Guong bac xuat gia - 4.3

Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

GƯƠNG BẬC XUẤT GIA
(Anagāriyūdāharana)

Dhammarakkhita Bhikkhu
(Tỳ khưu Hộ Pháp)


Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

 

HÀNH PAVĀRAṆĀKAMMA

Mỗi năm vào ngày rằm (15) tháng 9 âm lịch, ngày áp cuối trong 3 tháng an cư nhập hạ của Tỳ khưu, (sáng ngày hôm sau (16) là ngày mãn hạ), Ðức Phật cho phép chư Tỳ khưu thỉnh mời (pavāraṇā) để nhắc nhở, khuyên bảo lẫn nhau với tâm từ do bởi thấy, nghe, nghi ngờ. Khi Tỳ khưu nhận thức được sai lầm rồi, sẽ sửa chữa cho trở nên hoàn thiện.

Trong Phật giáo, đối với Tỳ khưu biết rõ đã phạm āpatti nào, lỗi lầm nào, Ðức Phật cho phép Tỳ khưu làm lễ sám hối āpatti ấy, lỗi lầm ấy với một vị Tỳ khưu khác hay chư Tăng, nguyện cố gắng thu thúc giữ gìn cho được trong sạch trở lại. Ðối với Tỳ khưu không thấy, không biết āpatti, Ðức Phật cho phép Tỳ khưu hành lễ pavāraṇā thỉnh mời chư Tăng, hay cá nhân nhắc nhở chỉ dạy những āpatti, những lỗi lầm lẫn nhau. Khi Tỳ khưu nhận thức rõ āpatti, lỗi lầm, sẽ sửa chữa lại cho được hoàn thiện.

Hành Tăng sự pavāraṇā cũng là một trong những cách hành Tăng sự chỉ dành riêng cho Tỳ khưu mà thôi. Những Tỳ khưu được phép tham dự hội họp tại sīmā, để hành Tăng sự pavāraṇākamma, phải hội đủ những điều kiện còn khó hơn cả hành Tăng sự uposathakamma.

- Tỳ khưu có giới hoàn toàn trong sạch.
- Tỳ khưu phải an cư 3 tháng hạ trước, kể từ ngày 16/6 đến ngày 16/9 âm lịch.
- Tỳ khưu suốt 3 tháng an cư nhập hạ không bị đứt hạ...

Những Tỳ khưu này có quyền tham dự hội họp tại sīmā, để làm lễ hành Tăng sự pavāraṇā giữa chư Tỳ khưu Tăng. Nếu chỗ Tỳ khưu an cư không có sīmā, thì chư Tỳ khưu có thể đến chùa khác có sīmā để làm lễ hành Tăng sự pavāraṇā.

Nếu Tỳ khưu phạm āpatti; Tỳ khưu an cư 3 tháng hạ sau, kể từ ngày 16/7 đến ngày 16/10 âm lịch; Tỳ khưu an cư 3 tháng hạ trước nhưng bị đứt hạ; Tỳ khưu không nhập hạ; những hạng Tỳ khưu này không được phép tham dự lễ hành Tăng sự pavāraṇā.

Pavāraṇā: Lời thỉnh mời, có 3 loại:

1- Saṃghapavāraṇā: Lời thỉnh mời giữa chư Tỳ khưu Tăng.
2- Gaṇapavāraṇā: Lời thỉnh mời giữa nhóm Tỳ khưu.
3- Puggalapavāraṇā: Một Tỳ khưu nguyện pavāraṇā.

Hành pavāraṇā, có 3 cách:

1- Tevācikā pavāraṇā: Pavāraṇā đọc 3 lần.
2- Dvivācikā pavāraṇā: Pavāraṇā đọc 2 lần.
3- Ekavācikā pavāraṇā: Pavāraṇā đọc 1 lần

Ngày hành pavāraṇā, có 3 ngày:

1- Pannarasī pavāraṇā: Pavāraṇā vào ngày rằm tháng 9 (hoặc rằm tháng 10) âm lịch.
2- Catuddasī pavāraṇā: Pavāraṇā ngày 14 cuối tháng 9 (tức là ngày 29/9 âm lịch).
3- Samaggī pavāraṇā:
Pavāraṇā từ ngày 01 nửa tháng 9 sau (tức là ngày 16/9) cho đến ngày rằm tháng 10 âm lịch, chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí chọn một ngày làm lễ pavāraṇā, gọi là samaggī pavāraṇā.

