Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


  Chương 6.

SỞ HỮU NHẤT HÀNH TÂM (Ekaggata)

Ekaggata, Định, nhất hành tâm (Concentration, one-pointedness), là một sở hữu khác nữa trong số bảy sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana) gọi là sở hữu nhất hành tâm, sở hữu này xuất hiện kèm với tất cả các tâm như: Tâm thiện, tâm bất thiện, tâm quả và tâm tố. Ekaggata xuất hiện với tất cả các tâm ở tất cả các cõi hữu tâm. Nhưng chúng sẽ biết, chất lượng của nó sẽ đổi khác mỗi khi xuất hiện với các tâm khác nhau.

Trạng thái của tâm chính là nhận ra một đối tượng và như vậy, mỗi tâm xuất hiện đều phải có một đối tượng. Không có tâm mà không có đối tượng đi kèm theo và mỗi tâm chỉ có thể nhận ra một đối tượng duy nhất mà thôi. Ekaggata là một sở hữu có nhiệm vụ tập trung chú ý vào đối tượng duy nhất đó, nó không biết bất kỳ một đối tượng nào khác và ekaggata lại có nhiệm vụ chỉ tập trung vào đối tượng hiện hữu mà thôi. Thí dụ nhãn thức chỉ nhận ra cảnh sắc, nó không thể nhận ra cảnh sắc nào khác và ekaggata tập trung chú ý vào đối tượng hiện hữu đó. Nhĩ thức chỉ có thể nhận ra cảnh thinh, nhĩ thức không thể nhận ra cảnh sắc hay bất kỳ đối tượng nào khác và ekaggata tập trung vào cảnh thinh.

Từ “đối tượng” dùng trong Tạng Vi Diệu Pháp không có nghĩa giống như từ “vật thể” (Votthapana) hay “đồ vật” (Thing) chúng ta thường gặp trong ngôn ngữ qui ước. Trong ngôn ngữ thông thường chúng ta có thể gọi một vật như: Cái bình là một đồ vật. Chúng ta cho là trong cùng một lúc ta có thể nhìn thấy cái bình, sờ vào nó và biết đó là cái bình. Trên thực tế có rất nhiều tâm khác nhau giúp ta biết được những đồ vật khác nhau đó thông qua các “môn” đặc trưng thuộc tâm đó. Những tâm chỉ xuất hiện mỗi lần có một thứ mà thôi  và chỉ nhận ra được duy nhất có một đối tượng hay một khái niệm mỗi lần mà thôi. Tâm nhãn thức chỉ  nhận ra cảnh sắc, nó không biết được vật sờ mó được hay khái niệm. Cảnh sắc là vật được cảm nghiệm qua “nhãn môn” (mắt). Điều nhìn thấy không thể sờ mó được. Theo nguyên tắc này chúng ta có thể hiểu được điều này, nhưng chân lý này phải được thẩm tra bằng cách niệm nhiều đối tượng khác nhau đang xuất hiện cùng một lúc.

Khi chúng đề cập đến một đối tượng chúng ta phải xác định được đó là loại đối tượng nào có cảnh sắc được biết đến qua nhãn-môn, có cảnh thinh được nhận ra qua nhĩ-môn. Chúng ta cũng biết được cảnh khí, cảnh vị và cảnh xúc tới được qua các căn môn thích hợp. Tất cả mọi đối tượng này cũng được biết đến qua ý-môn. Tất cả mọi vật có thực và cả các khái niệm lẫn các ý tưởng, không có thực theo nghĩa tuyệt đối cũng được biết qua ý-môn. Như vậy chúng ta thấy từ “cảnh” trong Tạng Vi Diệu Pháp mang một ý nghĩa hết sức chính xác.

