái và thực hiện việc tô vữa bên trong và bên ngoài, việc sơn màu trắng, sơn màu đen, trét màu đỏ, trang hoàng hình vòng hoa, trang hoàng hình tua, chốt treo bằng răng cá kiếm, vải trang hoàng năm loại, sào máng y, dây treo y.

[84] Vào lúc bấy giờ, phòng tắm hơi có nền thấp nên bị ngập nước. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại nền móng: nền móng bằng gạch, nền móng bằng đá, nền móng bằng gỗ.

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại bậc thang: bậc thang bằng gạch, bậc thang bằng đá, bậc thang bằng gỗ.

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

Phòng tắm hơi không có cửa. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) cửa, trụ cửa, rãnh xoay, chốt xoay, tay nắm, chốt gài, đinh khóa chốt, chốt phụ, lỗ khóa, lỗ để xỏ dây, dây thừng để luồn qua.

Chân tường của phòng tắm hơi bị hư hỏng. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây mô tròn.

Phòng tắm hơi không có ống thông khói.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) ống thông khói.

[85] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu làm chỗ đốt lửa ở giữa phòng tắm hơi có khuôn viên hẹp. Lối đi lại không có. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm chỗ đốt lửa ở một bên trong phòng tắm hơi có khuôn viên hẹp, ở giữa (phòng tắm hơi) có khuôn viên rộng.

Trong phòng tắm hơi, ngọn lửa làm phỏng mặt (các tỳ khưu). …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) đất sét (bôi) ở mặt.

Các vị dùng tay nhồi ướt đất sét. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) máng đựng đất sét.

Đất sét có mùi hôi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ủ (đất sét).

[86] Vào lúc bấy giờ, ở trong phòng tắm hơi ngọn lửa làm phỏng thân thể (các tỳ khưu). …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép mang nước lại.

Các vị mang nước lại bằng nắp bình bát và bằng bình bát. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) vại chứa nước (và) gáo múc nước.

Phòng tắm hơi lợp cỏ không làm tiết ra mồ hôi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái rồi tô vữa bên trong và bên ngoài.

Phòng tắm hơi bị ẩm ướt. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép lót nền bằng ba loại nền: nền gạch, nền đá, nền gỗ.

(Phòng tắm hơi) vẫn còn bị ẩm ướt. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rửa sạch.

Nước còn đọng lại. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (làm) rãnh thoát nước.

[87] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ngồi xuống trên nền đất của phòng tắm hơi, tay chân bị trầy trụa. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) ghế ngồi ở phòng tắm hơi.

[88] Vào lúc bấy giờ, phòng tắm hơi không được rào lại. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rào quanh (bằng) ba loại hàng rào: hàng rào bằng gạch, hàng rào bằng đá, hàng rào bằng gỗ.

Không có nhà kho chứa đồ (koṭṭhako). …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) nhà kho chứa đồ.

Nhà kho chứa đồ có nền thấp nên bị ngập nước. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại nền móng: nền móng bằng gạch, nền móng bằng đá, nền móng bằng gỗ.

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại bậc thang: bậc thang bằng gạch, bậc thang bằng đá, bậc thang bằng gỗ.

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

Nhà kho chứa đồ không có cửa. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) cửa, trụ cửa, rãnh xoay, chốt xoay, tay nắm, chốt gài, đinh khóa chốt, chốt phụ, lỗ khóa, lỗ để xỏ dây, dây thừng để luồn qua.

[89] Vào lúc bấy giờ, rác cỏ và bụi bặm rơi ở nhà kho chứa đồ. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái và thực hiện việc tô vữa bên trong và bên ngoài, việc sơn màu trắng, sơn màu đen, trét màu đỏ, trang hoàng hình vòng hoa, trang hoàng hình tua, chốt treo bằng răng cá kiếm, vải trang hoàng năm loại, sào máng y, dây treo y.

Căn phòng bị ẩm ướt. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rải cát.

Các vị không thành công. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép trải đá phiến.

Nước còn đọng lại. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (làm) rãnh thoát nước.

[90] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu (đang) ở trần đảnh lễ vị ở trần, (đang) ở trần đảnh lễ vị không ở trần, (đang) ở trần bảo vị (đang) ở trần đảnh lễ, (đang) ở trần bảo vị không ở trần đảnh lễ, (đang) ở trần phục vụ vị ở trần, (đang) ở trần bảo (người khác) phục vụ vị ở trần, (đang) ở trần dâng đồ cho vị ở trần, thọ nhận (lúc đang) ở trần, nhai (lúc đang) ở trần, ăn (lúc đang) ở trần, ngủ (lúc đang) ở trần, uống (lúc đang) ở trần. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, vị (đang) ở trần không nên đảnh lễ vị ở trần, (đang) ở trần không nên được đảnh lễ, (đang) ở trần không nên bảo (vị khác) đảnh lễ vị ở trần, (đang) ở trần không nên bảo (vị khác) đảnh lễ, (đang) ở trần không nên phục vụ vị ở trần, (đang) ở trần không nên bảo (vị khác) phục vụ, (đang) ở trần không nên dâng đồ cho vị ở trần, không nên thọ nhận (lúc đang) ở trần, không nên nhai (lúc đang) ở trần, không nên ăn (lúc đang) ở trần, không nên ngủ (lúc đang) ở trần, không nên uống (lúc đang) ở trần; vị nào uống (lúc đang ở trần) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[91] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu để y xuống trên nền đất của phòng tắm hơi. Y bị dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) sào máng y, dây treo y trong phòng tắm hơi.

Lúc trời mưa, mưa rơi ở y. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) gian nhà lớn ở phòng tắm hơi.

Gian nhà lớn ở phòng tắm hơi có nền thấp nên bị ngập nước. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng …(như trên)…

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên. …(như trên) …

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

[92] Vào lúc bấy giờ, rác cỏ và bụi bặm rơi vào trong gian nhà lớn của phòng tắm hơi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái và thực hiện việc tô vữa bên trong và bên ngoài, …(như trên)…, sào máng y, dây treo y.

[93] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ngần ngại khi làm công việc kỳ cọ lưng ở trong phòng tắm hơi, ở trong nước. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại tấm choàng: tấm choàng ở phòng tắm hơi, tấm choàng ở trong nước, và tấm choàng bằng vải.

[94] Vào lúc bấy giờ, trong phòng tắm hơi không có nước. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) giếng nước.

Thành giếng bị sụp đổ. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại thành giếng: thành giếng bằng gạch, thành giếng bằng đá, thành giếng bằng gỗ.

Giếng nước có nền thấp nên bị ngập nước. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên. …(như trên) …

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

[95] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu kéo nước lên bằng dây rừng, bằng dây buộc thân. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dây thừng để kéo nước.

Hai bàn tay bị đau. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) cần giọt, cần trục quay, bánh xe ròng rọc.

Các thùng (kéo nước) bị bể nhiều. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại gàu (kéo nước): gàu bằng thiếc, gàu bằng gỗ, loại có (gắn) các sợi da thuộc.

[96] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu trong khi kéo nước ở ngoài trời bị mệt mỏi vì lạnh và nóng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) gian nhà ở giếng.

Rác cỏ và bụi bặm rơi vào trong gian nhà ở giếng. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái và thực hiện việc tô vữa bên trong và bên ngoài, việc sơn màu trắng, sơn màu đen, trét màu đỏ, trang hoàng hình vòng hoa, trang hoàng hình tua, chốt treo bằng răng cá kiếm, vải trang hoàng năm loại, sào máng y, dây treo y.

[97] Vào lúc bấy giờ, giếng không được che đậy khiến rác cỏ, bụi bặm, luôn cả vật dơ rơi vào. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) nắp đậy.

[98] Vào lúc bấy giờ, vật chứa nước không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) máng đựng nước, chậu đựng nước.

[99] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu tắm ở nơi này nơi kia trong khuôn viên tu viện. Tu viện trở nên lầy lội. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) hồ nước (để tắm).

Hồ tắm lại trống trải. Các tỳ khưu hổ thẹn khi tắm. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rào quanh (bằng) ba loại rào chắn: rào chắn bằng gạch, rào chắn bằng đá, rào chắn bằng gỗ.

Hồ tắm bị lầy lội. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép lót nền bằng ba loại nền: nền gạch, nền đá, nền gỗ.

Nước còn đọng lại. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (làm) rãnh thoát nước.

[100] Vào lúc bấy giờ, cơ thể của các tỳ khưu bị lạnh. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép việc làm ráo nước và lau khô cho dù chỉ bằng miếng vải.

[101] Vào lúc bấy giờ, có nam cư sĩ nọ có ý định cho xây dựng hồ trữ nước nhằm sự lợi ích của hội chúng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) hồ trữ nước.