Giải Thích:

I- SAṂGHAPAVĀRAṆĀ

Lời thỉnh mời giữa chư Tỳ khưu Tăng

Chư Tỳ khưu Tăng có từ 5 vị Tỳ khưu trở lên phải nên hành Saṃghapāvaraṇā. Những nghi lễ hành Tăng sự pavāraṇā hầu hết hoàn toàn giống như hành Tăng sự uposatha.

Công việc tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā là phận sự của vị Ðại Trưởng Lão cao hạ nhất. Trừ khi vị Ðại Trưởng Lão ấy không tụng đọc, thì Ngài chỉ định đến vị Ðại Ðức nhỏ hạ kế tiếp làm phận sự tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā.

Nghi Thức Trước Khi Hành Saṃghapavāraṇā

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng hội họp tại sīmā, ngồi cách nhau trong một hatthapāsa (2 cùi tay+1 gang), trình chư Tăng biết pháp danh 2 vị Ðại Ðức luật sư: vị Ðại Ðức luật sư vấn, pháp danh "Tissa", và vị Ðại Ðức luật sư đáp, pháp danh "Datta".

Ajjhesakañatti:

Ls1:- Suṇātu me Bhante saṃgho, yadi saṃghassa pattakallaṃ, ahaṃ āyasmantaṃ Tissaṃ bhikkhuṃ pavāraṇāñattitthapanaṃ ajjheseyyaṃ.

Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn của con, nếu việc thỉnh mời tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā hợp thời đối với chư Tăng, con xin kính thỉnh Ngài Ðại Ðức Tissa tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā.

Lời thỉnh mời:

Tỳ khưu luật sư ngồi chồm hổm, chắp 2 tay đọc câu thỉnh mời 3 lần:

Ls2:- "Saṃgho Bhante, āyasmantaṃ Tissaṃ pavāraṇāñattitthapanaṃ ajjhesati, thapetu Bhante āyasmā Tisso pavāraṇāñattiṃ.

- Dutiyampi Bhante, saṃgho āyasmantaṃ Tissaṃ pavāraṇāñattitthapanaṃ ajjhesati, thapetu Bhante āyasmā Tisso pavāraṇāñattiṃ.

- Tatiyampi Bhante, saṃgho āyasmantaṃ Tissaṃ pavāraṇāñattitthapanaṃ ajjhesati, thapetu Bhante āyasmā Tisso pavāraṇāñattiṃ.

Kính bạch Ngài Ðại Ðức, chư Tăng kính thỉnh Ngài tụng đọc tuyên ngôn saṃghapavāraṇā. Kính xin Ðại Ðức Tissa tụng đọc tuyên ngôn saṃghapavāraṇā ... lần thứ nhì ... lần thứ ba.

Ls1:- Āma, thapessāmi.

Vâng, tôi sẽ tụng đọc tuyên ngôn saṃghapavāraṇā)

Vinayapucchakañatti: (Tuyên ngôn vị Ðại Ðức Tissa vấn Vinaya).

Ls1:- Suṇātu me Bhante saṃgho, yadi saṃghassa pattakallaṃ, ahaṃ āyasmantaṃ Dattaṃ bhikkhuṃ vinayaṃ puccheyyaṃ.

Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn của tôi, nếu việc hỏi vinaya hợp thời đối với chư Tăng, tôi xin hỏi Ðại Ðức Datta về vinaya.

Vissajjakañatti: Tuyên ngôn vị Ðại Ðức Datta đáp Vinaya.

Ls2:- Suṇātu me Bhante saṃgho, yadi saṃghassa pattakallaṃ, ahaṃ āyasmatā Tissena bhikkhunā vinayaṃ puṭṭho vissajjeyyaṃ.

Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn của con, nếu việc trả lời vinaya hợp thời đối với chư Tăng, con xin trả lời Ðại Ðức Tissa hỏi về vinaya.

Ls1:- Sammajjanī padīpo ca, udakaṃ āsanena ca.
Pavāraṇāya etāni, pubbakaraṇan’ti vuccati.

Chú giải dạy, có 4 công việc cần phải làm trước khi chư Tỳ khưu Tăng hội họp tại Sīmā để hành Tăng sự pavāraṇā:

V.1:- Công việc quét dọn, lau chùi bên ngoài, bên trong sīmā xong hay chưa?

Ð :- Xong rồi. Bạch Ngài.

V.2:- Công việc đốt đèn xong hay chưa?

Ð :- Ban ngày, công việc đốt đèn không cần thiết. Bạch Ngài.

V.3:- Công việc lo nước dùng, nước uống xong hay chưa?

Ð :- Xong rồi. Bạch Ngài.

V.4:- Công việc sắp đặt, trải chỗ ngồi cho chư Tỳ khưu xong hay chưa?

Ð :- Xong rồi. Bạch Ngài.