Ekagatta, có nhiệm vụ tập trung chú ý vào cảnh, được dịch là “nhất hành tâm” (One-pointedness) hay là tập trung tư tưởng. Khi chúng ta nghe từ tập trung tư tưởng “concentration” chúng ta tin là nhất hành tâm chỉ xảy ra nơi thiền chỉ, tu tịnh (Samatha) hay thiền tĩnh (Trangquil meditation) mà thôi, nhưng không phải vậy. Thực vậy khi tĩnh được phát triển, thì nhất hành tâm cũng phát triển theo, nhưng nó không chỉ xuất hiện nơi tu tịnh, thiền tĩnh mà thôi. Nhất hành tâm xuất hiện với từng loại tâm, tuy nhiên chất lượng của nó rất khác vì có nhiều tâm khác nhau xuất hiện. Ngay cả khi chúng ta “bị phân tâm” (lo ra) như chúng ta gọi như thế theo ý nghĩa ngôn ngữ thông thường, ngay cả khi chúng ta “phóng tâm” hay “lo ra” thì vẫn có tâm tĩnh, sở hữu nhất hành tâm xảy ra với tâm bất thiện vì nó xuất hiện với tất cả mọi tâm khác. Sở hữu nhất hành tâm tập trung chú ý vào vật  được nhận ra vào sát-na đó. Thí dụ như khi có tâm si (Moha-mula-citta) là tâm có căn nơi vô minh đi kèm với tâm trạo cử (Udhacca). Cũng còn có sở hữu nhất hành tâm, tâm tĩnh (Ekaggata cetasikas) đi kèm theo với tâm đó. Khi chúng ta thưởng thức một cảnh đẹp hay một bản nhạc hay tức khắc sở hữu tâm tâm tĩnh xuất hiện với tâm si. Ngay lúc đó chúng ta mải mê chăm chú vào đối tượng dễ chịu đó và bị nô dịch vào đó. Tập trung tư tưởng cũng xuất hiện khi chúng ta làm điều tầm bậy.

Sở hữu nhất hành tâm đi kèm theo tâm bất thiện được gọi tà định (Miccha-samadhi) tức tập trung tư tưởng sai lạc. Sở hữu nhất hành tâm cũng đi kèm với chánh định (Samma-samadhi), là một từ khác nữa để chỉ sở hữu nhất hành tâm. Tuy nhiên tà định và chánh định, cả hai đều là sở hữu nhất hành tâm cả, dẫu có những đặc tính khác nhau. Chánh định tập trung chú ý vào đối tượng một cách đúng đắn, lành mạnh, lại có nhiều mức độ chánh định.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì1, phần IV ch. 1. 118,119) khẳng định về sở hữu nhất hành tâm, và ở đây thực chất là bàn về chánh định như sau:[46]

Định này được biết đến như là tập trung tâm vào một điểm duy nhất. Không phân tâm hay “lo ra, phóng dật” là trạng thái của nó. Gắn kết với những trạng thái cùng tồn tại là phận sự của tâm này, giống như nước trộn lẫn với bột tắm làm thành một chất kem, và bình an nội tâm hay trí tuệ là thành tựu của tâm tĩnh. Như đã đề cập đến: “Những ai biết tập trung tư tưởng sẽ nhận biết và quan sát được theo chân lý”. Định được phân định bằng cách viện tới lạc thường thường là nguyên nhân gần[47]. Giống như kiên định tính của ngọn đèn khi không có gió thoảng qua cũng như vậy chúng ta phải hiểu sự kiên định của tâm như vậy.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga  XIV, 139) lại đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy, chỉ trừ có điều đề cập đến bình yên tâm hồn là cách thể hiện của tâm tĩnh hay tập trung tư tưởng, chứ không phải là trí tuệ hiểu biết suông.

Chánh định là một trong số những thiền chi (Jhana-factors) đang phát triển nơi tu tịnh để loại bỏ những triền cái và đạt đến thiền[48]. Các thiền chi được áp dụng vào tầm (Vitakka), nâng đỡ tứ (Vicara), pháp hỷ (Piti), lạc (Sukha) và định (Samadhi) phải được cùng phát triển mạnh mẽ để đạt tới thiền. Tất cả các thiền chi đó đều hỗ trợ tâm để đạt đến tĩnh nhờ vào đề mục thiền.