Thành của hồ trữ nước bị sụp đổ. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại thành: thành bằng gạch, thành bằng đá, thành bằng gỗ.

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại bậc thang: bậc thang bằng gạch, bậc thang bằng đá, bậc thang bằng gỗ.

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

Nước trong hồ trữ nước bị ôi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ống dẫn nước, ống tháo nước.

[102] Vào lúc bấy giờ, có nam cư sĩ nọ có ý định tự tay thực hiện phòng tắm hơi có mái vòng cung (nillekhaṃ) nhằm sự lợi ích cho hội chúng tỳ khưu. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) phòng tắm hơi có mái vòng cung.

[103] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư lìa xa tọa cụ trong bốn tháng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên lìa xa tọa cụ trong bốn tháng; vị nào lìa xa thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[104] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nằm trên những chỗ nằm có rãi hoa. Dân chúng trong khi dạo quanh tu viện nhìn thấy nên phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên nằm trên những chỗ nằm có rãi hoa; vị nào nằm thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[105] Vào lúc bấy giờ, dân chúng đi đến tu viện mang theo dầu thơm và vòng hoa. Các tỳ khưu trong khi ngần ngại nên không thọ lãnh. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép sau khi nhận dầu thơm rồi thì in dấu năm ngón tay lên cửa (kavāṭe pañcaṅgulikaṃ dātuṃ) và sau khi nhận hoa rồi thì đem đặt ở một góc ở trong trú xá.

[106] Vào lúc bấy giờ, có tấm thảm len đã phát sanh đến hội chúng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) thảm len.

Khi ấy, các tỳ khưu đã khởi ý như vầy: “Thảm len nên được chú nguyện để dùng riêng (adhiṭṭhātabbaṃ) hay là nên được chú nguyện để dùng chung (vikappetabbaṃ)?” …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, thảm len không nên được chú nguyện để dùng riêng, không nên được chú nguyện để dùng chung.

 [107] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư thọ thực (dựa vào) gối kê được rắc dầu thơm (āsittakupadhāne). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên thọ thực (dựa vào) gối kê được rắc dầu thơm; vị nào thọ thực thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[108] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Vị ấy trong khi ăn không thể kềm giữ bình bát bằng tay được. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) giá đỡ bình bát (maḷorikaṃ).

[109] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên ăn chung trong một đĩa, không nên uống chung trong một cốc, không nên nằm chung trên một giường, không nên nằm chung một tấm trải, không nên nằm chung một tấm đắp, không nên nằm chung một tấm trải và tấm đắp; vị nào nằm chung thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[110] Vào lúc bấy giờ, Vaḍḍha Licchavī là thân hữu của các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Khi ấy, Vaḍḍha Licchavī đã đi đến gặp các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka, sau khi đến đã nói với các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka điều này:

- Tôi xin chào các ngài đại đức.

Khi được nói như vậy, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã không đáp lại.

Đến lần thứ nhì, Vaḍḍha Licchavī đã nói với các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka điều này:

- Tôi xin chào các ngài đại đức.

Đến lần thứ nhì, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã không đáp lại.

Đến lần thứ ba, Vaḍḍha Licchavī đã nói với các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka điều này:

- Tôi xin chào các ngài đại đức.

Đến lần thứ ba, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã không đáp lại.

- Có phải tôi làm phật lòng các ngài đại đức? Tại sao các ngài đại đức không nói chuyện với tôi?

- Này đạo hữu Vaḍḍha, bởi vì ngươi vẫn dửng dưng như thế trong khi chúng tôi bị Dabba Mallaputta làm tổn hại.

- Thưa các ngài đại đức, tôi làm được điều gì?

- Này đạo hữu Vaḍḍha, nếu ngươi chịu làm thì ngay trong ngày hôm nay đức Thế Tôn có thể trục xuất đại đức Dabba Mallaputta.

- Thưa các ngài đại đức, tôi làm được điều gì? Tôi có thể làm điều gì?

- Này đạo hữu Vaḍḍha, hãy đi. Ngươi hãy đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến hãy nói với đức Thế Tôn như vầy: “Bạch ngài, điều này là không đúng đắn, không hợp lý. Bạch ngài, chính ở quốc độ nào không có sự sợ hãi, không có tai họa, không có sầu khổ thì chính ở quốc độ ấy có sự sợ hãi, có tai họa, và có sầu khổ. Từ nơi nào gió lặng đi thì từ nơi ấy có bão tố. Con nghĩ rằng nước đã bùng cháy lên rồi; vợ con đã bị ô nhục bởi ngài đại đức Dabba Mallaputta.”

- Thưa các ngài đại đức, xin vâng.

Rồi Vaḍḍha Licchavī nghe theo các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Vaḍḍha Licchavī đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, điều này là không đúng đắn, không hợp lý. Bạch ngài, chính ở quốc độ nào không có sự sợ hãi, không có tai họa, không có sầu khổ thì chính ở quốc độ ấy có sự sợ hãi, có tai họa, và có sầu khổ. Từ nơi nào gió lặng đi thì từ nơi ấy có bão tố. Con nghĩ rằng nước đã bùng cháy lên rồi; vợ con đã bị ô nhục bởi ngài đại đức Dabba Mallaputta.

[111] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã làm việc như thế, giống như điều vị Vaḍḍha này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.

Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn …(như trên)…

Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng:

- Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã làm việc như thế, giống như điều vị Vaḍḍha này vừa nói không?

- Bạch ngài, con như thế nào đức Thế Tôn biết rõ mà.

- Này Dabba, các vị (dòng dõi) Dabba không phủ nhận như thế. Nếu ngươi có làm, hãy nói: “Có làm;” nếu không làm, hãy nói: “Không làm.”

- Bạch ngài, từ khi con được sanh ra con không bao giờ thấy mình là kẻ tầm cầu việc đôi lứa ngay cả trong lúc ngủ mơ, huống gì là tỉnh thức.

[112] Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, chính vì điều này hội chúng hãy úp ngược bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī (tức là) hãy thực thi việc không cùng thọ hưởng với hội chúng.

[113] Này các tỳ khưu, bình bát nên được úp ngược đối với nam cư sĩ hội đủ tám điều kiện: Vị ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi lộc, ra sức làm cho các tỳ khưu không được sự lợi ích, ra sức làm cho các tỳ khưu không có chỗ ngụ, vị mắng nhiếc nói xấu các tỳ khưu, chia rẽ các tỳ khưu với các tỳ khưu, vị phỉ báng đức Phật, vị phỉ báng đức Pháp, vị phỉ báng đức Tăng. Này các tỳ khưu, ta cho phép úp ngược bình bát đối với nam cư sĩ hội đủ tám điều kiện này.

[114] Và này các tỳ khưu, nên úp ngược (bình bát) như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vaḍḍha Licchavī bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên úp ngược bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī, (tức là) nên thực thi việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vaḍḍha Licchavī bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Hội chúng úp ngược bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī, (tức là) thực thi việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Đại đức nào đồng ý việc úp ngược bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī, (tức là) thực thi việc không cùng thọ hưởng với hội chúng xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Bình bát đã được hội chúng úp ngược đối với Vaḍḍha Licchavī, (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng (đã được thực thi). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[115] Sau đó vào buổi sáng, đại đức Ānanda đã mặc y, cầm y bát, đi đến tư gia của Vaḍḍha Licchavī, sau khi đến đã nói với Vaḍḍha Licchavī điều này:

- Này đạo hữu Vaḍḍha, hội chúng đã úp ngược bình bát đối với ngươi, ngươi là không cùng thọ hưởng với hội chúng.

Khi ấy, Vaḍḍha Licchavī (biết rằng): “Nghe nói hội chúng đã úp ngược bình bát đối với ta, nghe nói ta là không cùng thọ hưởng với hội chúng nên đã choáng váng và ngã xuống ngay tại chỗ ấy. Sau đó, bạn bè thân hữu, thân quyến ruột thịt của Vaḍḍha Licchavī đã nói với Vaḍḍha Licchavī rằng:

- Này đạo hữu Vaḍḍha, thôi đi. Chớ có than van, chớ có rên rỉ. Chúng tôi sẽ làm cho đức Thế Tôn và hội chúng tỳ khưu hoan hỷ.

Sau đó, Vaḍḍha Licchavī tẩm ướt y phục và đầu tóc cùng với vợ con, bạn bè thân hữu, và thân quyến ruột thịt đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đê đầu ở hai bàn chân của đức Thế Tôn và đã nói điều này:

- Bạch ngài, tội lỗi đã chiếm ngự lấy con khiến con trở nên đần độn, ngu si, không có đạo đức như thế, là việc con đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn ghi nhận sự sai trái trong tội lỗi ấy của con đây hầu để ngăn ngừa trong tương lai.