Chanda, Pavāraṇā

Trong trường hợp Mahāsīmā (hoặc gāmasīmā), Tỳ khưu nào không thể đến tham dự lễ hành Tăng sự pavāraṇākamma vì bị bệnh, vị Tỳ khưu ấy cần phải gởi chanda, pavāraṇā cho một vị Tỳ khưu khác.

- Cách gởi chanda, pavāraṇā

- Tỳ khưu gởi chanda: Chandaṃ dammi, chandaṃ me hara, chandaṃ me ārocehi. (3 lần).

- Tỳ khưu nhận chanda: Āma, Bhante (Āvuso).

- Tỳ khưu gởi pavāraṇā: Pavāraṇaṃ dammi, pavāraṇaṃ me hara, pavāraṇaṃ me ārocehi mamatthāya pavārehi. (3 lần) [Vinayapiṭaka, bộ Mahāvagga, phần Pavāraṇakkhandhaka]

Tôi gởi pavāraṇā, xin Ngài nhận pavāraṇā của tôi, xin Ngài trình pavāraṇā của tôi đến chư Tăng, xin nhờ Ngài pavāraṇā để đem lại sự lợi ích cho tôi.

- Tỳ khưu nhận pavāraṇā: Āma, Bhante (Āvuso).

- Cách trình chanda, pavāraṇā

Khi chư Tỳ khưu Tăng đã hội họp đông đủ tại sīmā, vị Tỳ khưu nhận chanda, pavāraṇā xin phép chư Tăng trình chanda, pavāraṇā của Tỳ khưu bệnh tên là "Mitta" rằng:

Mittanāmena Bhante, bhikkhunā chando dinno. (3 lần).

Mitto Bhante, bhikkhu saṃghaṃ pavāreti diṭṭhena vā, sutena vā parisaṅkāya vā, vadatu taṃ saṃgho anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissati. (3 lần).

Năm phận sự trình lên chư Tỳ khưu Tăng

V:- Chandapavāraṇā utukkhānaṃ,
bhikkhugaṇanā ca ovādo.
Pavāraṇāya etāni, pubbakiccan’ti vuccati.

Chú giải dạy, có 5 phận sự phải trình lên chư Tăng trước khi hành Tăng sự pavāraṇā là:

V.1:- Tỳ khưu bệnh gởi chanda, pavāraṇā, Tỳ khưu nhận chanda, pārisuddhi, phận sự trình chanda, pavāraṇā đến chư Tăng xong chưa?

Ð :- Không phải mahāsīmā, gāmasīmā, đây là khaṇṇasīmā, cho nên phận sự trình chanda, pavāraṇā không có. Bạch Ngài.

V.2:- Trong một năm có 3 mùa: mùa lạnh, mùa nóng, mùa mưa. Trong 3 mùa ấy, hiện nay thuộc về mùa nào?

Ð :- Hiện nay đang thuộc về mùa mưa. Bạch Ngài.

V.3:- Trong mùa mưa gồm có 8 pakkha [nếu nhằm tháng nhuận thì gồm 10 pakkha]. Trong 8 pakkha ấy, đã qua bao nhiêu pakkha? Hiện tại đến pakkha thứ mấy? Còn lại bao nhiêu pakkha?

Ð :- Ðã qua 5 pakkha, hiện tại đến pakkha thứ 6 và còn lại 2 pakkha. Bạch Ngài.

V.4:- Trong sīmā này, có bao nhiêu Tỳ khưu đến hội họp?

Ð :- Có ... vị Tỳ khưu đến hội họp. Bạch Ngài.

V.5:- Phận sự dạy dỗ Tỳ khưu ni đã trình xong chưa?

Ð :- Hiện nay Tỳ khưu ni không còn nữa, nên phận sự dạy dỗ không có. Bạch Ngài.

Bốn chi pháp hợp lệ để hành Tăng sự pavāraṇā

Trước khi tụng tuyên ngôn pavāraṇā, mỗi vị Tỳ khưu đọc lời thỉnh mời pavāraṇā, điều quan trọng cần phải hợp đủ 4 chi pháp.

Pavāraṇā yāvatikā ca bhikkhū kammappattā.
Sabhāgāpattiyo na vijjanti.
Vajjanīyā ca puggalā tasmiṃ na honti.
Pattakallan’ti vuccati.

Chú giải dạy, lễ tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā cần phải có đầy đủ 4 chi pháp hợp lệ là:

V1:- Pavāraṇā có 3 ngày: catuddasī pavāraṇā, pannarasī pavāraṇā và sāmaggī pavāraṇā. Trong 3 ngày ấy, hôm nay thuộc về ngày pavāraṇā nào?