Một số người lẫn lộn chánh định với tà định trước các thiền chỉ, tu tịnh. Họ muốn cố gắng tập trung vào một điểm với mong muốn đạt được thoải mái. Rồi tâm bất thiện xuất hiện, kèm với chấp thủ thoải mái. Mục tiêu của thiền chỉ, tu tịnh không phải là điều chúng ta muốn đề cập đến bằng từ “thoải mái” nơi ngôn ngữ qui ước. Nhưng là sự loại bỏ tạm thời các phiền não. Để phát triển được thiền chỉ một cách đúng đắn, hiểu biết một cách cặn kẽ quá trình phát triển thiền chỉ là điều hết sức cần thiết. Chánh kiến nên biết chính xác khi nào là tâm thiện và khi nào là tâm bất thiện xuất hiện và cũng phải biết được trạng thái của tâm tĩnh để tìm cách phát triển. Có nhiều giai đoạn để đạt đến tâm tĩnh và một khi tâm tĩnh đã trở nên mạnh mẽ hơn, định cũng sẽ phát triển.[49] sở hữu tâm tĩnh, điểm tập trung (Ekaggata) đi kèm theo với sắc giới (Rupavacara) tức là tâm thiền sắc giới (Rupajhanacitta) lại hoàn toàn khác so với  tĩnh tâm, điểm tập trung xuất hiện với tâm dục giới (Rupa-kamavacara citta) là tâm thuộc xứ hay lãnh vực các căn (Sense-sphere). Trong mỗi giai đoạn thiền bậc cao này đều xuất hiện mức độ tĩnh  cao hơn và như vậy  ekaggata trở nên tinh tế hơn. Nó trở nên tĩnh hơn và tinh tế hơn là cả ekaggata xuất hiện chung với tâm sắc giới (Rupavacara citta).

Cũng lại xuất hiện chánh định thuộc thiền quán hay thiền quán (Vipassana). Như chúng ta đã thấy sự thành tựu thứ hai thuộc sở hữu nhất hành tâm hay là định được nói đến trong tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ, chính trí tuệ hay hiểu biết hay là trí thông minh. Khi trí tuệ hay huệ biết được danh pháp hay sắc pháp một cách cặn kẽ, thì lúc đó cũng xuất hiện chánh định để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chánh định là một trong số những yếu tố thuộc Bát chánh đạo. Khi trí tuệ hay huệ hiểu được, thí dụ cảnh sắc là gì thì đối tượng hữu hình đó tự xuất hiện như là một sắc pháp duy nhất qua nhãn căn hay là qua thấy sự hiện diện như là một danh pháp duy nhất đang cảm nghiệm cảnh sắc đó sát-na chánh định cũng xuất hiện. Chánh định tập trung vào đối tượng một cách đúng đắn. Khi chánh định đi kèm theo với tâm siêu thế (Lokuttara-citta) thì chánh định cũng là siêu thế và nó tập trung chú ý tới Niết-bàn. Lúc đó chánh định lại là một yếu tố thuộc Bát chánh đạo siêu phàm (Supramundane).

Một số người tin rằng trong việc phát triển thiền quán họ nên cố gắng tập trung vào các danh pháp và sắc pháp đặc thù. Nếu định kèm theo một tâm với ước muốn đạt đến kết quả thì đó là tà định (Wrong concentration). Cho đến khi nào chúng ta không thể trở thành một bậc thánh Tu-đà-hườn (Sotapanna) (là người đã đạt đến bậc giác ngộ thứ nhất.) khuynh hướng Giới cấm thủ (Silabbata paramata) đã không bị tiêu diệt hết. Chúng ta vẫn còn bị ước muốn  chi phối và rồi sẽ  đi theo con đường sai quấy. Một khi danh pháp hay sắc pháp xuất hiện qua một trong sáu căn-môn, lúc đó sẽ xuất hiện chánh niệm về điều đó và rồi, ngay lúc đó chánh kiến về thực tại đó có thể được phát triển. Chánh kiến lại đi kèm theo với chánh định chỉ xuất hiện khi có những điều kiện thích hợp và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần phải nghĩ đến tập trung vào một đối tượng đặc thù nào đó.

Niệm (Sati-mindfulness) chánh kiến và chánh định là những thực tại xuất hiện là do có được những điều kiện thích hợp. Cả ba đều là vô ngã (Anatta). Vô ngã có thể điều khiển được sự xuất hiện của bất kỳ tâm nào hoặc có thể điều hòa được những cảm nghiệm về một đối tượng đặc thù nào đó. Những điều kiện để chánh định và chánh kiến có thể được vun đắp chính là: Nghiên cứu các chân lý mà đức Phật đã giảng dạy và nghiền ngẫm cả khi chúng xuất hiện trong cuộc sống ngày.

Trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn 4, chương V điều 1 viết về Định) chúng ta đọc thấy có bốn cách để luyện thiền định. Cách thứ nhất, Đức Phật giải thích rằng:  Đây là phát triển bốn bậc thiền dẫn đến cuộc sống hạnh phúc trên đời này. Loại thứ hai, đó là thiền định dựa trên “ánh sáng thức tỉnh” đây chính là đề tài về thiền. Điều này dẫn ta đến “giác và tuệ” (Knowledge and insight) hiểu theo mạch văn này, theo như lời chú giải (Manorathapurani), tức là cái nhìn trong sáng.