- Này đạo hữu Vaḍḍha, đúng như thế. Tội lỗi đã chiếm ngự lấy ngươi khiến ngươi trở nên đần độn, ngu si, không có đạo đức như thế, là việc ngươi đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta với sự hư hỏng về giới không có nguyên cớ. Này đạo hữu Vaḍḍha, do việc ngươi đã thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng theo Pháp, chúng ta ghi nhận điều ấy cho ngươi. Này đạo hữu Vaḍḍha, bởi vì điều ấy là sự tiến bộ trong Luật của bậc Thánh: “Người nào sau khi thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng theo Pháp sẽ thực hành sự ngăn ngừa trong tương lai.”

[116] Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, vì việc này hội chúng hãy mở bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī, hãy thực thi việc cùng thọ hưởng với hội chúng. Này các tỳ khưu, bình bát nên được mở ra đối với nam cư sĩ hội đủ tám điều kiện: Vị không ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi lộc, không ra sức làm cho các tỳ khưu không được sự lợi ích, không ra sức làm cho các tỳ khưu không có chỗ ngụ, vị không mắng nhiếc nói xấu các tỳ khưu, không chia rẽ các tỳ khưu với các tỳ khưu, không phỉ báng đức Phật, không phỉ báng đức Pháp, không phỉ báng đức Tăng. Này các tỳ khưu, ta cho phép mở bình bát đối với nam cư sĩ hội đủ tám điều kiện này.

[117] Và này các tỳ khưu, nên mở ra như vầy: Này các tỳ khưu, Vaḍḍha Licchavī ấy cần đi đến gặp hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch các ngài, bình bát đã được hội chúng úp ngược đối với con, con là không cùng thọ hưởng với hội chúng. Bạch các ngài, con đây làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ con cầu xin hội chúng việc mở bình bát.”

Nên cầu xin đến lần thứ nhì. Nên cầu xin đến lần thứ ba.

[118] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Bình bát đã được hội chúng úp ngược đối với Vaḍḍha Licchavī, (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Vị ấy làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ cầu xin hội chúng việc mở bình bát. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên mở bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī, (tức là) nên thực thi việc cùng thọ hưởng với hội chúng. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Bình bát đã được hội chúng úp ngược đối với Vaḍḍha Licchavī, (tức là) việc không cùng thọ hưởng với hội chúng. Vị ấy làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ cầu xin hội chúng việc mở bình bát. Hội chúng mở bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī (tức là) thực thi việc cùng thọ hưởng với hội chúng. Đại đức nào đồng ý việc mở bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī (tức là) việc cùng thọ hưởng với hội chúng xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Bình bát đã được hội chúng mở ra đối với Vaḍḍha Licchavī (tức là) việc cùng thọ hưởng với hội chúng (đã được thực thi). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[119] Sau đó, đức Thế Tôn khi đã ngự tại thành Vesālī theo như ý thích đã lên đường đi đến xứ Bhaggā. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến xứ Bhaggā. Tại nơi đó ở xứ Bhaggā, đức Thế Tôn ngự tại Suṃsumāragira nơi vườn nai trong khu rừng Bhesakaḷā.

[120] Vào lúc bấy giờ, lâu đài tên Kokanuda của vương tử Bodhi vừa mới được xây dựng không bao lâu, chưa có sa-môn hoặc Bà-la-môn hay bất cứ người nào vào cư ngụ. Khi ấy, vương tử Bodhi đã bảo chàng thanh niên con trai bà Sañjikā rằng:

- Này con trai của bà Sañjikā mến, hãy đi. Ngươi hãy đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến hãy đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn nhân danh ta hỏi thăm (đức Thế Tôn) có được ít bệnh, ít đau, thoải mái, khoẻ mạnh, sống an lạc không (như vầy): “Bạch ngài, vương tử Bodhi xin đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn, và hỏi thăm (ngài) có được ít bệnh, ít đau, thoải mái, khoẻ mạnh, sống an lạc không?” Và ngươi hãy nói như vầy: “Bạch đức Thế Tôn, xin ngài cùng với hội chúng tỳ khưu nhận lời bữa thọ trai vào ngày mai của vương tử Bodhi.”

- Thưa ngài, xin vâng.

Rồi chàng thanh niên con trai bà Sañjikā nghe lời vương tử Bodhi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã bày tỏ sự thân thiện đối với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời chào hỏi xã giao rồi đã ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, chàng thanh niên con trai bà Sañjikā đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Vương tử Bodhi xin đê đầu đảnh lễ ngài Gotama và hỏi thăm (ngài) có được ít bệnh, ít đau, thoải mái, khoẻ mạnh, sống an lạc không? Và nói như vầy: “Xin ngài Gotama cùng với hội chúng tỳ khưu nhận lời bữa thọ trai vào ngày mai của vương tử Bodhi.”

Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Khi ấy, chàng thanh niên con trai bà Sañjikā sau khi biết được sự nhận lời của đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến gặp vương tử Bodhi, sau khi đến đã nói với vương tử Bodhi điều này:

- Thưa ngài, chúng tôi đã bạch ngài Gotama ấy với lời nói của ngài là: “Vương tử Bodhi xin đê đầu đảnh lễ ngài Gotama và hỏi thăm (ngài) có được ít bệnh, ít đau, thoải mái, khoẻ mạnh, sống an lạc không? Và nói như vầy:Xin ngài Gotama cùng với hội chúng tỳ khưu nhận lời bữa thọ trai vào ngày mai của vương tử Bodhi.’” Và sa-môn Gotama đã nhận lời.

[121] Sau đó, khi trải qua đêm ấy vương tử Bodhi đã cho chuẩn bị vật thực thượng hạng loại cứng loại mềm rồi ra lệnh trải các tấm vải trắng ở lâu đài Kokanuda cho đến tận bậc cấp ở ngoài cùng, xong đã bảo chàng thanh niên con trai bà Sañjikā rằng:

- Này con trai của bà Sañjikā mến, hãy đi. Ngươi hãy đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến hãy thông báo thời giờ đến đức Thế Tôn rằng: “Bạch ngài, đã đến giờ; bữa ăn đã chuẩn bị xong.”

- Thưa ngài, xin vâng.

Rồi chàng thanh niên con trai bà Sañjikā nghe lời vương tử Bodhi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã thông báo thời giờ đến đức Thế Tôn rằng:

- Bạch ngài Gotama, đã đến giờ; bữa ăn đã chuẩn bị xong.

[122] Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã mặc y, cầm y bát, rồi đi đến tư gia của vương tử Bodhi. Vào lúc bấy giờ, vương tử Bodhi đứng ở bên ngoài cổng ra vào đang chờ đợi đức Thế Tôn. Rồi vương tử Bodhi đã nhìn thấy đức Thế Tôn đang từ đàng xa đi lại, sau khi nhìn thấy vương tử Bodhi đã từ chỗ ấy đi đến đảnh lễ đức Thế Tôn, sau khi tôn vinh đã đi đến lâu đài Kokanuda. Khi ấy, đức Thế Tôn đã đứng lại cạnh bậc cấp ở ngoài cùng. Rồi vương tử Bodhi đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy bước lên các tấm vải. Bạch ngài, xin đấng Thiện Thệ hãy bước lên các tấm vải, việc ấy sẽ đem lại cho con sự lợi ích và an vui lâu dài.

Khi được nói như vậy, đức Thế Tôn đã im lặng.

Đến lần thứ nhì, …(như trên)…

Đến lần thứ ba, vương tử Bodhi đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy bước lên các tấm vải. Bạch ngài, xin đấng Thiện Thệ hãy bước lên các tấm vải, việc ấy sẽ đem lại cho con sự lợi ích và an vui lâu dài.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã nhìn sang đại đức Ānanda. Rồi đại đức Ānanda đã nói với vương tử Bodhi điều này:

- Thưa vương tử, xin hãy gấp các tấm vải lại. Đức Thế Tôn sẽ không bước lên tấm thảm trải bằng vải. Đấng Như Lai có lòng thương tưởng đến chúng sanh sau này.[4]

Sau đó, vương tử Bodhi đã bảo gấp lại các tấm vải và cho sắp đặt chỗ ngồi ở phía trên của lâu đài Kokanuda. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bước lên lâu đài Kokanuda và ngồi xuống ở chỗ ngồi đã được sắp đặt sẵn cùng với hội chúng tỳ khưu.