Ð :- Pannarasī pavāraṇā Bạch Ngài.

V :- Tỳ khưu hành pavāraṇā có 3 loại: saṃgha pavāraṇā, gaṇa pavāraṇā và puggala pavāraṇā. Trong 3 loại ấy, hôm nay hành loại nào?

Ð :- Saṃgha pavāraṇā. Bạch Ngài.

V :- Hành pavāraṇā có 3 cách: tevācikā pavāraṇā, dvevācikā pavāraṇā và adhiṭṭhāna pavāraṇā. Trong 3 cách ấy, hôm nay hành cách nào?

Ð :- Tevācikā pavāraṇā. Bạch Ngài.

V2:- Chư Tỳ khưu có 5 vị trở lên phải hành saṃgha pavāraṇā, hành theo cách tevācikā pavāraṇā là điều hợp với luật. Vậy tất cả chư Tỳ khưu đang ngồi trong hatthapāsa hội họp tại sīmā, có phải không?

Ð :- Chư Tỳ khưu đều ngồi trong hatthapāsa. Bạch Ngài.

V3:- Chư Tỳ khưu ngồi trong hatthapāsa đều có giới hoàn toàn trong sạch phải không? Không có vị Tỳ khưu nào phạm sabhāgāpatti, có phải không?

Ð :- Tất cả chư Tỳ khưu đều có giới hoàn toàn trong sạch, không có vị Tỳ khưu nào phạm sabhāgāpatti. Bạch Ngài.

V4:- Chư Tỳ khưu ngồi trong hatthapāsa hoàn toàn không có 21 hạng người nên loại bỏ, có phải không?

Ð - Hoàn toàn không có 21 hạng người ấy. Bạch Ngài.

Ðó là 4 chi pháp hợp lệ gồm: ngày hành Tăng sự pavāraṇā, chư Tỳ khưu đang ngồi trong hatthapāsa tại sīmā, không có Tỳ khưu phạm sabhāgāpatti và không có 21 hạng người nên loại bỏ. Khi đã đầy đủ 4 chi pháp hợp lệ này, mới có thể tiến hành lễ tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā và mỗi vị Tỳ khưu đọc lời pavāraṇā giữa chư Tỳ khưu Tăng.

Pubbakaraṇapubbakiccāni samādapetvā desitā-pattikassa samaggassa bhikkhusaṃghassa anumatiyā pavāraṇāñattiṃ thapetuṃ ārādhanaṃ karoma.

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Bhante sādhu!

Pavāraṇā ñatti: Tuyên ngôn saṃghapavāraṇā

Ls:- Suṇātu me Āvuso (Bhante) saṃgho, ajja pavāraṇā pannarasī, yadi saṃghassa pattakallaṃ, saṃgho tevāsikaṃ pavāreyya [*].

Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn pavāraṇā của tôi. Hôm nay ngày rằm (15) pavāraṇā, nếu việc hành Tăng sự pavāraṇā hợp thời đối với chư Tăng, xin chư Tăng thỉnh mời bằng lời pavāraṇā 3 lần.

[*] Vinayapiṭaka, bộ Mahāvagga, phần Saṃghapavāraṇā.

- Saṃgho tevāsikaṃ pavāreyya: Như vậy, mỗi vị Tỳ khưu đọc lời pavāraṇā 3 lần.
- Saṃgho dvevāsikaṃ pavāreyya: Như vậy, mỗi vị Tỳ khưu đọc lời pavāraṇā 2 lần (hoặc 3 lần cũng nên).
- Saṃgho ekavāsikaṃ pavāreyya: Như vậy, mỗi vị Tỳ khưu đọc lời pavāraṇā 1 lần (hoặc 2 3 lần cũng nên).
- Saṃgho samāṃavassikaṃ pavāreyya: Như vậy, những vị Tỳ khưu đồng tuổi hạ cùng đọc lời pavāraṇā 3 lần.

Tất cả chư Tỳ khưu đều phải ngồi chồm hổm, chắp 2 tay lên trán, đầu tiên, vị Ðại Trưởng Lão cao hạ nhất trong chư Tăng đọc trước rằng:

- Saṃghaṃ Āvuso, pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Āvuso, saṃghaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Āvuso, saṃghaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Này chư pháp đệ, tôi kính thỉnh chư Tăng nhắc nhở tôi với tâm từ bi kính mến, do thấy, hoặc do nghe, hoặc nghi ngờ về tôi. Khi tôi nhận thức thấy rõ sai lầm, tôi sẽ sửa chữa lại cho hoàn thiện. ... lần thứ nhì. ... lần thứ ba.