Còn cách thứ ba để phát triển thiền định, nếu phát triển tốt và tận dụng hết khả năng, điều này sẽ dẫn đến “niệm và thức tỉnh’. Chúng ta đọc thấy như sau:

Này chư Tỳ-khưu, về điểm này những thọ xuất hiện nơi vị Tỳ-khưu quá rõ ràng, những thọ tồn tại trong ông cũng thật hiển nhiên và những thọ kết thúc nơi ông cũng quá rõ ràng. Tưởng nổi dậy trong ông... tưởng xuất hiện nơi ông, tồn tại nơi con người ông, Rồi kết thúc trong ông cũng đã thật là rõ ràng. Vị Tỳ-khưu này được gọi là người đã luyện tập thiền định trở nên hiện thực dẫn ông ta đến niệm và thức tỉnh.’

Còn cách thứ tư để phát triển thiền định, điều này lại giúp phá bỏ các phiền não chúng ta đọc thấy:

Thế điều làm cho ta thực hiện được thiền định hữu bản là gì. Nếu phát triển và tận dụng được tối đa, sẽ dẫn ta đến phá bỏ được các lậu hoặc (Asavas).

Và làm thế nào chúng ta thực hiện được thiền định bản hữu, nếu phát triển được và tận dụng tối đa sẽ dẫn đến phá bỏ được các lậu hoặc?

Ở điểm này một vị Tỳ-khưu sẽ kiên trì theo dõi sinh và diệt với ngũ thủ uẩn như sau: Như sắc pháp, như thể như thể sắc diệt... như thọ... đó là tưởng... đó là hành... là ý thức sinh và diệt.

Hỡi chư Tỳ-khưu, điều này được gọi là thiền định bản hữu. Sẽ dẫn đến huỷ bỏ được các lậu hoặc. Đây là bốn cách để luyện thiền định hữu bản. Hơn thế nữa với nội dung này tôi đã đề cập đến ở chương nói về “mục đích” trong bản kinh Sutta gọi vấn đề các việc lành (Punika).

Ai tìm kiếm những điều cao thượng và tầm thường trên đời này.

Ai không tự khuấy động lên trên đời này

Nhưng tĩnh và trong sáng, vui vẻ không tham lam

Người đó vượt qua được cõi luân hồi và tuổi già,

Đây là lời ta phán như vậy

Khi chánh niệm về danh pháp và sắc pháp nổi lên, mà không cố gắng tập trung vào những đối tượng đặc thù cụ thể, thì cũng có chánh định xuất hiện vào sát-na đó vì đã có những điều kiện thích hợp và thực hiện nhiệm vụ của nó. Khi chánh kiến được phát triển thấu đáo và thâm nhập vào ngũ uẩn sanh diệt và cuối cùng sẽ là sự tiêu diệt các điều lậu hoặc để đạt đến tình trạng A-la-hán.

 

Câu hỏi:

  1. Có phải sở hữu nhất hành tâm và định cũng chỉ là một sở hữu hay không?
  2. Thiền định có đi kèm theo với tâm bất thiện hay không?
  3. Sự khác biệt giữa chánh định nơi thiền chỉ và chánh định nơi thiền quán là gì?
  4. Nếu chúng ta gắng tập trung chú ý vào âm thanh, đó có phải là cách để nhận ra âm thanh là gì hay không?

 

[46]  Xin cũng đọc  Pháp tụ (Dhammasangani) đoạn 11

[47] Cảm giác sảng khoái, lạc là một thiền chi (Jhana-factor) chỉ xuất hiện ở bốn giai đoạn thiền sắc giơi mà thôi. Nó hỗ trợ định nhằm tập trung chú ý vào đề tài thiền. Ở vào giai đoạn cao nhất thuộc thiền sắc giới thì cảm giác sảng khoái được loại bỏ và cảm giác phi lạc phi khổ thay vào đó đi kèm theo là tâm thiền.

[48] Xin Xem Abhiddhamma in Daily life, chương 22.

[49] Vào giai đoạn đầu tiên luyện tập tâm tĩnh  mới chỉ có việc sửa soạn tập trung chú ý (Parakamma-samadhi.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: https://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004