Sau đó, vương tử Bodhi đã tự tay làm hài lòng, làm thỏa mãn hội chúng tỳ khưu có đức Phật dẫn đầu bằng thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm. Đến khi đức Thế Tôn đã thọ thực xong, bàn tay và bình bát đã được rửa, vương tử Bodhi đã ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho vương tử Bodhi đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

[123] Sau đó, nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đức Thế Tôn đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên bước lên những tấm thảm trải bằng vải; vị nào bước lên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[124] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ bị sẩy thai đã thỉnh các tỳ khưu đến rồi trải ra tấm vải và đã nói điều này:

- Thưa các ngài, xin hãy bước lên tấm vải.

Các tỳ khưu ngần ngại không bước lên.

- Thưa các ngài, xin hãy bước lên tấm vải để đem lại sự may mắn.

Các tỳ khưu ngần ngại đã không bước lên.

Khi ấy, người đàn bà ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các ngài đại đức khi được thỉnh cầu để đem lại sự may mắn lại không bước lên tấm thảm trải bằng vải?

Các tỳ khưu đã nghe người đàn bà ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, các gia chủ tin vào sự may mắn. Này các tỳ khưu, ta cho phép bước lên tấm thảm trải bằng vải khi được thỉnh cầu để đem lại sự may mắn.

[125] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ngần ngại không bước lên tấm vải chùi chân. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép bước lên tấm vải chùi chân.

Dứt tụng phẩm thứ nhì.

­[126] Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn sau khi ngự tại xứ Bhaggā theo như ý thích đã lên đường đi đến thành Sāvatthi. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Sāvatthi. Tại nơi đó trong thành Sāvatthi (Xá Vệ), đức Thế Tôn ngự tại Jetavana (Kỳ Viên), tu viện của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Khi ấy, Visākhā mẹ của Migāra mang theo cái chum, vật chà chân (bằng đất nung), và cái chỗi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Visākhā mẹ của Migāra đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn thọ nhận cái chum, vật chà chân (bằng đất nung), và cái chỗi của con; việc ấy sẽ đem lại cho con sự lợi ích và an vui lâu dài.

Đức Thế Tôn đã thọ nhận các chum và cái chỗi. Đức Thế Tôn đã không thọ nhận vật chà chân (bằng đất nung). Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho Visākhā mẹ của Migāra bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, Visākhā mẹ của Migāra đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

[127] Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) cái chum và cái chỗi. Này các tỳ khưu, không nên sử dụng vật chà chân (bằng đất nung); vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) ba vật chà chân: cát, sỏi, và đá bọt biển.

[128] Khi ấy, Visākhā mẹ của Migāra mang theo cái quạt và cái chỗi quét bụi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Visākhā mẹ của Migāra đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn thọ nhận cái quạt và cái chỗi quét bụi của con; việc ấy sẽ đem lại cho con sự lợi ích và an vui lâu dài.

Đức Thế Tôn đã thọ nhận cái quạt và cái chỗi quét bụi. Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho Visākhā mẹ của Migāra bằng bài Pháp thoại. …(như trên)… , hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

[129] Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) cái quạt và cái chỗi quét bụi.

[130] Vào lúc bấy giờ, quạt đuổi muỗi đã được phát sanh đến hội chúng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) quạt đuổi muỗi.

Quạt đuôi bò rừng đã được phát sanh. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng quạt đuôi bò rừng; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) ba loại quạt: làm bằng vỏ cây, làm bằng một loại rễ cây có mùi thơm (usīramayaṃ), làm bằng lông đuôi chim công.

[131] Vào lúc bấy giờ, ô dù đã được phát sanh đến hội chúng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) ô dù.

[132] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư mang ô dù đi lại đó đây. Vào lúc bấy giờ, có nam cư sĩ nọ đã đi đến công viên cùng với nhiều tín đồ của đạo lõa thể. Các tín đồ của đạo lõa thể đã nhìn thấy từ đàng xa các tỳ khưu nhóm Lục Sư mang ô dù đang đi lại, sau khi thấy đã nói với nam cư sĩ ấy điều này:

- Này quý vị, các bậc khả kính kia của quý vị mang ô dù đi đến kìa, giống như đám quan đại thần vậy.

- Này quý vị, các vị ấy không phải là các tỳ khưu, họ là các du sĩ ngoại đạo.

- Là các tỳ khưu, không phải là các tỳ khưu. Những người ấy đã tranh cãi.

Sau đó, nam cư sĩ ấy đã đi lại gần rồi biết được rõ ràng nên mới phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các ngài đại đức lại mang ô dù đi đó đây?

Các tỳ khưu đã nghe được nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, nghe nói …(như trên)…, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng ô dù; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[133] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Vị ấy không có ô dù không được thoải mái. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) ô dù đối với tỳ khưu bị bệnh.

[134] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu (nghĩ rằng): “Ô dù đã được đức Thế Tôn cho phép đối với tỳ khưu bị bệnh, không cho đối với vị không bị bệnh” rồi ngần ngại khi che ô dù ở trong tu viện, ở vùng phụ cận tu viện. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép tỳ khưu không bị bệnh che ô dù ở trong tu viện, ở vùng phụ cận tu viện.

[135] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ buộc bình bát bằng sợi dây treo ở cây gậy rồi đi ngang qua cổng của ngôi làng nọ vào lúc chiều tối. Dân chúng (bàn bạc rằng): “Này các vị, gã trộm kia đang đi, gươm của gã lấp lánh kìa” rồi đã đuổi theo, giữ lại, đến khi biết rõ, đã thả ra. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu.

- Này đại đức, có phải đại đức mang theo gậy và dây?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao tỳ khưu lại mang theo gậy và dây?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

…(như trên)… Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên mang theo gậy và dây; vị nào mang theo thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[136] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh không có cây gậy không thể đi lại đó đây. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy đến tỳ khưu bị bệnh.

[137] Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Vị tỳ khưu bị bệnh ấy cần đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch các ngài, tôi bị bệnh không có cây gậy không thể đi lại. Bạch các ngài, tôi đây cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy.”

Nên cầu xin đến lần thứ nhì. Nên cầu xin đến lần thứ ba.

[138] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vầy) bị bệnh, không có cây gậy không thể đi lại. Vị ấy cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vầy) bị bệnh, không có cây gậy không thể đi lại. Vị ấy cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy. Hội chúng ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy đã được hội chúng ban cho tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[139] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh không có sợi dây không thể mang bình bát. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây đến tỳ khưu bị bệnh.

[140] Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Vị tỳ khưu bị bệnh ấy cần đi đến gặp hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch các ngài, tôi bị bệnh không có sợi dây không thể mang bình bát. Bạch các ngài, tôi đây cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây.”

Nên cầu xin đến lần thứ nhì. Nên cầu xin đến lần thứ ba.

[141] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vầy) bị bệnh, không có sợi dây không thể mang bình bát. Vị ấy cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vầy) bị bệnh, không có sợi dây không thể mang bình bát. Vị ấy cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây. Hội chúng ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Sự đồng ý về (việc sử dụng) sợi dây đã được hội chúng ban cho tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[142] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh không có cây gậy không thể đi lại đó đây, không có sợi dây không thể mang bình bát. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây đến tỳ khưu bị bệnh.

Và này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy: Vị tỳ khưu bị bệnh ấy cần đi đến gặp hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch các ngài, tôi bị bệnh không có cây gậy không thể đi lại đó đây, không có sợi dây không thể mang bình bát. Bạch các ngài, tôi đây cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây.”

Nên cầu xin đến lần thứ nhì. Nên cầu xin đến lần thứ ba.

[143] Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vầy) bị bệnh, không có cây gậy không thể đi lại đó đây, không có sợi dây không thể mang bình bát. Vị ấy cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây đến tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu tên (như vầy) bị bệnh, không có cây gậy không thể đi lại đó đây, không có sợi dây không thể mang bình bát. Vị ấy cầu xin hội chúng sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây. Hội chúng ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây đến tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc ban cho sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây đến tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây đã được hội chúng ban cho tỳ khưu tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[144] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ có tật nhai lại thức ăn. Vị ấy nhai đi nhai lại (thức ăn) rồi nuốt xuống. Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vị tỳ khưu này ăn vật thực lúc sái thời.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy đã bị sanh vào giống trâu bò trước đây không lâu. Này các tỳ khưu, ta cho phép việc nhai lại đối với vị có tật nhai lại. Và này các tỳ khưu, sau khi ợ lên ở cửa miệng (vật đã ăn vào) không nên nuốt xuống; vị nào nuốt xuống thì nên được hành xử theo Pháp.[5]

[145] Vào lúc bấy giờ, có bữa trai phạn dâng đến hội chúng của nhóm người nọ. Nhiều hột cơm đã bị rơi vãi trong phòng ăn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử khi được dâng cơm lại không thọ lãnh một cách thận trọng, vì mỗi một hột cơm được tạo nên bởi trăm công sức?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỳ khưu, vật nào bị rơi xuống trong khi được dâng cúng ta, cho phép tự thân nhặt lên và thọ dụng vật ấy. Điều ấy là lý do của điều gì? Này các tỳ khưu, bởi vì vật ấy đã được các thí chủ bố thí.