- Tất cả chư Tỳ khưu nhỏ hạ đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Bhante sādhu!

(Vị Ðại Trưởng Lão có thể ngồi xuống).

Tuần tự, đến vị Ðại Ðức thấp hạ kế tiếp đọc lời pavāraṇā:

- Saṃghaṃ Bhante, pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Bhante, saṃghaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Bhante, saṃghaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Bhante sādhu!

Và cứ như vậy, tiếp tục theo tuần tự cho đến vị Tỳ khưu nhỏ hạ cuối cùng.

II- GAṆAPAVĀRAṆĀ

Lời thỉnh mời giữa nhóm Tỳ khưu

Nhóm Tỳ khưu ở đây chỉ có 4 vị, hoặc 3 vị, hoặc 2 vị không thể hành saṃghapavāraṇā, nên Ðức Phật cho phép hành gaṇapavāraṇā.

Trước khi hành gaṇapavāraṇā, mọi nghi thức cũng giống như saṃghapavāraṇā.

- Bốn công việc phải làm xong, trước khi chư Tỳ khưu đến hội họp tại sīmā.

- Năm phận sự phải trình lên chư Tỳ khưu hội họp.

- Bốn chi pháp hợp lệ, đầy đủ để hành lễ pavāraṇā.

Hành gaṇapavāraṇā có 3 trường hợp:

1- Trường hợp 4 vị Tỳ khưu

Vị Tỳ khưu cao hạ nhất ngồi chồm hổm, chắp 2 tay lên trán tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā.

Gaṇapavāraṇā ñatti: có 4 vị Tỳ khưu

Suṇantu me āyasmanto, ajja pavāraṇā panna-rasī, yadāyasmantānaṃ pattakallaṃ, mayaṃ aññamaññaṃ tevāsikaṃ pavāreyyāma [Vinayapiṭaka, bộ Mahāvagga, phần Saṃghapavāraṇā]

Thưa quý pháp đệ, xin quý pháp đệ nghe rõ lời tuyên ngôn pavāraṇā của tôi. Hôm nay ngày rằm (15) pavāraṇā, nếu việc pavāraṇā hợp thời đối với quý pháp đệ, chúng ta thỉnh mời bằng lời pavāraṇā 3 lần.

Tiếp theo Ngài đọc lời pavāraṇā rằng:

- Ahaṃ Āvuso, āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Āvuso, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Āvuso, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Ba vị Tỳ khưu nhỏ hạ đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Bhante sādhu!

Tuần tự đến vị Tỳ khưu thấp hạ kế tiếp đọc lời :

- Ahaṃ Bhante, āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Bhante, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Bhante, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Ba vị Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu!

Và cứ như vậy, tiếp tục cho đến vị Tỳ khưu nhỏ hạ cuối cùng.

2- Trường hợp chỉ có 3 vị Tỳ khưu

Vị Tỳ khưu cao hạ nhất ngồi chồm hổm, chắp 2 tay lên trán tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā.

Gaṇapavāraṇā ñatti: có 3 vị Tỳ khưu.

Siṇantu me āyasmantā, ajja pavāraṇā panna-rasī, yadāyasmantānaṃ pattakallaṃ, mayaṃ aññmaññaṃ tevāsikaṃ pavāreyyāma.

Tiếp theo Ngài đọc lời pavāraṇā rằng:

- Ahaṃ Āvuso, āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmantā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Āvuso, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmantā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Āvuso, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmantā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Hai vị Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Bhante sādhu!

Tuần tự đến vị Tỳ khưu thấp hạ kế tiếp đọc lời:

- Ahaṃ Bhante, āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmantā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Bhante, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmantā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Bhante, ahaṃ āyasmante pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadantu maṃ āyasmantā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Hai vị Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu!

Và cứ như vậy, tiếp tục cho đến vị Tỳ khưu nhỏ hạ cuối cùng.

3- Trường hợp chỉ có 2 vị Tỳ khưu

Hai vị Tỳ khưu thì không cần tụng đọc tuyên ngôn pavāraṇā, mà chỉ đọc lời pavāraṇā 3 lần.

Vị Tỳ khưu cao hạ đọc lời pavāraṇā rằng:

- Ahaṃ Āvuso, āyasmantaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadatu maṃ āyasmā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Āvuso, ahaṃ āyasmantaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadatu maṃ āyasmā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Āvuso, ahaṃ āyasmantaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadatu maṃ āyasmā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Vị Tỳ khưu nhỏ hạ nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Bhante sādhu!

Vị Tỳ khưu nhỏ hạ đọc lời pavāraṇā:

- Ahaṃ Bhante, āyasmantaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadatu maṃ āyasmā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Dutiyampi Bhante, ahaṃ āyasmantaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadatu maṃ āyasmā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Tatiyampi Bhante, ahaṃ āyasmantaṃ pavāremi, diṭṭhena vā, sutena vā, parisaṅkāya vā, vadatu maṃ āyasmā anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi.

- Vị Tỳ khưu cao hạ nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu!

III- PUGGALAPAVĀRAṆĀ

Một Tỳ khưu nguyện pavāraṇā

Tỳ khưu nhập hạ một mình ở nơi thanh vắng, khi đến ngày hành lễ pavāraṇā, cần phải làm 4 công việc (pubbakaraṇa), rồi chờ đợi một vị Tỳ khưu khác từ phương xa đến để hành lễ pavāraṇā với nhau. Cuối cùng, không thấy vị Tỳ khưu nào đến, chỉ có một mình, Ðức Phật cho phép hành lễ adhiṭṭhāna pavāraṇā như sau:

- Theo Luật tạng, bộ Mahāvagga, phần Saṃgha-pavāraṇā Ðức Phật dạy:

Ajja me pavāraṇā.
Hôm nay ngày pavāraṇā của tôi.

- Theo Chú giải:

Ajja me pavāraṇā pannarasī adhiṭṭhāmi.
Dutiyampi, ajja me pavāraṇā pannarasī adhiṭṭhāmi.
Tatiyampi, ajja me pavāraṇā pannarasī adhiṭṭhāmi.

Hôm nay, tôi nguyện ngày rằm (15) pavāraṇā của tôi. ... lần thứ nhì. ... lần thứ ba.

Lợi ích lời Pavāraṇā

Người ta thường thấy lỗi người khác thì dễ, thấy lỗi của mình thì khó. Riêng bậc Thiện trí thường có trí nhớ, trí tuệ biết mình, mới tự thấy được lỗi của mình mà sửa chữa, để trở nên thánh thiện, không quan tâm đến lỗi người khác; nhưng một khi có người nào thỉnh mời, nhờ nhắc nhở, chỉ dạy những āpatti, những lỗi lầm, khi ấy, bậc Thiện trí có tấm lòng từ, bi, mong muốn sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài của người ấy, Ngài mới quan tâm giúp đở chỉ ra những āpatti, những lỗi lầm và dạy cách sửa chữa bỏ điều sai làm điều đúng, bỏ điều ác làm điều thiện, để cho người ấy trở nên người thiện...

Trong đoàn thể chư Tỳ khưu Tăng, muốn cho được hoàn thiện, để đem lại đức tin đối với những người chưa có đức tin và làm tăng trưởng đức tin đối với những người đã có đức tin, nên Ðức Phật chế định cách hành Tăng sự pavāraṇā của chư Tỳ khưu, từ vị Ðại Trưởng Lão cho đến vị tân Tỳ khưu, mỗi vị đều thành tâm nghiêm chỉnh, tha thiết nói lên lời thỉnh mời chỉ rõ lỗi của mình, trong trường hợp do thấy, do nghe, hoặc do nghi ngờ. Khi nhận thấy đúng, vị ấy phải xin thành tâm sám hối và sửa chữa để trở nên thánh thiện, tốt đẹp. Tốt đẹp không chỉ riêng cho mình, mà còn chung cho đoàn thể chư Tỳ khưu Tăng. Ðó là sự lợi ích của việc hành Tăng sự pavāraṇā (lời thỉnh mời).

PHẨM VỊ TRONG PHẬT GIÁO

Tỳ khưu trong Phật giáo, khi đã trải qua một mùa hạ (vassa), thì được tính một tuổi hạ. Nếu trải qua bao nhiêu mùa hạ, thì được tính bấy nhiêu tuổi hạ. Cho nên, có sự phân chia phẩm vị theo tuổi hạ thấp - cao, để có sự kính trọng, lễ bái, đảnh lễ cúng dường. Nếu Tỳ khưu có tuổi hạ bằng nhau, thì tính theo tháng, ngày, giờ làm lễ thọ Tỳ khưu trước – sau. Vị Tỳ khưu nào làm lễ thọ Tỳ khưu trước, so về thời gian, thì vị ấy được xem là vị Tỳ khưu lớn, còn vị kia được xem là vị Tỳ khưu nhỏ. Trường hợp 2 hoặc 3 vị Sa di làm lễ thọ Tỳ khưu cùng một lúc, thì tính theo tuổi đời lớn - nhỏ, sắp đặt theo thứ tự: vị lớn tuổi trước, vị nhỏ tuổi sau; khi tụng đọc trong Ñatticatutthakammavācā; tên vị nào tụng đọc trước, vị Tỳ khưu ấy được xem là vị Tỳ khưu lớn; còn tên vị nào tụng đọc sau, vị Tỳ khưu ấy được xem là vị Tỳ khưu nhỏ.