[146] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đi khất thực với các móng được để dài . Có người đàn bà nọ đã nhìn thấy rồi nói với vị tỳ khưu ấy điều này:

- Ngài ơi, hãy đến và thực hiện việc lứa đôi đi.

- Này chị gái, thôi đi. Việc ấy không được phép.

- Ngài ơi, nếu ngài không thực hiện, giờ đây tôi sẽ cào cấu khắp mình mẩy bằng các móng tay của tôi rồi la lên: “Tỳ khưu này xúc phạm tôi.”

- Này chị gái, cô nên biết điều.

Khi ấy, người đàn bà ấy đã cào cấu khắp mình mẩy bằng các móng tay của mình rồi la lên: “Tỳ khưu này xúc phạm tôi.” Dân chúng đã chạy lại và bắt giữ vị tỳ khưu ấy. Rồi những người ấy đã nhìn thấy da và máu ở móng tay của người đàn bà ấy, sau khi nhìn thấy (biết được rằng): “Hành động này là của chính người đàn bà này, vị tỳ khưu không phải là người làm” rồi đã thả vị tỳ khưu ấy ra. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu.

- Này đại đức, có phải đại đức đã để dài các móng?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao tỳ khưu lại để dài các móng?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, các móng không nên để dài; vị nào để dài thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[147] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu xé móng bằng móng tay, cắn móng bằng miệng, mài móng ở tường. Các ngón bị đau. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép việc cắt móng.

Các vị cắt móng làm chảy máu. Các ngón bị đau. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép cắt móng đến sát phần thịt.

[148] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư bảo trau chuốt hai mươi (móng tay và chân). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên bảo trau chuốt hai mươi (móng tay và chân); vị nào bảo trau chuốt thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép lấy đất ra (từ các móng).

[149] Vào lúc bấy giờ, tóc của các tỳ khưu bị dài. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, các tỳ khưu có khả năng để xuống tóc cho nhau không?

- Bạch Thế Tôn, có khả năng,

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại …(như trên)… đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) dao cạo, đá mài dao cạo, bao đựng dao cạo, miếng vải len, tất cả vật dụng liên quan đến dao cạo.

[150] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tỉa râu, để râu dài ra, để chòm râu dưới cằm, để râu thành bốn góc, tạo dáng lông ngực, tạo dáng lông bụng, làm đứng giống ngà voi, cạo lông ở chỗ kín.[6] Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên tỉa râu, không nên để râu dài ra, không nên để chòm râu dưới cằm, không nên để râu thành bốn góc, không nên tạo dáng lông ngực, không nên tạo dáng lông bụng, không nên làm đứng giống ngà voi, không nên cạo lông ở chỗ kín; vị nào cạo thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[151] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị vết thương ở chỗ kín. Thuốc không thể dính vào. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép cạo lông ở chỗ kín do duyên cớ bệnh.

[152] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư bảo cắt tóc bằng kéo. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên bảo cắt tóc bằng kéo; vị nào bảo cắt thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[153] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị vết thương ở trên đầu, không thể xuống tóc bằng dao cạo. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép bảo cắt tóc bằng kéo vì lý do bị bệnh.

[154] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu để lông mũi dài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ thờ phụng quỷ thần vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên để lông mũi dài; vị nào để thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[155] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu lấy lông mũi ra với mảnh sành hoặc bằng sáp ong. Hai lỗ mũi bị đau. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) cái nhíp (nhổ lông).

[156] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư bảo nhổ tóc bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên bảo nhổ tóc bạc; vị nào bảo nhổ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[157] Vào lúc bấy giờ, các lỗ tai của vị tỳ khưu nọ bị các ráy tai che bít. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) đồ lấy ráy tai.

[158] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng các đồ lấy ráy tai loại đặc biệt làm bằng vàng, làm bằng bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng các đồ lấy ráy tai loại đặc biệt; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép các đồ lấy ráy tay làm bằng xương, làm bằng ngà răng, làm bằng sừng, làm bằng sậy, làm bằng tre, làm bằng gỗ, làm bằng nhựa cây, làm bằng phiến đá, làm bằng đồng, làm bằng vỏ sò.

[159] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tích trữ nhiều đồ vật làm bằng đồng thau và đồ vật làm bằng đồng đỏ. Dân chúng trong khi dạo quanh tu viện nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại tích trữ nhiều đồ vật làm bằng đồng thau và đồ vật làm bằng đồng đỏ giống như nhà buôn bán đồ đồng vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên tích trữ đồ vật làm bằng đồng thau và đồ vật làm bằng đồng đỏ; vị nào tích trữ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[160] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ngần ngại (sử dụng) thuốc cao, que bôi thuốc cao, đồ lấy ráy tai, cây dùi (bandhanamattaṃ). Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) thuốc cao, que bôi thuốc cao, đồ lấy ráy tai, và cây dùi.

[161] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư ngồi ôm đầu gối bằng y hai lớp. Các lớp vải của y hai lớp bị hư hoại. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên ngồi ôm đầu gối bằng y hai lớp; vị nào ngồi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[162] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Không có vải băng bó, vị ấy không được thoải mái. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) vải băng bó.

Khi ấy, các tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Vải băng bó nên được thực hiện cách nào?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) khung dệt, con thoi, sợi dệt, kim dệt, và các vật dụng của khung dệt.

[163] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ không buộc dây thắt lưng đã đi vào làng để khất thực. Ở trên đường đi, y nội (antaravāsaka) của vị ấy bị tuột xuống. Dân chúng nhìn thấy đã kêu ồ lên. Vị tỳ khưu đã bị xấu hổ. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

­- Này các tỳ khưu, vị không buộc dây thắt lưng không nên đi vào làng; vị nào đi vào thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép dây thắt lưng.

[164] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng các dây thắt lưng loại đặc biệt: loại do nhiều sợi bện lại, loại giống hình đầu rắn nước, loại có bện cái trống nhỏ, loại giống như dây xích. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)…Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng các dây thắt lưng loại đặc biệt: loại do nhiều sợi bện lại, loại giống hình đầu rắn nước, loại có bện cái trống nhỏ, loại giống như dây xích; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) hai loại dây thắt lưng: loại bằng vải, và loại hai đầu được thắt lại.

Các mép của dây thắt lưng bị sờn …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) loại có bện cái trống nhỏ, loại giống như dây xích.

Đầu chóp của dây thắt lưng bị sờn …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép khâu tròn (hai đầu chóp), thắt nút (hai đầu chóp).

Hai đầu chóp của dây thắt lưng đã khâu lại bị sờn …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) khóa thắt lưng.

[165] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng những loại khóa thắt lưng đặc biệt làm bằng vàng, làm bằng bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng những loại khóa thắt lưng đặc biệt; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép những loại khóa thắt lưng làm bằng xương, làm bằng ngà răng, làm bằng sừng, làm bằng sậy, làm bằng tre, …(như trên)…, làm bằng vỏ sò, làm bằng sợi chỉ.

[166] Vào lúc bấy giờ, đại đức Ānanda đắp các y hai lớp mỏng nhẹ đã đi vào làng để khất thực. Các y hai lớp của vị ấy đã bị cơn gió xoáy tốc lên. Sau đó, đại đức Ānanda đã đi về lại tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) hột nút, cái nơ buộc.

[167] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sử dụng những hột nút đặc biệt làm bằng vàng, làm bằng bạc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên sử dụng những hột nút đặc biệt; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép làm bằng xương, làm bằng ngà răng, làm bằng sừng, làm bằng sậy, làm bằng tre, làm bằng gỗ, làm bằng nhựa cây, làm bằng phiến đá, làm bằng đồng, làm bằng vỏ sò, làm bằng sợi chỉ.

[168] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu cài hột nút, cài cái nơ buộc ở trên y. Y bị sờn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) hột nút hình dẹp, cái nơ buộc hình dẹp.

Các vị cài hột nút hình dẹp, cài cái nơ buộc hình dẹp ở góc chéo (của y). Phần giữa bị mở ra. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép cài hột nút hình dẹp ở góc chéo (của y), cài cái nơ buộc hình dẹp sau khi lùi vào bảy hoặc tám lóng tay.