Theo luật của Ðức Phật ban hành, đối với vị Tỳ khưu nhỏ, phải nên kính trọng, lễ bái, đảnh lễ, cúng dường, tôn kính vị Tỳ khưu lớn, khi xưng hô, thì gọi vị Tỳ khưu lớn, bằng tiếng "Bhante: Bạch Ðại Trưởng Lão, Bạch Ðại Ðức, hoặc Bạch Pháp Huynh". Và vị Tỳ khưu lớn, gọi vị Tỳ khưu nhỏ hạ, thọ Tỳ khưu sau bằng tiếng "Āvuso: này con, hoặc: Này Pháp đệ".

Tỳ khưu có 3 bậc [Vinayapiṭaka, Pārājikakaṇḍa]:

1- Nava: Tân Tỳ khưu, bậc Tỳ khưu kể từ khi trở thành Tỳ khưu cho đến dưới 5 tuổi hạ, là bậc Tỳ khưu còn phải nương nhờ ở thầy để học luật, hành theo luật, học pháp học và pháp hành, cho hiểu rõ luật và pháp, để có thể tự nương nhờ nơi sở học, hành của mình.

2- Majjhima: Trung Ðức, bậc Tỳ khưu kể từ 5 tuổi hạ cho đến dưới 10 tuổi hạ.

3- Thera: Ðại Ðức, bậc Tỳ khưu kể từ 10 tuổi hạ trở lên.

Thera, có 2 bậc [Bộ Maṇimañcū]:

1- Anuthera: Ðại Ðức, bậc Tỳ khưu kể từ 10 tuổi hạ cho đến 19 tuổi hạ.
2- Mahāthera: Ðại Trưởng Lão, bậc Tỳ khưu kể từ 20 tuổi hạ trở lên.

Thera, có 3 loại [Majjhimanikāya, Pāthikavagga, kinh Saṅgītisutta]:

1- Jātithera: Bô lão trong đời do sống lâu hay dòng dõi cao quý.
2- Dhammathera: Ðại Ðức do hợp đủ chi pháp.

Ðức Phật dạy, có 4 chi pháp để trở thành Ðại Ðức:

- Bậc có giới hạnh trong sạch đầy đủ.
- Bậc đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng.
- Bậc chứng đắc tứ thiền.
- Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt đoạn tuyệt mọi phiền não.

Bậc có đầy đủ 4 chi pháp trên, hoặc chỉ có một chi pháp nào trong đó, thì cũng được gọi là Dhammathera.

3- Sammutithera: Ðại Ðức do chế định gọi tên "Ðại Ðức, Ðại Ðức". Như khi gặp Tỳ khưu hoặc Sa di, người ta gọi "Ðại Ðức", do lòng kính trọng.

Ý Nghĩa Thera

Trong bộ Chú giải Apadāna định nghĩa:

- Thiravarasīla–samādhi–paññā–vimutti–vimuttiñāṇa-dassanaguṇehi yuttā’ti thero.

Thera: Ðại Ðức là bậc thường trú trong 5 đức tính cao quý: Giới – Ðịnh – Tuệ – Giải thoát (Thánh Quả) – Giải thoát tri kiến (tuệ quán xét).

KINH THERASUTTA

Trong Chi bộ kinh, Ðức Phật thuyết giảng bài kinh Therasutta như sau [Aṅguttaranikāya, Dasakanipāta]:

- Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu là bậc Thera hợp với 10 pháp, ở nơi nào cũng được an lạc.

10 pháp ấy là:

1- Tỳ khưu là bậc Thera sống lâu, có tuổi hạ cao.

2- Tỳ khưu là bậc có giới, thực hành nghiêm chỉnh tất cả điều học.

3- Tỳ khưu là bậc đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng, thông thuộc rành rẽ Tam tạng, thông suốt chánh kiến, hiểu rõ chánh pháp, truyền bá phạm hạnh cao thượng hoàn hảo đoạn đầu, hoàn hảo đoạn giữa, hoàn hảo đoạn chót, bằng lời lẽ văn chương hoàn toàn trong sáng, đầy đủ ý nghĩa.

4- Tỳ khưu là bậc thông thuộc Bhikkhupātimokkha và Bhikkhunīpātimokkha, hiểu biết rõ điều học và nhận thức đúng đắn theo luật.

5- Tỳ khưu là bậc có trí tuệ sáng suốt có thể làm vắng lặng được sự biến (adhikaraṇa) xảy ra giữa chư Tỳ khưu.

6- Tỳ khưu là bậc kính trọng chánh pháp, lắng nghe chánh pháp, thường thuyết giảng chánh pháp, thỏa thích trong Vi diệu pháp (abhidhamma), Vi diệu luật (abhivinaya).

7- Tỳ khưu là bậc biết tri túc trong y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh phát sanh do phước duyên.

8- Tỳ khưu là bậc khi bước tới, bước lui, hoặc ngồi trong nhà đều thu thúc lục căn thanh tịnh, xứng đáng để phát sanh đức tin trong sạch nơi Ngài.

9- Tỳ khưu là bậc đã chứng đắc tứ thiền, muốn nhập bậc thiền nào cũng không khó, là pháp hưởng an lạc ở hiện tại.

10- Tỳ khưu là bậc Thánh A-ra-hán đã giải thoát bằng thiền định (ceto vimutti), hoặc thiền tuệ (paññā vimutti), đã diệt đoạn tuyệt mọi phiền não ngấm ngầm không còn dư sót bằng 4 Thánh Ðạo Tuệ trong kiếp hiện tại này.

Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu là bậc Thera hợp với 10 pháp này, thì ở nơi nào cũng được an lạc.

Bậc Thera thật như thế nào?

Bậc Thera thật không những là bậc có tuổi hạ cao, mà còn kể đến những bậc Sāmaṇera - Sa di đã chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán.

Trong Chú giải Pháp cú, tích Ngài Lakuṇṇaka-bhaddiyatthera là bậc Thánh A-ra-hán, được tóm lược như sau:

"Một hôm, nhóm 30 Tỳ khưu đến hầu Ðức Thế Tôn, nhìn thấy Ðại Ðức Lakuṇṇakabhaddiya vừa đi ra, thì họ vào đảnh lễ Ðức Thế Tôn rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ.

Ðức Thế Tôn xét thấy nhóm 30 Tỳ khưu này có duyên lành chứng đắc A-ra-hán, nên Ngài hỏi rằng:

- Các con có nhìn thấy một bậc Thera vừa mới đi ra khỏi nơi đây không?

- Kính bạch Ðức Thế Tôn, chúng con không thấy. Bạch Ngài. – Nhóm 30 Tỳ khưu trả lời.

- Vậy các con đã thấy ai vừa đi ra khỏi nơi đây vậy?

- Kính bạch Ðức Thế Tôn, chúng con vừa thấy một Sāmaṇera: Sa di, đi ra. Bạch Ngài.

- Này chư Tỳ khưu, Lakuṇṇaka ấy không phải là Sāmaṇera bình thường, mà là một bậc Thera thật đó!

- Kính bạch Ðức Thế Tôn, vị Sa di còn quá nhỏ. Bạch Ngài.

- Này chư Tỳ khưu, Như Lai không những chỉ gọi người có tuổi cao, hạ lớn ngồi chỗ Ðại Ðức là Thera; mà Như Lai còn gọi bậc nào đã chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, lúc nào cũng không làm khổ mọi người, bậc ấy cũng được gọi là Thera thật, vậy.

Dạy xong, Ðức Thế Tôn thuyết bài kệ rằng:

"Na tena thero so hoti,
Yenassa palitaṃ siro.
Paripakko vayo tassa,
Moghajiṇṇo’ti vuccati.

Yamhi saccañca dhammo ca,
ahiṃsā saṃyamo damo.
Sa ve vantamalo thīro,
"Thero" iti pavuccati".

--[Dhammapadagāthā, kệ số 260-261.]-

Nghĩa:

Ðầu bạc tuổi tác cao,
Thời lão niên của họ,
Gọi là già vô dụng.
Không phải là Thera.

Người nào giới trong sạch,
Có lục căn thanh tịnh.
Có đầy lòng bi mẫn,
Không làm hại chúng sinh,
Chúng ngộ Tứ thánh đế,
Cùng pháp Siêu tam giới.
Diệt đoạn tuyệt phiền não,
Bằng 4 Thánh Ðạo Tuệ.
Bậc trí ấy gọi là:
"Thera! Thera!" thật.

Nhóm 30 Tỳ khưu khi nghe Ðức Phật thuyết xong hai bài kệ, tất cả đều chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán .

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 2.1 | 2.2 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 3.4 | 3.5 | 3.6 | 4.1 | 4.2 | 4.3 | 4.4 | 4.5 | 5.0

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Hộ Pháp đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 06-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 10-06-2003