[169] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư mặc vải lót trong của người tại gia: loại quấn như vòi voi, loại vắt lên như đuôi cá, loại để hở bốn góc, loại vải có tua, loại vải thật dài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên mặc vải lót trong của người tại gia: loại quấn như vòi voi, loại vắt lên như đuôi cá, loại để hở bốn góc, loại vải có tua, loại vải thật dài; vị nào mặc thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[170] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trùm loại vải choàng bên ngoài của người tại gia. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên trùm loại vải choàng bên ngoài của người tại gia; vị nào trùm thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[171] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư mặc váy (saṃvelliyaṃ). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như phu mang vác của đức vua vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên mặc váy; vị nào mặc thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[172] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đeo túi quàng ở hai vai. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như phu mang vác của đức vua vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đeo túi quàng ở hai vai; vị nào đeo thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép túi đeo một bên vai, túi hai người xách, vật đội trên đầu, vật mang ở vai, vật mang ở hông, vật được treo lên.

[173] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu không nhai gỗ chà răng (dantakaṭṭhaṃ). Miệng trở nên có mùi hôi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi trong việc không nhai gỗ chà răng: không có ích lợi cho mắt, miệng trở nên có mùi hôi, vị giác không tinh tế, mật và đờm che lấp thức ăn, vị ấy không hứng thú với thức ăn. Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi trong việc không nhai gỗ chà răng.

Này các tỳ khưu, đây là năm điều lợi ích trong việc nhai gỗ chà răng: có ích lợi cho mắt, miệng không có mùi hôi, vị giác được tinh tế, mật và đờm che không che lấp thức ăn, vị ấy hứng thú với thức ăn. Này các tỳ khưu, đây là năm điều lợi ích trong việc nhai gỗ chà răng.

[174] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nhai gỗ chà răng loại dài. Các vị còn đánh các sa di bằng chính những cây gỗ ấy. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên nhai gỗ chà răng loại dài; vị nào nhai thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép gỗ chà răng dài tối đa tám ngón tay và không nên đánh sa di bằng cây gỗ ấy; vị nào đánh thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[175] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ trong khi nhai cây gỗ chà răng quá ngắn nên bị vướng ở cổ họng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên nhai gỗ chà răng quá ngắn; vị nào nhai thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép gỗ chà răng ngắn tối thiểu bốn ngón tay.

[176] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đốt đám lửa lớn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như thợ đốt lò vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên đốt đám lửa lớn; vị nào đốt thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[177] Vào lúc bấy giờ, các tu viện có cỏ rậm rạp. Trong khi đám lửa lớn phát cháy, các tu viện cũng bắt lửa. Các tỳ khưu ngần ngại không tạo nên ngọn lửa nghịch chiều để thực hiện sự bảo vệ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, khi đám lửa lớn phát cháy ta cho phép tạo nên ngọn lửa nghịch chiều để thực hiện sự bảo vệ.

[178] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trèo lên cây, chuyền từ cây này sang cây khác. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như loài khỉ vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên trèo lên cây; vị nào trèo lên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[179] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đang đi đến thành Sāvatthi trong xứ sở Kosala giữa đường đã bị voi rượt đuổi. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy đã chạy đến gần gốc cây trong lúc ngần ngại đã không trèo lên cây. Con voi ấy đã đi sang hướng khác. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến thành Sāvatthi và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép trèo lên cây với tầm cao của con người khi có việc cần làm, và đến tầm cao cần thiết trong những lúc hiểm nguy.

[180] Vào lúc bấy giờ, hai tỳ khưu tên Meṭṭhakokuṭṭha[7] là hai anh em xuất thân dòng dõi Bà-la-môn có lời nói nhã nhặn với âm điệu ngọt ngào. Họ đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, các tỳ khưu ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, hiện nay các tỳ khưu có tên gọi khác nhau, có dòng dõi khác nhau, có giai cấp khác nhau, có gia tộc khác nhau đã xuất gia. Các vị ấy đang làm hỏng lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính họ. Bạch ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của đức Phật sang dạng có niêm luật (chandaso).

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: …(như trên)…

- Này những kẻ rồ dại kia, vì sao các ngươi lại nói như vầy: “Bạch ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của đức Phật sang dạng có niêm luật”? Này những kẻ rồ dại kia, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép học tập lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā).[8]

[181] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư học tập việc giải đoán điềm lành dữ. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai …(như trên)… Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, kẻ chuyên chú trong việc giải đoán điềm lành dữ có thể đạt được sự tiến triển, sự tăng trưởng, sự lớn mạnh trong Pháp và Luật này không?

- Bạch ngài, không có điều ấy.

- Hoặc vị chuyên chú trong Pháp và Luật này có thể học tập việc giải đoán điềm lành dữ không?

- Bạch ngài, không có điều ấy.

- Này các tỳ khưu, không nên học tập việc giải đoán điềm lành dữ; vị nào học tập thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[182] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dạy việc giải đoán điềm lành dữ. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên dạy việc giải đoán điềm lành dữ; vị nào dạy thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[183] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư học tập kiến thức nhảm nhí. …(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên học tập kiến thức nhảm nhí; vị nào học tập thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[184] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dạy kiến thức nhảm nhí. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- …(như trên)… giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

…(như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên dạy kiến thức nhảm nhí; vị nào dạy thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[185] Vào lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn trong lúc giảng Pháp giữa hội chúng đông đảo vây quanh đã hắt hơi. Các tỳ khưu đã nói lớn tiếng rằng: “Bạch ngài, mong rằng đức Thế Tôn sống thọ, mong rằng đấng Thiện Thệ sống thọ.” Âm thanh ấy đã làm gián đoạn buổi giảng Pháp. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, khi hắt hơi mà được nói rằng: “Mong rằng người sẽ sống thọ,” do duyên ấy có thể sống thọ hay có thể chết đi?

- Bạch ngài, không có điều ấy.

- Này các tỳ khưu, khi (ai đó) hắt hơi không nên nói rằng: “Mong rằng người sẽ sống thọ.” Vị nào nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[186] Vào lúc bấy giờ, khi các tỳ khưu hắt hơi, dân chúng nói rằng:

­- Thưa ngài, mong rằng ngài sẽ sống thọ.

Các tỳ khưu ngần ngại không đáp lại. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử khi được nói rằng: “Thưa ngài, mong rằng ngài sẽ sống thọ” lại không đáp lời?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, những người tại gia mong điều tốt lành. Này các tỳ khưu, khi được nói rằng: “Thưa ngài, mong rằng ngài sẽ sống thọ,” ta cho phép đáp lại người tại gia rằng: “Mong rằng người sẽ sống lâu.”

[187] Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn đang ngồi giảng Pháp có hội chúng đông đảo vây quanh. Có vị tỳ khưu nọ vừa mới nhai tỏi. Và vị ấy đã ngồi ở một chỗ riêng biệt (nghĩ rằng): “Chớ để các tỳ khưu bị khuấy rối.” Đức Thế Tôn đã nhìn thấy vị tỳ khưu ấy ngồi ở một chỗ riêng biệt, sau khi nhìn thấy ngài đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ấy ngồi ở một chỗ riêng biệt vậy?

- Bạch ngài, vị tỳ khưu ấy vừa mới nhai tỏi. Và vị ấy (nghĩ rằng): “Chớ để các tỳ khưu bị khuấy rối” nên đã ngồi ở một chỗ riêng biệt.

- Này các tỳ khưu, sau khi ăn một vật lại bị loại ra khỏi bài giảng Pháp như thế này thì vị tỳ khưu có nên nhai vật ấy không?

- Bạch ngài, điều ấy không nên.

- Này các tỳ khưu, không nên nhai tỏi; vị nào nhai thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[188] Vào lúc bấy giờ, đại đức Sāriputta bị bệnh đau bụng gió. Khi ấy, đại đức Mahāmoggallāna đã đi đến gặp đại đức Sāriputta, sau khi đến đã nói với đại đức Sāriputta điều này:

- Này đại đức Sāriputta, trước đây khi bị bệnh đau bụng gió, đại đức được dễ chịu nhờ vật gì?

- Này đại đức, đối với tôi nhờ tỏi.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép nhai tỏi do duyên cớ bệnh.

[189] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu tiểu tiện đó đây trong tu viện. Tu viện trở nên dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép tiểu tiện ở một khu vực riêng biệt.

Tu viện trở nên có mùi hôi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) lu nước tiểu.

Các vị khi tiểu tiện ngồi xuống một cách khó khăn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) bục tiểu tiện.

Bục tiểu tiện ở nơi trống trải. Các tỳ khưu hổ thẹn khi tiểu tiện. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rào quanh (bằng) ba loại rào chắn: rào chắn bằng gạch, rào chắn bằng đá, rào chắn bằng gỗ.

Lu nước tiểu không được đậy lại nên có mùi hôi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) nắp đậy.

[190] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đại tiện đó đây trong tu viện. Tu viện trở nên dơ bẩn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép đại tiện ở một khu vực riêng biệt.

Tu viện trở nên có mùi hôi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) hố tiêu.

Thành hố tiêu bị sụp xuống. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (xây dựng) ba loại nền móng: nền móng bằng gạch, nền móng bằng đá, nền móng bằng gỗ.

Hố tiêu có nền thấp nên bị ngập nước. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại nền móng: nền móng bằng gạch, nền móng bằng đá, nền móng bằng gỗ.

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại bậc thang: bậc thang bằng gạch, bậc thang bằng đá, bậc thang bằng gỗ.

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

Ngồi ở phía trong, các vị bị té trong khi đại tiện. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây bằng phẳng, làm cái lỗ ở giữa để đại tiện.

Các vị khi đại tiện ngồi xuống một cách khó khăn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) bục đại tiện.

Các vị tiểu tiện ra ở bên ngoài. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) rãnh dẫn nước tiểu.

Gỗ chùi không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) gỗ chùi.

Thùng chứa đồ chùi không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) thùng chứa đồ chùi.

Hố phân không được đậy lại nên có mùi hôi. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) nắp đậy.

[191] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu trong khi đại tiện ở ngoài trời bị mệt mỏi vì lạnh và nóng. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) nhà tiêu.

Nhà tiêu không có cửa. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) cửa, trụ cửa, rãnh xoay, chốt xoay, tay nắm, chốt gài, đinh khóa chốt, chốt phụ, lỗ khóa, lỗ để xỏ dây, dây thừng để luồn qua.

Rác cỏ và bụi bặm rơi vào trong nhà tiêu. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái và thực hiện việc tô vữa bên trong và bên ngoài, việc sơn màu trắng, sơn màu đen, trét màu đỏ, trang hoàng hình vòng hoa, trang hoàng hình tua, chốt treo bằng răng cá kiếm, vải trang hoàng năm loại, sào máng y, dây treo y.

[192] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ già yếu đại tiện xong trong khi đứng dậy bị té. Các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) tay vịn.

[193] Vào lúc bấy giờ, nhà tiêu không có rào chắn. Các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rào quanh (bằng) ba loại rào chắn: rào chắn bằng gạch, rào chắn bằng đá, rào chắn bằng gỗ.

[194] Không có nhà kho chứa đồ. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) nhà kho chứa đồ.

Nhà kho chứa đồ có nền thấp …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép làm nền cao.

Nền móng bị đổ xuống. …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xây dựng ba loại nền móng: nền móng bằng gạch, nền móng bằng đá, nền móng bằng gỗ.

Các vị bị khó khăn trong khi trèo lên …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép ba loại bậc thang: bậc thang bằng gạch, bậc thang bằng đá, bậc thang bằng gỗ.

Các vị bị té trong khi bước lên (bậc thang). …(như trên) …

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) lan can để vịn.

Nhà kho chứa đồ không có cửa. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (thực hiện) cửa, trụ cửa, rãnh xoay, chốt xoay, tay nắm, chốt gài, đinh khóa chốt, chốt phụ, lỗ khóa, lỗ để xỏ dây, dây thừng để luồn qua.

Rác cỏ và bụi bặm rơi ở nhà kho chứa đồ. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép che kín mái và thực hiện việc tô vữa bên trong và bên ngoài, việc sơn màu trắng, sơn màu đen, trét màu đỏ, trang hoàng hình vòng hoa, trang hoàng hình tua, chốt treo bằng răng cá kiếm, vải trang hoàng năm loại, sào máng y, dây treo y.

Căn phòng bị ẩm ướt. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rải cát lên.

Các vị không thành công. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép trải đá phiến.

Nước còn đọng lại. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (làm) rãnh thoát nước.

Lu nước rửa không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) lu nước rửa.

Gáo múc nước để rửa không có. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) gáo múc nước để rửa.

Các vị khi rửa ngồi xuống một cách khó khăn . …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) bục ngồi rửa.

Bục ngồi rửa ở nơi trống trải. Các tỳ khưu hổ thẹn khi rửa. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép rào quanh (bằng) ba loại rào chắn: rào chắn bằng gạch, rào chắn bằng đá, rào chắn bằng gỗ.

Lu nước rửa không được đậy lại nên rác cỏ và bụi bặm luôn cả vật dơ rơi vào. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, ta cho phép (sử dụng) nắp đậy.

[195] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: “Này cô em, hãy nhảy ở đây này,” họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, không nên thực hiện các loại hành động sai nguyên tắc; vị nào thực hiện thì nên được hành xử theo Pháp.

[196] Vào lúc bấy giờ, khi đại đức Uruvelakassapa xuất gia, nhiều đồ vật bằng kim loại, đồ vật bằng gỗ, đồ vật bằng gốm sứ đã phát sanh đến hội chúng. Khi ấy, các tỳ khưu đã khởi ý rằng: “Đồ vật nào bằng kim loại đã được đức Thế Tôn cho phép, đồ vật nào không được cho phép? Đồ vật nào bằng gỗ đã được đức Thế Tôn cho phép, đồ vật nào không được cho phép? Đồ vật nào bằng gốm sứ đã được đức Thế Tôn cho phép, đồ vật nào không được cho phép?”

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép tất cả đồ vật bằng kim loại ngoại trừ vũ khí, tất cả đồ vật bằng gỗ ngoại trừ ghế cao (āsandi), ghế nệm lông thú (pallaṅka), bình bát bằng gỗ, giày dép bằng gỗ, tất cả đồ vật bằng gốm sứ ngoại trừ đồ chà chân và loại lu lớn.

Chương các Tiểu Sự là chương thứ năm.

*******

Tóm lược chương này:

[197]

Ở thân cây, trụ đá,
và ở trên tường nhà,
gỗ xẻ, cây kỳ cọ,
chuổi hột, (cọ) lẫn nhau,
cây chà lưng, bệnh ghẻ,
và có vị già cả,
dùng tay như lệ thường.
Hoa tai, hoa dạng chuỗi,
không mang dây chuyền cổ,
hông, vòng, vòng ở thân,
vòng ở tay, đeo nhẫn,
tóc dài, (dùng) lược chải,
vật đầu rắn, bàn tay,
(thoa) sáp ong, dầu nước,
giương soi, và chậu nước,
(thoa) dầu, và xoa bóp,
thoa phấn, rồi tô điểm
vẽ màu ở thân hình,
và tô màu ở mặt,
rồi ở cả hai nơi,
bệnh tật ở con mắt,
và ở trên đỉnh núi,
sự kéo dài, âm điệu,
(áo khoác) ở bên ngoài.
Với các miếng xoài nhỏ,
con rắn, vị cắt đi,
và khúc gỗ đàn hương,
các vòng đế đặc biệt,
bằng vàng, bị dày cộm,
bị lỏng chỏng, nhiều loại,
hư hỏng, có mùi hôi,
phơi nắng, đã bị vỡ,
ở mép ghế, giường đúc,
cỏ, miếng vải, bục kê,
và ở trong giỏ mây,
túi bát, dây đeo vai,
như vậy dây bằng vải,
trên tường, và trên giường,
trên ghế, trên bắp vế,
trên cái dù, mở cửa.
Bầu đựng nước, cái hũ,
cái sọ từ thây người,
vật chứa các đồ thừa,
vị xé, dao có cán,
bằng vàng, lông, lạt tre,
và ống đựng kim khâu,
men, lúa mạch, bột đá,
mật, sáp ong, hộp nhỏ.
Không vuông, chỗ không phẳng,
trên mặt đất, bị thụng,
và không đạt kích thước,
dấu mực, chỉ làm dấu,
chân chưa rửa, đẫm nước,
dép, và đồ bọc ngón,
thùng chứa đồ, bao đựng
dây mang vai, chỉ kết.
Ở ngoài trời, nền thấp,
nền móng, bị khó khăn,
vị bị té, rác cỏ,
tô vữa trong và ngoài,
màu trắng, và màu đen,
và chuẩn bị màu đỏ,
việc làm vòng, dây treo,
cây đinh răng cá kiếm,
vải trang hoàng, sào máng,
và sợi dây treo y,
vị lãnh đạo cho phép.
Họ bỏ bê ra đi,
khung y rời thành miếng,
bị bung ra, trên tường,
mang theo bằng bình bát,
túi đựng, chỉ buộc lại,
và buộc lại đôi dép,
và cái túi đựng dép,
và dây vải mang vai.
Nước uống chưa được phép,
trên đường, đồ lược nước,
miếng vải, theo thói thường,
có hai vị tỳ khưu,
vị Ẩn Sĩ đã đến
thành phố Vesālī,
đồ lọc có hai lớp,
bể lọc nước, nơi ấy
ngài cho phép đồ lọc.
Các con muỗi, vật ngon,
nhiều bệnh, Jīvaka,
đường kinh hành, nhà tắm,
không bằng phẳng, nền thấp,
(và) ba loại nền móng,
họ lại gặp khó khăn,
bậc cấp, có lan can,
tay vịn, ở ngoài trời,
rác cỏ, tô hồ vữa
bên trong và bên ngoài,
màu trắng và màu đen,
và chuẩn bị màu đỏ,
việc làm vòng, dây treo,
cây đinh răng cá kiếm,
vải trang hoàng, sào máng,
và sợi dây treo y,
làm mặt đất cao hơn,
nền móng, vá bậc thang,
lan can, cửa ra vào,
trụ cửa, có rãnh xoay,
cái chốt xoay ở trên,
tay nắm, và chốt gài,
đinh khóa chốt, chốt phụ,
lỗ khóa, lỗ để luồn,
và thêm sợi dây thừng.
Mô tròn, và ống khói,
ở giữa, và đất sét
đắp mặt, máng chứa đựng,
có mùi hôi, bị phỏng,
vại chứa nước, gáo múc,
không ra được mồ hôi,
và nền bị ẩm ướt,
lau sạch, làm rãnh thoát.
Ghế ngồi,
và nhà kho,
cát, đá phiến, rãnh thoát,
ở trần, trên nền nhà,
trời đang mưa, ở đó,
ba loại vải để choàng,
giếng nước, bị sụp đổ,
bị thấp, sợi dây rừng,
dây buộc thân, cần giọt,
cần trục quay, ròng rọc,
nhiều gàu múc bị bể,
bằng thiếc, gỗ, da thuộc,
nhà, cỏ, và nắp đậy,
máng chứa nước, hồ tắm,
rào chắn, bị ẩm ướt,
và bằng rãnh thoát nước,
bị lạnh, hồ trữ nước,
nước ôi và mái vòng.
Bốn tháng, và họ nằm,
hoa thơm, không chú nguyện,
chạm trổ, giá đỡ bát,
họ ăn cùng một (tô),
nằm chung, chuyện Vaḍḍha,
chuyện Bodhi, không bước.
Cái chum, vật chà chân,
cái chỗi, loại chà chân
cát, sỏi, và bọt biển,
cái quạt, chỗi quét bụi,
quạt muỗi, quạt đuôi bò.
Ô dù, và không có,
trong tu viện, ba việc
đồng tình về sợi dây,
tật nhai lại, cơm rơi,
các móng dài, họ cắt,
các ngón tay bị đau,
chảy máu, và cắt sát
hai mươi, để tóc dài,
dao cạo, đá mài dao,
bao đựng, miếng vải len,
họ tỉa râu, để râu,
dưới cằm, thành bốn góc,
tạo dáng lông ngực, bụng,
giống ngà voi, cạo lông,
bệnh hoạn, kéo, vết thương,
lông dài, và mảnh sành,
tóc bạc, bị bít kín,
loại đặc biệt, đồng thau,
với thuốc cao, ngồi chỏ,
và miếng vải băng bó,
sợi dệt, kim, dây lưng,
do nhiều sợi bện lại,
có hình đầu rắn nước,
bện hình cái trống nhỏ,
như dây xích, bằng vải,
và hai đầu thắt lại,
chóp, khâu tròn, thắt nút,
đầu chóp vẫn bị sờn,
và đủ loại hột nút,
lại có loại hình dẹp,
từ mép được lùi vào.
Vải lót kẻ tại gia:
loại quấn như vòi voi,
vắt đuôi cá, bốn góc,
loại có tua, thật dài,
trùm vải choàng tục gia,
mặc váy, túi hai vai,
gỗ chà răng, gậy đánh,
bị vướng ở cổ họng,
và thêm đám lửa lớn,
đốt ngọn lửa nghịch chiều,
(trèo) cây, bởi con voi,
ngôn ngữ của bản thân,
giải đoán điềm lành dữ,
họ học rồi dạy lại,
họ nói chuyện nhảm nhí.
Ngài hắt hơi, điều lành,
và nhai (tỏi), bệnh gió,
và làm bẩn, mùi hôi,
khó khăn, bục tiểu tiện,
họ thẹn, đậy, mùi hôi,
và họ tiêu đó đây,
mùi hôi, hố chứa phân,
chúng sụp xuống, nền cao,
và nền móng, bậc thang,
lan can, và bên trong,
khó khăn, và bục tiêu,
(tiểu) ra ngoài, khe rãnh,
và gỗ chùi, thùng chứa,
và không được đậy lại.
Nhà tiêu, cửa, trụ cửa,
rãnh xoay, và chốt xoay,
tay nắm, và chốt gài,
đinh khóa chốt, chốt phụ,
lỗ khóa, và lỗ xỏ,
sợi dây, vữa trong ngoài,
màu trắng và màu đen,
việc làm vòng, dây treo,
cây đinh răng cá kiếm,
năm sợi vải, sào máng,
và sợi dây treo y.
Già, yếu đuối, tay vịn,
và ở kho chứa đồ,
cũng như thế, rải cát,
trải lót bằng đá phiến,
đọng nước, rãnh thoát nước.
Lu nước, và gáo múc,
khó khăn, thẹn, nắp đậy.
Họ làm việc xấu xa,
được phép đồ kim loại,
trừ ra các vũ khí.
Bậc Đại Sĩ cho phép
tất cả vật bằng gỗ,
trừ trường kỷ, ghế dựa,
bát gỗ, giày dép gỗ.
Đấng Như Lai loại ra
vật chà chân, lu lớn,
còn từ bi cho phép,
tất cả vật gốm sứ.
Việc chỉ dẫn điều nào,
nếu giống điều trước đây,
điều đã được tóm tắt
ở trong phần tóm lược,
điều ấy nên biết đến
từ điều đã được dạy.
Như vậy một trăm mười
sự việc thuộc Tạng Luật
ở trong phần Tiểu Sự
sự duy trì chánh Pháp,
trợ giúp các vị tốt,
vị nắm giữ Tạng Luật
được học tập khéo léo,
tâm định tĩnh tốt đẹp,
vị thông minh, giải rõ,
đa văn, đáng cúng dường.

Dứt Chương các Tiểu Sự.

******


[1] Sáu vị đứng đầu sáu nhóm ngoại đạo thời đó.

[2] Tức là chân bình bát dạng vòng tròn.

[3] Ngài Buddhaghosa giải thích loại vòng đế bình thường chính là loại vòng đế có răng cá kiếm đã được cắt.

[4] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Vương tử Bodhi đã trải ra tấm thảm bằng vải với ước nguyện rằng: “Nếu ta sẽ có được đứa con trai thì đức Thế Tôn sẽ bước lên tấm thảm trải bằng vải của ta.” Và vì vị ấy không thể có con trai nên đức Thế Tôn đã không bước lên. Nếu đức Thế Tôn bước lên, sau này vị vương tử không có con trai có thể sanh tà kiến rằng: “Vị này không phải là Toàn Giác;” đó là nguyên nhân trong việc đức Thế Tôn không bước lên tấm thảm trải bằng vải. Ngay cả các vị tỳ khưu trong khi không biết rồi bước lên có thể bị hàng tại gia chê bai, do đó đức Thế Tôn đã quy định điều học về việc này để tránh cho các vị tỳ khưu bị chê bai. Đây là nguyên nhân của việc quy định điều học.

[5] Liên quan đến tội pācittiya (ưng đối trị) 37.

[6] Ở phần giới của tỳ khưu ni, ngài Buddhaghosa giải thích sambādho là hai nách và hạ bộ.

[7] Met,t,hakokuṭṭha được thấy ở Tam Tạng của Thái Lan, còn ở Tam Tạng của Miến Điện và Tích Lan là Yameḷu và Tekula.

[8] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Ở đây ‘saka nirutti’ nghĩa là sự giảng giải được nói ra bởi đấng Chánh Đẳng Giác tức là sự phát biểu bằng ngôn ngữ của xứ Magadha.” Các nhà học giả trong thời hiện tại đã nêu ra tranh luận về vấn đề này biện luận rằng từ sakāya còn có liên quan đến từ saka (bản thân) ám chỉ ngôn ngữ địa phương của mỗi cá nhân, thay vì Sakya (dòng dõi Thích Ca) ý nói đến ngôn ngữ cổ thời bấy giờ theo như lời giải thích của ngài Buddhaghosa.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 02 | 03a | 03b | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda Nguyệt-Thiên đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 06-06-2005